Đề kiểm tra kiến thức tự ôn môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Hoàng Diệu

doc 2 trang Đăng Bình 12/12/2023 300
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra kiến thức tự ôn môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Hoàng Diệu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_kien_thuc_tu_on_mon_ngu_van_lop_7_nam_hoc_2019_2.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra kiến thức tự ôn môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Hoàng Diệu

  1. Trường THCS Hoàng Diệu ĐỀ KIỂM TRA KIẾN THỨC TỰ ÔN – LỚP 7 Năm học: 2019-2020 Thời gian làm bài: 45 phút A/ TRẮC NGHIỆM: (3,0 điểm) I. Hãy đọc kỹ và chọn đáp án đúng nhất trong mỗi câu sau: (1,5 điểm) Câu 1: Trong các câu sau, câu nào là câu rút gọn? A. Uống nước, nhớ nguồn B. Nhất thì, nhì thục C. Người ta là hoa đất D. Tấc đất tấc vàng Câu 2: Thành phần nào của câu rút gọn vừa xác định được ở trên đã được rút gọn? A. Chủ ngữ B. Vị ngữ C. Trạng ngữ D. Bổ ngữ Câu 3: Hãy xác định cặp từ trái nghĩa có trong câu ca dao sau đây: Chị em như chuối nhiều tàu Tấm lành che tấm rách, đừng nói nhau nhiều lời. A. chị - em B. chuối – tàu C. lành – rách D. che - nói Câu 4: Một bài văn nghị luận phải có những yếu tố nào? A. Luận điểm, luận cứ, dẫn chứng. B. Luận cứ, dẫn chứng, lập luận. C. Luận điểm, luận cứ. D. Luận điểm, luận cứ, lập luận. Câu 5: Từ nào sau đây không đồng nghĩa với từ “nhi đồng”? A. trẻ con B. trẻ em C. trẻ tuổi D. con trẻ Câu 6: Văn nghị luận không được trình bày dưới dạng nào? A. Kể lại diễn biến sự việc. B. Đề xuất một ý kiến. C. Đưa ra một nhận xét. D. Bàn bạc, thuyết phục người đọc, người nghe về một vấn đề nào đó bằng lí lẽ và dẫn chứng. II. Điền từ hoặc cụm từ thích hợp vào các chỗ chấm ( ) để hoàn thành câu sau: (0,5 điểm) Những câu tục ngữ về ( 1 ) luôn chú ý tôn vinh giá trị con người, đưa ra nhận xét, lời khuyên về những ( 2 ) mà con người cần phải có. Đáp án: (1): (2): III. Cho biết các nhận định được nêu dưới đây là đúng (Đ) hay sai (S): (1.0 điểm) Nhận định Đúng Sai 1. Tục ngữ là những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định; thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt.
  2. 2. Tục ngữ thường không có vần, không giàu hình ảnh. 3. Văn nghị luận phải có luận điểm rõ ràng, có lí lẽ, dẫn chứng thuyết phục. 4. Tính chất của đề văn nghị luận: “Có công mài sắt, có ngày nên kim” là khuyên nhủ, phân tích. B/ PHẦN TỰ LUẬN: (7,0 điểm) Câu 1: (1,0 điểm) Cho câu tục ngữ: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. a. Hãy giải thích nghĩa của câu tục ngữ trên. b. Tìm 01 câu tục ngữ đồng nghĩa (hoặc trái nghĩa) với câu tục ngữ trên. Câu 2: (2,0 điểm) Chỉ rõ và khôi phục các thành phần câu được rút gọn trong những trường hợp sau đây: a. Tiếng hát ngừng. Cả tiếng cười. (Nam Cao) b. Mong các cháu mai sau lớn lên thành những người dân xứng đáng với nước độc lập tự do. (Hồ Chí Minh) Câu 3: (4,0 điểm) Viết một đoạn văn ngắn bàn về vấn đề: “Phải quý trọng thời gian”. HẾT * Lưu ý cách nộp bài: NHƯ CÁC LẦN TRƯỚC