Đề kiểm tra môn Lịch sử Lớp 9 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Thạch Bàn

doc 7 trang thuongdo99 3280
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra môn Lịch sử Lớp 9 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Thạch Bàn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_mon_lich_su_lop_9_nam_hoc_2018_2019_truong_thcs.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra môn Lịch sử Lớp 9 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Thạch Bàn

  1. TRƯỜNG THCS THẠCH BÀN ĐỀ KIỂM TRA ĐỀ 1 MÔN: LỊCH SỬ 9 Thời gian làm bài: 60 phút Ngày kiểm tra: / ./201 Câu 1. Nguyên nhân nào đòi hỏi Liên Xô bắt tay ngay vào khôi phục kinh tế sau chiến tranh thế giới thứ hai? A. Thu được nhiều chiến phí B. Bị tổn thất nặng nề trong chiến tranh C. Chiếm được nhiều thuộc địa. D. Bị các nước phương Tây bao vây, cấm vận Câu 2. Từ cuối những năm 70 của thế kỉ XX, chủ nghĩa thực dân tồn tại dưới hình thức nào? A. Chủ nghĩa thực dân cũ. C. Chế độ phân biệt chủng tộc. B. Chủ nghĩa thực dân kiểu mới. D. Chủ nghĩa khủng bố. Câu 3. Quốc gia nào là nơi khởi đầu của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật lần thứ hai? A. Liên Xô B. Nhật Bản C. Đức D. Mĩ Câu 4. Nguồn lợi nhuận mà Mĩ thu được trong chiến tranh thế giới thứ hai chủ yếu là từ A. cho các nước kém phát triển vay với lãi suất cao. B. buôn bán vũ khí và hàng hóa cho các nước tham chiến. C. chiến lợi phẩm thu được sau các trận đánh với lực lượng phát xít. D. cho thuê các căn cứ quân sự ở các châu lục. Câu 5. Nguồn năng lượng mới nào được tìm ra từ cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật hiện đại ở nửa sau thế kỉ XX? A. Than đá B. Thủy điện C. Dầu mỏ D. Mặt trời Câu 6. Ngay sau khi được tin Phát xít Nhật đầu hàng, những quốc gia nào đã nhanh chóng nổi dậy giành chính quyền và tuyên bố độc lập trong năm 1945? A. Inđônêxia, Việt Nam, Lào. B. Ấn Độ, Campuchia, Lào. C. Việt Nam, Ai Cập, Angiêri D. Việt Nam, Campuchia, Inđônêxia Câu 7. Đâu là ý nghĩa quốc tế của sự ra đời Cộng hòa nhân dân Trung Hoa? A. Chấm dứt hơn 100 năm nô dịch và thống trị của đế quốc. B. Chấm dứt ách nô dịch của hàng nghìn năm phong kiến. C. Bước vào kỉ nguyên mới độc lập. D. Hệ thống xã hội chủ nghĩa nối liền từ châu Âu sang châu Á. Câu 8. Sự kiện nào được coi là mở đầu kỉ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người? A. Năm 1957, Liên Xô chế tạo thành công vệ tinh nhân tạo. B. Năm 1961, Liên Xô phóng thành công tàu vũ trụ đưa nhà du hành Ga-ga-rin bay vòng quanh Trái Đất.
  2. C. Năm 1969, nhà du hành Am-strong đặt chân lên Mặt Trăng. D. Đưa người lên thám hiểm sao Hỏa. Câu 9. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng ý nghĩa của sự kiện Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử (1949)? A. Phá vỡ thế độc quyền về vũ khí nguyên tử của Mĩ. B. Làm đảo lộn hoàn toàn chiến lược toàn cầu của Mĩ. C. Sự phát triển vượt bậc của nền khoa học – kĩ thuật Xô Viết. D. Tạo ra thế cân bằng về vũ khí nguyên tử giữa Mĩ và Liên Xô. Câu 10. Khối quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) do Mĩ thành lập năm 1949 nhằm mục đích gì? A. Chống lại phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới. B. Chống lại Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu. C. Chống lại Liên Xô, Trung Quốc và Việt Nam. D. Chống lại các nước xã hội chủ nghĩa và phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới. Câu 11. Năm 1960 đã đi vào lịch sử với tên gọi là “Năm Châu Phi ” vì A. phong trào đấu tranh bắt đầu bùng nổ ở Châu Phi. B. Ai Cập giành được độc lập. C. có 17 nước châu Phi tuyên độc lập. D. tất cả các nước Châu Phi tuyên bố độc lập. Câu 12. Lĩnh vực nào được coi là trọng tâm trong đường lối cải cách – mở cửa ở Trung Quốc từ năm 1978? A. Khoa học – kĩ thuật. C. Văn hóa – giáo dục. B. Kinh tế. D. Khoa học – kĩ thuật. Câu 13. Một trong những bài học được rút ra cho Việt Nam từ công cuộc cải cách mở cửa của Trung Quốc là A. chú trọng phát triển kinh tế nông nghiệp. B. xóa bỏ con đường xã hội chủ nghĩa. C. chú trọng phát triển kinh tế nông nghiệp. D. kiên định con đường xã hội chủ nghĩa. Câu 14. Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919 - 1929), nền kinh tế Việt Nam A.về cơ bản vẫn trong tình trạng lạc hậu. B. có sự chuyển biến rất nhanh và mạnh về cơ cấu. C. phát triển độc lập với kinh tế Pháp. D. có đủ khả năng cạnh tranh với nền kinh tế Pháp. Câu 15. Tổ chức nào dưới đây do tầng lớp tiểu tư sản trí thức lập nên trong những năm 1919 -1925?
  3. A. Đảng Lập hiến C. Việt Nam Quốc dân đảng. B. Hội Phục Việt D. Hội Việt Nam cách mạng thanh niên Câu 16. Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam gồm các văn kiện nào? A. Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt và Điều lệ tóm tắt. B. Chính cương vắn tắt và Điều lệ tóm tắt. C. Chính cương vắn tắt và Sách lược vắn tắt. D. Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt và Đường Kách mệnh. Câu 17. Sự kiện nào đánh dấu giai cấp công nhân Việt Nam bước đầu chuyển từ đấu tranh tự phát sang tự giác? A. Phong trào vô sản hóa (1928) B. Bãi công ở đồn điền cao su Phú Riềng (1929) C. Bãi công ở nhà máy xi măng Hải Phòng (1928) D. Bãi công của công nhân Ba Son (8/1925) Câu 18. Sự kiện nào dưới đây đánh dấu việc Nguyễn Ái Quốc đã tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam – con đường cách mạng vô sản? A. Gửi bản yêu sách của nhân dân An Nam đến Hội nghị Véc-xai. B. Đọc bản “Sơ thảo luận cương của Lê Nin về vấn đề dân tộc và thuộc địa”. C. Tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp. D. Tham gia sáng lập Hội Liên hiệp thuộc địa. Câu 19. Nhận xét nào dưới đây không đúng về vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với cách mạng Việt Nam trong giai đoạn từ năm 1919 đến năm 1925? A. Tìm ra con đường cách mạng vô sản. B. Chuẩn bị tư tưởng chính trị cho sự thành lập Đảng. C. Chuẩn bị về mặt tổ chức cho sự thành lập Đảng. D. Triệu tập Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Câu 20. Lực lượng tiền thân của Cứu quốc quân là A. đội du kích Ba Tơ C. đội du kích sông Thao. B. độ du kích Đình Bảng D. đội du kích Bắc Sơn Câu 21. Kẻ thù cụ thể, trước mắt của nhân dân Đông Dương trong những năm 1936 – 1939 là A. thực dân Pháp nói chung . C. lực lượng phong kiến tay sai. B. địa chủ phong kiến. D. bọn phản động thuộc địa và tay sai. Câu 22. Người khởi thảo “Luận cương chính trị”(10/1930) của Đảng Cộng sản Đông Dương là ai? A. Nguyễn Văn Cừ. C. Trần Phú. B. Nguyễn Ái Quốc. D. Nguyễn Đức Cảnh.
  4. Câu 23. Sự kiện đánh dấu thời cơ cách mạng để Đảng Cộng sản Đông Dương quyết định phát lệnh Tổng khởi nghĩa trong cả nước là A. Nhật đảo chính Pháp trên toàn Đông Dương (9/3/1945) B. Đức đầu hàng lực lượng Đồng minh không điều kiện (5/1945) C. Nhật tuyên bố đầu hàng Đồng minh không điều kiện (15/8/1945) D. Liên Xô tuyên chiến và đánh tan đạo quân Quan Đông của Nhật (9/9/1945) Câu 24. Sự kiện nào đánh dấu chế độ phong kiến Việt Nam sụp đổ hoàn toàn? A. Triều đình nhà Nguyễn kí Hiệp ước Patơnốt. B. Vua Bảo Đại thoái vị tại Ngọ Môn – Huế. C. Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản “Tuyên ngôn độc lập” D. Nhật vào Đông Dương, thành lập chính phủ Trần Trọng Kim. Câu 25. Nguyên nhân nào là nguyên nhân cơ bản quyết định sự thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945? A. Dân tộc Việt Nam vốn có truyền thống yêu nước, đã đấu tranh kiên cường bất khuất. B. Có khối liên minh công nông vững chắc, tập hợp được mọi lực lượng yêu nước trong Mặt trận thống nhất. C. Sự lãnh đạo tài tình của Đảng đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh. D. Có hoàn cảnh thuận lợi của chiến tranh thế giới thứ hai: Hồng quân Liên Xô và quân Đồng minh đã đánh bại phát xít Đức - Nhật Câu 26. Ngày 8/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh kí sắc lệnh thành lập Nha bình dân học vụ để thực hiện nhiệm vụ gì? A. Khai giảng các bậc học. C. Diệt giặc dốt. B. Cải cách giáo dục. D. Bổ túc văn hóa. Câu 27. Chiến thắng quân sự nào dưới đây đã làm phá sản kế hoạch Rơ-ve của thực dân Pháp ở Đông Dương? A. Chiến dịch Việt Bắc thu đông năm 1947 B. Chiến dịch Biên giới thu đông năm 1950 C. Cuộc tiến công chiến lược Đông – Xuân 1953 - 1954 D. Chiến dịch Điện Biên Phủ 1954. Câu 28. Trong đông xuân 1953- 1954, địa điểm nào dưới đây không phải là nơi Pháp tăng cường quân cơ động chiến lược? A. Điện Biên Phủ B. Xê-nô C. Plây-cu D. Phnôm Pênh. Câu 29. Nguyên nhân quyết định nhất đối với thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1946-1954) của Việt Nam là A. toàn dân đoàn kết dũng cảm chiến đấu. B. tinh thần đoàn kết chiến đấu của ba dân tộc Đông Dương. C. sự ủng hộ giúp đỡ của Liên Xô, Trung Quốc và các nước dân chủ nhân dân. D. sự lãnh đạo sáng suốt, của Đảng đứng đầu là chủ tịch Hồ Chí Minh.
  5. Câu 30. Ý nghĩa quan trọng nhất của cuộc tiến công chiến lược Đông – Xuân 1953- 1954 là A. bước đầu phá sản kế hoạch Na-va của Pháp có sự giúp sức của Mĩ. B. giáng một đòn quyết định vào ý chí xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp. C. làm phá sản hoàn toàn kế hoạch Đờ Lát đơ Tát-xi-nhi của thực dân Pháp D. buộc Pháp phải kí hiệp định Giơ-ne-vơ về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương Câu 31. Thắng lợi có ý nghĩa quan trọng nhất của chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ 1954 là A. bắt sống và tiêu diệt toàn bộ 16200 tên địch. B. chiến thắng quân sự mạnh nhất của ta trong cuộc kháng chiến chống Pháp. C. làm phá sản hoàn toàn kế hoạch Na-va. D. tạo điều kiện thuận lợi cho ta ở Hội nghị Giơ-ne-vơ về chấm dứt chiến tranh Đông Dương. Câu 32. Điểm khác biệt căn bản về phương châm tác chiến của Việt Nam khi mở chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 so với cuộc tiến công Đông Xuân 1953-1954 là A. thực hiện phòng ngự tích cực, rút lui chiến lược và tổng phản công quân Pháp khi có thời cơ. B. đánh vào nơi tập trung binh lực lớn nhất của quân Pháp ở Đông Dương để kết thúc chiến tranh. C. đánh vào nhưng nơi quan trọng mà Pháp sơ hở, buộc chúng phải phân tán lực lượng ra nhiều nơi. D. thực hiện “đánh nhanh thắng nhanh”, tiến công thần tốc, táo bạo vào những vị trí chiến lược của Pháp. Câu 33. Cùng với thực hiện chiến lược “Chiến tranh cục bộ” ở miền Nam, Mĩ còn mở rộng chiến tranh ở đâu? A. Mở rộng chiến tranh phá hoại miền Bắc. B. Lào C. Campuchia D. Toàn Đông Dương. Câu 34. Thắng lợi mở đầu của quân dân ta chống chiến lược “Chiến tranh cục bộ” là trận nào? A. Ấp Bắc B. Vạn Tường C. Bình Gĩa D. Đồng Xoài Câu 35. Nhiệm vụ của cách mạng miền Nam Việt Nam sau 1954 là gì? A. hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục phát triển kinh tế B. đấu tranh vũ trang để đánh bại chiến tranh xâm lược của Mĩ. C. tiếp tục cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, thống nhất đất nước. D. chống lại sự bắn phá và ném bom của chính quyền Mĩ- Diệm. Câu 36. Đại hội nào đã mở đầu cho công cuộc đổi mới đất nước?
  6. A. Đại hội V (1982) B. Đại hội VI (1986) C. Đại hội VII (1991) D. Đại hội VIII (1996) Câu 37. Sự kiện nào đánh dấu bước phát triển của cách mạng miền Nam chuyển từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công? A. Phong trào tố cộng, diệt cộng năm 1959 B. Phong trào Đồng khởi (1959- 1960). C. Phong trào nổi dậy ở Trà Bồng ( Quảng Ngãi năm 1959) D. Chiến thắng Ấp Bắc năm 1963. Câu 38. Thắng lợi lớn nhất của quân và dân miền Bắc trong trận “Điện Biên Phủ trên không” là gì? A. Buộc Mĩ phải tuyên bố ngừng hẳn các hoạt động chống phá miện Bắc. B. Đánh bại âm mưu phá hoại công cuộc xây dựng CNXH ở miền Bắc. C. Đánh bại âm mưu ngăn chặn sự chi viện của miền Bắc cho miền Nam, Lào, Cam- pu-chia. D. Buộc Mĩ ký hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt Nam. Câu 39. Âm mưu thâm độc nhất trong “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ là gì? A. Dùng người Việt đánh người Việt. B. Sử dụng phương tiện chiến tranh và “cố vấn” Mĩ. C. Tiến hành dồn dân, lập “ấp chiến lược”. D. Phá hoại cách mạng miền Bắc Câu 40. Điểm khác biệt cơ bản giữa nền kinh tế nước ta trước và sau thời điểm đối mới là gì? A. Chuyển từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường. B. Chuyển từ nền kinh tế thị trường sang nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp. C. Xóa bỏ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp, hình thành nền kinh tế mơi. D. Xóa bỏ nền kinh tế thị trường, hình thành nền kinh tế mới.
  7. TRƯỜNG THCS THẠCH BÀN NĂM HỌC 2018-2019 HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA MÔN: LỊCH SỬ 9- ĐỀ 1 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 B C D B D A D A B C 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 C B D A C A D B D A 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 D C C B C C B D D A 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 D B D A C B A B B A BGH duyệt Tổ trưởng Nhóm trưởng Người ra đề Khúc Thị Mỹ Hạnh Nguyễn Thị Tuyết Lê Thị Thúy Ngoan Lê Thị Hải Lý