Đề ôn tập cho học sinh Khối 6 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Lê Lợi

pdf 3 trang thuongdo99 2960
Bạn đang xem tài liệu "Đề ôn tập cho học sinh Khối 6 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Lê Lợi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfde_on_tap_cho_hoc_sinh_khoi_6_nam_hoc_2019_2020_truong_thcs.pdf

Nội dung text: Đề ôn tập cho học sinh Khối 6 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Lê Lợi

  1. TRƯỜNG THCS LÊ LỢI TỔ XÃ HỘI NỘI DUNG ÔN TẬP CHO HỌC SINH KHỐI 6 Trong thời gian nghỉ phòng chống dịch bệnh viêm đường hô hấp Từ 10/02/2020 đến 16/02/2020 I. NGỮ VĂN 1. KHỐI 6: * Ôn các văn bản sau 1. Bài học đường đời đầu tiên. 2. Sông nước Cà Mau. 3. Vượt thác. 4. Buổi học cuối cùng. • Yêu cầu: - Nắm được vài nét cơ bản về tác giả. - Nắm vững xuất xứ, hoàn cảnh ra đời tác phẩm. - Nắm vững chủ đề, nội dung và nghệ thuật tiêu biểu của văn bản. - Kĩ năng: viết đoạn văn cảm thụ về một hình ảnh, chi tiết đặc sắc. * Đề luyện tập ĐỀ 1 Cho đoạn văn sau: “Thỉnh thoảng muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ. Những ngọn cỏ gẫy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua. Đôi cánh tôi, trước kia ngắn hủn hoẳn, bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi. Mỗi khi tôi vũ lên, đã nghe tiếng phành phạch giòn giã. Lúc tôi đi bách bộ thì cả người tôi rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được và rất ưa nhìn. Đầu tôi to ra và nổi từng tảng, rất bướng. Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc.” (Trích SGK Ngữ Văn 6 – Tập 2) Câu 1: Đoạn văn trên nhắc đến nhân vật nào? Trích trong văn bản nào? Do ai sáng tác? (2 điểm) Câu 2: Nêu xuất xứ của tác phẩm chứa đoạn trích trên? (1 điểm)
  2. Câu 3: Tìm các từ láy trong đoạn văn trên và nêu tác dụng của các từ láy đó? (2 điểm) Câu 4: Chỉ ra các hình ảnh so sánh trong đoạn văn và tác dụng của các hình ảnh so sánh đó? (2 điểm) Câu 5: Hãy viết đoạn văn khoảng 6- 8 câu nêu cảm nhận của em về nhân vật được nhắc đến trong đoạn văn trên. (3 điểm) ĐỀ 2 Cho đoạn văn sau: Những động tác thả sào, rút sào rập ràng nhanh như cắt. Thuyền cố lấn lên. Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ. (Trích SGK Ngữ Văn 6 – Tập 2) Câu 1: Đoạn văn trên trích trong văn bản nào, nằm trong tác phẩm nào? Tác giả là ai? (2 điểm) Câu 2: Nội dung chính của đoạn trích trên là gì? (1 điểm) Câu 3: Tìm các động từ trong đoạn văn trên và nhận xét về tác dụng của việc sử dụng những động từ đó? (2 điểm) Câu 4: Em hãy chỉ ra một hình ảnh so sánh trong đoạn trích trên và nêu tác dụng của việc sử dụng hình ảnh so sánh đó. (2 điểm) Câu 5: Hãy viết đoạn văn khoảng 6- 8 câu nêu cảm nhận của em về hành động của nhân vật được nhắc đến trong đoạn văn trên. (3 điểm) ĐỀ 3 Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi: “Dòng sông Năm Căn mênh mông, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đên như thác, cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng. Thuyền xuôi giữa dòng con sông rộng ngàn thước, trông hai bên bờ, rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận” (Trích SGK Ngữ Văn 6- tập 2) Câu 1: Đoạn văn trích trong văn bản nào? Văn bản ấy thuộc tác phẩm nào? Tác giả là ai? (2 điểm)
  3. Câu 2: Cho biết phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên? (1 điểm) Câu 3: Đoạn văn trên có sử dụng một biện pháp tu từ, cho biết đó là biện pháp tu từ nào? Tác giả sử dụng biện pháp tu từ này mấy lần, liệt kê từng lần? Nêu tác dụng của phép tu từ đó (2 điểm) Câu 4: Đoạn văn trên miêu tả đối tượng nào? Đối tượng ấy được miêu tả thông qua những chi tiết, hình ảnh nào? (1 điểm) Câu 5: Em rút ra bài học gì từ văn bản chứa đoạn văn nói trên? (1 điểm) Câu 6: Hãy viết một đoạn văn từ 6-8 câu nêu cảm nghĩ của em về cảnh thiên nhiên của dòng sông Năm Căn được miêu tả qua đoạn trích trên (3 điểm) II. LỊCH SỬ Lớp Hướng dẫn nội dung ôn tập Phạm vi ôn tập 6 - HS khái quát nội dung bài học dưới dạng sơ đồ. Từ bài 17 đến bài 20 - Lập bảng hệ thống các sự kiện quan trọng III. GIÁO DỤC CÔNG DÂN 1. Nội dung: - Bài 12: Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em - Bài 15: Quyền và nghĩa vụ học tập - Bài 14: Thực hiện trật tự an toàn giao thông. 2. Yêu cầu: - Hệ thống hóa kiến thức bằng sơ đồ tư duy. - Thực hành các tình huống trong phần luyện tập SGK và sách bài tập tình huống theo bài.