Đề ôn tập cho học sinh Khối 7 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Lê Lợi

pdf 4 trang thuongdo99 3090
Bạn đang xem tài liệu "Đề ôn tập cho học sinh Khối 7 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Lê Lợi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfde_on_tap_cho_hoc_sinh_khoi_7_nam_hoc_2019_2020_truong_thcs.pdf

Nội dung text: Đề ôn tập cho học sinh Khối 7 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Lê Lợi

  1. TRƯỜNG THCS LÊ LỢI TỔ XÃ HỘI NỘI DUNG ÔN TẬP CHO HỌC SINH KHỐI 7 Trong thời gian nghỉ phòng chống dịch bệnh viêm đường hô hấp Từ 10/02/2020 đến 16/02/2020 I. NGỮ VĂN A. Ôn tập lý thuyết: 1. Phần Tiếng Việt: - Rút gọn câu. - Câu đặc biệt. - Thêm trạng ngữ cho câu. - Điệp ngữ. - Chơi chữ. * Yêu cầu: - Nắm được khái niệm - Nhận biết, phân loại, nắm được tác dụng khi nói, viết, 2. Phần Tập làm văn: - Văn biểu cảm. - Văn nghị luận (nghị luận chứng minh). * Yêu cầu: - Nắm được khái niệm, đặc điểm, bố cục của các kiểu bài. - Biết vận dụng những hiểu biết để bài tỏ cảm xúc, ý kiến, quan điểm, của mình. B. Bài tập thực hành: * Học sinh làm lại các bài tập Tiếng Việt trong SGK - Bài tập 1,2 trang 16,17 SGK. - Bài tập 1,2,3 trang 29 SGK. - Bài tập 1,2,3 trang 39,40 SGK. - Bài tập 1,2,3 trang 47,48 SGK. * Bài tập 1: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: “Dân ta có môt lòng nồng nàn yêu nước nó nhấn chìm tất cả lũ bàn nước và cướp nước.”. 1) Đoạn trích trên được trích trong văn bản nào? Của ai? HCST? Thể loại?. 2) Tìm trạng ngữ của câu trong đoạn văn trên và nêu công dụng của trạng ngữ ấy.
  2. 3) Chỉ ra một trường hợp dùng cụm C-V làm thành phần của cụm từ trong đoạn văn trên. Cấu tạo của cụm C-V ấy có gì đặc biệt? 4) Câu đầu của đoạn văn trên có sử dụng biện pháp đảo trật tự từ trong một cụm từ làm phụ ngữ. Hãy chỉ ra từ nào đã được đảo trật tự và nêu tác dụng của biện pháp ấy trong câu văn. 5) Trong câu cuối của đoạn văn trên, tác giả dùng hình ảnh nào để thể hiện cụ thể sức mạnh của tinh thần yêu nước? Nêu giá trị của việc sử dụng hình ảnh ấy. 6) Trong câu cuối đoạn văn trên có một loạt động từ được sử dụng rất thích hợp. Hãy chỉ ra các động từ ấy và phân tích giá trị của từng trường hợp? * Bài tập 2: Chép chính xác bài thơ “Cảnh khuya” của Hồ Chí Minh. 1) Chỉ ra biện pháp nghệ thuật điệp ngữ trong bài thơ và cho biết tác dụng của biện pháp đó? 2) Nêu cảm nhận của em về câu thơ thứ 3 và thứ 4 trong bài “Cảnh khuya” của Hồ Chí Minh bằng một đoạn văn từ 8-10 câu. Trong đó có sử dụng biện pháp điệp ngữ (Gạch chân, chỉ rõ). 3) Viết đoạn văn từ 8-10 câu nêu cảm nghĩ của em về hình ảnh con người xuất hiện trong bài thơ “Cảnh khuya” của Hồ Chí Minh. * Bài tập 3: Xác định lối chơi chữ trong những câu sau: 1) Thấy tấm biển ghi: “Hết lòng phục vụ khách hàng”, một vị khách thử vào ăn. Ngồi một lúc, khách không thấy ai đến hỏi, bực mình nói với ông chủ: - Ông không nên treo tấm biển này để bịp khách hàng. - Thưa ông, chúng tôi đâu dám. Quả thật là cửa hàng đã hết lòng, dồi, tiêt canh cả rồi ạ! 2) Làng xa cho chí xóm gần Mến yêu trăm vạn mái nhà lạ quen. 3) Phu là chồng, phụ là vợ, vì vợ, chồng phải đi phu. 4) Đầu xuân Thế Lữ sắm hai thứ lễ: một quả lê tây và một quả Lê Ta. 5) Rầu rĩ râu ria ra rậm rạp Rờ râu râu rụng, rờ rún rún rung rinh. 6) Kiến đậu cành cam bò quấn quýt. Ngựa về làng Bưởi chạy lanh chanh. * Bài tập 4: Bạn Lan hỏi bạn Hoa: - Biển đề tên trường mình có phải là câu đặc biệt không nhỉ?
  3. - Không. - Vậy “Ngữ văn 7” ở trên bìa sách của chúng mình có phải là câu đặc biệt không? - Cũng không phải. - Thế biển đề “Giặt là” trước nhà cậu có phải là câu đặc biệt không? - Đó là câu rút gọn vì mẹ tớ giặt và là mà. Qua câu chuyện của hai bạn, em thấy đúng sai như thế nào? Vì sao? * Bài tập 5: Chép chính xác bài thơ “Bạn đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến 1) Một bạn học sinh viết bài văn phân tích bài thơ. Trong đó đã viết đoạn mở bài như sau: “Nguyễn Khuyến nhà thơ lớn của văn học nước ta thời phong kiến. Ông từng là tác giả của một chùm thơ thu bất hủ. Xong bên cạnh vần thơ tuyệt diệu về mùa thu đất Việt, Nguyễn Khuyến còn sáng kiến không ít bài thơ giản dị, nhẹ nhàng và sâu sa, thấm thía về tình bạn hữu. Qua bài thơ bạn đến chơi nhà ta thấy tình bạn đẹp đẽ của nhà thơ.” Hãy chép lại đoạn văn trên sau khi đã sửa lỗi dùng từ, ngữ pháp, dấu câu. Khi chữa câu cần giữ nguyên ý người viết, chỉ thêm bớt rất ít từ. 2) Cho câu mở đoạn: “Bài thơ mang một giọng đùa vui, hóm hỉnh và rất có duyên về chuyện bạn đến chơi nhà mà nhà thơ không hề có một thức gì tiếp bạn.” Em hãy viết một đoạn văn đó sao cho dài khoảng 7-10 câu. Trong đoạn có sử dụng một câu đặc biệt (Gạch chân, chỉ rõ) 3) Từ cảm nhận về tình bạn của Nguyễn Khuyến trong bài thơ: “Bạn đến chơi nhà”. Em hãy bày tỏ quan điểm của mình về một tình bạn đẹp. * Bài tập 6: Tìm dẫn chứng thích hợp để chứng minh cho những luận điểm sau: 1) Ở các truyền thuyết, các yếu tố thần kì thường gắn với cốt lõi lịch sử. 2) Dân tộc ta ngày nay vẫn tiếp tục phát huy truyền thống đạo lí: “Người trong một nước phải thương nhau cùng”. * Bài tập 7: (Đề 4 - SGK Ngữ văn 7 tập 2 trang 59) Hãy chứng minh rằng đời sống của chúng ta sẽ bị tổn hại rất lớn nếu mỗi người không có ý thức bảo vệ môi trường sống. * Bài tập 8: Em hãy đặt 5 đề văn lập luận chứng minh. - Lập dàn ý cho mỗi đề mà em vừa ra. - Chọn 1 trong 5 đề mà em tâm đắc nhất viết thành một đề văn hoàn chỉnh.
  4. II. LỊCH SỬ Lớp Hướng dẫn nội dung ôn tập Phạm vi ôn tập 7 - HS khái quát nội dung bài học dưới dạng sơ đồ. - Từ bài 19 đến bài 20. - Lập bảng hệ thống các sự kiện quan trọng. - Phần Lịch sử Hà Nội: Đông - Lịch sử Hà Nội: lựa chọn một mục em yêu Đô, Đông Kinh từ thời Hồ thích, tìm hiểu, sưu tầm hình ảnh và thông tin về đến thời Lê Sơ. lĩnh vực đó ở Đông Đô và Đông Kinh từ thời Hồ đến thời Lê Sơ. III. GIÁO DỤC CÔNG DÂN 1. Nội dung: - Bài 12: Sống và làm việc có kế hoạch - Bài 13: Quyền được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em Việt Nam. - Bài 14: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên. 2. Yêu cầu: - Hệ thống hóa kiến thức bằng sơ đồ tư duy. - Thực hành các tình huống trong phần luyện tập SGK và sách bài tập tình huống theo bài.