Đề ôn tập cho học sinh Khối 9 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Lê Lợi
Bạn đang xem tài liệu "Đề ôn tập cho học sinh Khối 9 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Lê Lợi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_on_tap_cho_hoc_sinh_khoi_9_nam_hoc_2019_2020_truong_thcs.pdf
Nội dung text: Đề ôn tập cho học sinh Khối 9 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Lê Lợi
- TRƯỜNG THCS LÊ LỢI TỔ XÃ HỘI NỘI DUNG ÔN TẬP CHO HỌC SINH KHỐI 9 Trong thời gian nghỉ phòng chống dịch bệnh viêm đường hô hấp Từ 10/02/2020 đến 16/02/2020 I. NGỮ VĂN * Nội dung: Ôn toàn bộ kiến thức từ học kì 1 đến tuần 23. * Luyện viết đoạn văn nghị luận xã hội ĐỀ 1: Hãy viết một đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy thi, trình bày suy nghĩ của em quan niệm về người anh hùng trong thời đại ngày nay. ĐỀ 2: Hãy trình bày suy nghĩ của em về trách nhiệm của thế hệ trẻ trong việc gìn giữ những nét đẹp truyền thống văn hóa của dân tộc bằng một đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy thi. ĐỀ 3: Trong chương trình phát sóng trên kênh VTV 1(Đài truyền hình Việt Nam) có chuyên mục: Việc tử tế nhằm tôn vinh những hành động đẹp, tấm gương đẹp trong cuộc sống. Vậy những việc tử tế ấy tác động như thế nào đối với đời sống xã hội. Hãy nêu suy nghĩ của em về vấn đề trên bằng một đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy thi. ĐỀ 4: Viết đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy thi, trình bày suy nghĩ của em về giá trị của tinh thần lạc quan. ĐỀ 5: Thể hiện bản thân là một nhu cầu của lứa tuổi học sinh. Hãy viết một đoạn văn ngắn khoảng 2/3 trang giấy thi, trình bày suy nghĩ của em về cách thể hiện bản thân trong môi trường học đường. * Thực hành dạng đề thi vào 10: Đề 1 Phần I: (6,0 điểm ) Cho đoạn trích: Anh thanh niên đang nói, dừng lại. Và tại sao họa sĩ cảm giác mình bối rối? Vì nhác thấy người con gái nhỏ nhẹ, e lệ, đứng giữa các luống dơn, không cần hái hoa nữa, ôm nguyên bó hoa trong tay, lắng tai nghe? Vì họa sĩ đã bắt gặp một điều thật ra ông vẫn ao ước được biết, ôi, một nét thôi đủ khẳng định một tâm hồn, khơi gợi một ý sáng tác, một nét mới đủ là giá trị một chuyến đi dài. (Trích SGK Ngữ văn 9, tập I, NXB Giáo dục Việt Nam) 1. Đoạn văn trên trích từ tác phẩm nào? Của ai? Nêu hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm. (1 điểm) 2. Vì sao ông họa sĩ có cảm giác mình bối rối? (1 điểm) 3. Chỉ ra một câu nghi vấn và một thành phần biệt lập trong đoạn văn trên. (1 điểm)
- 4. Viết đoạn văn khoảng 10-12 câu theo phương pháp lập luận tổng hợp-phân tích-tổng hợp nêu cảm nhận của em về anh thanh niên trong truyện ngắn trên. Trong đoạn văn có sử dụng một câu cảm thán và lời dẫn trực tiếp (gạch chân chỉ rõ). (3 điểm) Phần II: (4,0 điểm) Hình ảnh vầng trăng với vẻ đẹp trong trẻo, thanh khiết vốn là nguồn cảm hứng làm say đắm biết bao tâm hồn thi sĩ từ cổ chí kim. Có một nhà thơ đã từng tâm niệm: “Vầng trăng thành tri kỉ” Và sau đó cảm xúc trước trăng, nhà thơ đã viết rất chân thành: “Ngửa mặt lên nhìn mặt có cái gì rưng rưng như là đồng là bể như là sông là rừng Trăng cứ tròn vành vạnh kể chi người vô tình ánh trăng im phăng phắc đủ cho ta giật mình.” 1. Bài thơ “Ánh trăng” ra đời trong hoàn cảnh nào? Hoàn cảnh ấy có tác động như thế nào tới điều mà tác giả muốn gửi gắm? (1 điểm) 2. Hai khổ thơ trên có hình ảnh nào lặp lại ở khổ đầu? Theo em, sự trở lại của những hình ảnh ấy mang những ý nghĩa gì? (1 điểm) 3. Bài thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy gợi nhắc thái độ sống “Uống nước nhớ nguồn”. Đó chính là đạo lí, lẽ sống của dân tộc ta. Bản thân em có suy nghĩ gì về đạo lí ấy. Hãy trình bày ý kiến của mình trong một văn bản ngắn (khoảng 2/3 trang giấy thi). (2 điểm) Đề 2 I. Phần I (7 điểm) Đọc phần trích sau và trả lời câu hỏi: Quê hương anh nước mặn, đồng chua Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá. Anh với tôi đôi người xa lạ Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau Súng bên súng, đầu sát bên đầu Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỷ Đồng chí! ( SGK ngữ văn 9 tập một – NXB Giáo dục)
- 1. Đoạn thơ trên trích từ tác phẩm nào? Cho biết tên tác giả và hoàn cảnh sáng tác? 2. Xét về cấu tạo ngữ pháp, dòng thơ cuối thuộc kiểu câu gì? Nêu ngắn gọn tác dụng của việc sử dụng kiểu câu đó trong văn cảnh trên. 3. Cụm từ “đôi tri kỷ” gợi cho em suy nghĩ gì về tình bạn đẹp (trình bày ngắn gọn suy nghĩ của em). 4. Bằng một đoạn văn theo phương pháp lập luận quy nạp (khoảng 12 câu) phân tích đoạn thơ trên để thấy được cơ sở bền chặt hình thành nên tình đồng chí của người lính. Trong đoạn văn có sử dụng một phép lặp để liên kết và một thành phần phụ chú (gạch chân dưới phép lặp và thành phần phụ chú). Phần II (3 điểm) Trong văn bản “Phong cách Hồ Chí Minh” tác giả Lê Anh Trà có viết: “Người cũng chịu ảnh hưởng của tất cả các nền văn hoá, đã tiếp thu mọi cái đẹp và cái hay, đồng thời với việc phê phán những tiêu cực của chủ nghĩa tư bản. Nhưng điều kỳ lạ tất cả những ảnh hưởng quốc tế đó đã nhào nặn với cái gốc văn hoá dân tộc không gì lay chuyển được ở Người để trở thành một nhân cách Việt Nam, một lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông, nhưng đồng thời rất mới, rất hiện đại [ ]. (SGK ngữ văn 9 - tập 1) 1. Gọi tên các cụm từ: rất Việt Nam, rất phương Đông, rất mới, rất hiện đại. 2. Nêu khái quát vẻ đẹp của phong cách Hồ Chí Minh? 3. Em hãy viết một đoạn văn nghị luận (khoảng một trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của em về việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh của thanh niên ngày nay. Đề 3: PHẦN I (6 điểm) Cho những câu thơ sau: “Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen Một ngọn lửa lòng bà luôn ủ sẵn Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng” (Trích Ngữ văn 9, tập 2, NXB giáo dục) 1. Những câu thơ trên được trích từ văn bản nào? Của ai? Nêu hoàn cảnh ra đời của văn bản đó? 2. Hình ảnh “bếp lửa” và “ngọn lửa” trong những câu thơ trên có ý nghĩa khác nhau như thế nào? 3. Từ dòng hồi tưởng về kỷ niệm tuổi thơ và tình bà cháu, người cháu đã diễn tả những suy ngẫm sâu sắc về cuộc đời bà. a. Chép chính xác đoạn thơ thể hiện chủ đề được nêu trong câu văn trên.
- b. Hãy triển khai chủ đề trên thành một đoạn văn nghị luận theo phép lập luận quy nạp, có độ dài khoảng từ 10 đến 12 câu. Trong đoạn văn có sử dụng câu bị động và phép thế (Gạch dưới câu bị động và phép thế). 4. Trong chương trình Ngữ văn THCS có nhiều tác phẩm viết về tình cảm gia đình. Kể tên một tác phẩm và ghi rõ tên tác giả. Phần II. (4 điểm) Đọc kĩ đoạn văn sau: Mỗi tác phẩm lớn như rọi vào bên trong chúng ta một thứ ánh sáng riêng, không bao giờ nhòa đi, ánh sáng ấy bấy giờ biến thành của ta, và chiếu tỏa lên mọi việc chúng ta sống, mọi con người chúng ta gặp, làm thay đổi hẳn mắt ta nhìn, óc ta nghĩ. Những người nghệ sĩ lớn đem tới được cho cả thời đại họ một cách sống của tâm hồn. (Nguyễn Đình Thi, Tiếng nói của văn nghệ) 1. Tìm và phân tích cấu tạo của câu ghép có trong đoạn văn trên 2. Theo em, tại sao mỗi tác phẩm lớn lại rọi được “vào bên trong chúng ta một thứ ánh sáng riêng”? 3. Trong cuộc sống hiện đại, một bộ phận không nhỏ giới trẻ có phần hờ hững với việc đọc, tìm hiểu và khám phá vẻ đẹp của các tác phẩm văn chương mà thay vào đó họ tìm đến các trang báo mạng, có khi đoc các loại sách ít giá trị: truyện tranh, tiểu thuyết ngôn tình Hãy viết một đoạn văn (khoảng 2/3 trang giấy thi trình bày suy nghĩ của em về vấn đề trên? II. LỊCH SỬ Lớp Hướng dẫn nội dung ôn tập Phạm vi ôn tập 9 - HS khái quát nội dung bài học dưới dạng sơ đồ. - Từ bài 16 đến bài 20 - Lập bảng hệ thống các sự kiện quan trọng ĐỀ 1 Câu1: Kết luận nào được Nguyễn Ái Quốc ra từ Bản yêu sách gửi đến Hội nghị Vécxai? A. Phải đưa ra con đường cứu nước khác để đưa cách mạng đến thành công. B. Chỉ có thể dựa vào những lưc lượng khác ngoài Pháp để tiến hành cuộc cách mạng. C. Phải đoàn kết với nhân dân các nước đấu tranh chống đế quốc, chống tay sai. D. Muốn được giải phóng, các dân tộc chỉ có thể trông cậy vào chính mình. Câu2: Sự kiện nào đánh dấu Nguyễn Ái Quốc bước đầu tìm thấy con đường cứu nước? A. Sáng lập tổ chức Hội liên hiệp thuộc địa ở Pháp. B. Gửi Bản yêu sách tới Hội nghị Vecxai. C. Tham dự Đại hội Tua và tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp. D. Đọc luận cương của Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa. Câu 3: Hoạt động tại Pháp những năm 1920 Nguyễn Ái Quốc không gửi bài đăng ở tờ báo nào?
- A. Người cùng khổ. B. Thư tín quốc tế. C. Nhân đạo. D. Đời sống nhân dân. Câu 4: Sau khi đọc Sơ thảo những luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lênin (7/1920) Nguyễn Ái Quốc đã rút ra kết luận gì? A. Độc lập dân tộc gắn với tự do của nhân dân. B. Kết hợp vấn đề dân tộc và vấn đề thời đại. C. Kết hợp giải phóng dân tộc với giải phóng giai cấp. D. Kết hợp cách mạng Việt Nam với cách mạng thế giới. Câu 5: Sự kiện nào đánh dấu Nguyễn Ái Quốc từ một thanh niên yêu nước trở thành một chiến sĩ cộng sản? A. Tham dự Đại hội lần thứ V của Quốc tế Cộng sản 1924 tại Liên xô. B. Gửi Gửi Bản yêu sách tới Hội nghị Vecxai. C. Nguyễn Ái Quốc bỏ phiếu tán thành Quốc tế cộng sản III năm 1920 D. Đọc luận cương của Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa. Câu 6: Nguyễn Ái quốc thành lập Hội liên Hiệp thuộc địa nhằm mục đích gì? A. Vạch trần chính sách đàn áp, bóc lột dã man củachủ nghĩa đế quốc với các dân tộc thuộc địa. B. Thức tỉnh các dân tộc bị áp bức bóc lột đứng lên đấu tranh. C. Truyền bá chủ nghĩa Mác- Lênin đến các dân tộc thuộc địa. D. Tập hợp lực lượng thanh niên các dân tộc thuộc địa đứng lên đấu tranh. Câu7 : Mục đích việc lựa chọn ra đi tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc có khác gì so với các bậc tiền bối? A. Đến Nhật Bản để tiếp thu tưởng cách mạng dân chủ tư sản. B. Đi sang phương Tây, đến nước Pháp để tiếp thu nền văn minh nước Pháp. C. Sang phương Tây, đến Pháp tìm hiểu kẻ thù để giúp đồng bào mình. D. Đến nhiều nước trên thế giới để cảm thông với đời sống cực khổ của nhân dân. Câu8 : Sự kiện nào gắn với hoạt động của Nguyễn Ái Quốc khi ở Liên Xô (1923- 1924)? A. Tham dự đại hội lần IV của Quốc tế Cộng sản. B. Tham dự đại hội lần V của Quốc tế Cộng sản. C. Tham dự đại hội lần VI của Quốc tế Cộng sản. D. Tham dự đại hội lần VII của Quốc tế Cộng sản. Câu 9: Những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở Liên Xô (1923-1924) có ý nghĩa gì? A. Là sự chuẩn bị về mặt tổ chức việc thành lập một chính đảng vô sản ở nước ta. B. Là sự chuẩn bị về mặt lực lượng cho việc thành lập một chính đảng vô sản ở nước ta. C. Là sự chuẩn bị về mặt tư tưởng- chính trị cho sự chuẩn bị cho một chính đảng vô sản ở nước ta.
- D. Là sự chuẩn bị về mặt vũ khí, quân trang , quân dụng cho việc thành lập một chính đảng vô sản ở nước ta. Câu 10: Ý nào sau đây KHÔNG phải là ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam? A. Đảng ra đời là kết quả tất yếu của cuộc đấu tranh dân tộc và giai cấp ở Việt Nam từ sau cách mạng tháng Mười Nga. B. Là sản phẩm kết hợp giữa chủ nghĩa Mác-Lê nin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam. C. Bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử giai cấp công nhân và cách mạng Việt Nam (chấm dứt thời kỳ khủng hoảng về vai trò lãnh đạo và đường lối giải phỏng dân tộc). D. Cách mạng Việt Nam chính thức thoát khỏi sự nô dịch của nước ngoài và độc lập trên con đường của mình. Câu 11: Trong các nội dung sau đây, nội dung nào KHÔNG thuộc Luận cương Chính trị (10/1930)? A. Cách mạng Việt Nam phải trải qua hai giai đoạn: Cách mạng tư sản dân quyền và cách mạng XHCN. B. Cách mạng do Đảng của giai cấp vô sản theo chủ nghĩa Mác-Lênin lãnh đạo. C. Cách mạng Việt Nam là một bộ phân của cách mạng thế giới. D. Lực lượng để đánh đuổi đế quốc và phong kiến là công nông, đồng thời phải biết liên lạc với tiểu tư sản, trí thức, trung nông để kéo họ vào phe vô sản giai cấp Câu 12: Lực lượng cách mạng để đánh đổ đế quốc và phong kiến được nêu trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng do Nguyễn Ái Quốc khởi thảo là gì? A Công nhân và nông dân. B. Công nhân, nông dân và các tầng lớp tiểu tư sản, trí thức, trung nông. C. Công nhân, nông dân, tiểu tư sản, tư sẩn và địa chủ phong kiến. D. Công nhân, nông dân, tư sản. Câu 13: Trong những năm 1929-1933, mâu thuẫn nào là chủ yếu trong xã hội Việt Nam? A. Giữa công nhân với tư sản B. Giữa địa chủ phong kiến với nông dân C. Giữa tư sản Việt Nam với tư bản nước ngoài D. Giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với đế quốc Pháp Câu 14: Nguyên nhân nào là cơ bản nhất quyết định sự phát triển của phong trào cách mạng 1930-1931? A. Địa chủ phong kiến tay sai tăng cường bóc lột nhân dân Việt Nam B. Thực dân Pháp tiến hành khủng bố trắng sau khởi nghĩa Yên Bái C. Đảng cộng sản Việt Nam ra đời kịp thời lãnh đạo phong trào đấu tranh D. Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 làm đời sống nhân dân cơ cực Câu 15: Cuộc đấu tranh ở Nghệ An và Hà Tĩnh đã làm cho chính quyền thực dân phong kiến ở đây ra sao? A. Tê liệt, tan rã ở nhiều thôn, xã.
- B. Sụp đổ hoàn toàn từ tỉnh đến huyện. C. Không bị ảnh hưởng gì nhiều. D. Được tăng cường mạnh hơn. Câu 16: Hình thức chính quyền được thành lập ở Nghệ An- Hà Tĩnh trong những năm 1930- 1931 là A. công xã. B. Xô viết. C. Công hội đỏ. D. Chính phủ liên hiệp. Câu 17: Chính sách nào không phải của chính quyền Xô viết Nghệ- Tĩnh trong những năm 1930- 1931? A. Chia ruộng đất công cho dân cày. B. Xóa nợ cho dân nghèo. C. Bãi bỏ thuế thân. D. Cải cách ruộng đất. Câu 18: Từ trong phong trào cách mạng 1930-1931 đã xuất hiện A. lá cờ đỏ sao vàng năm cánh. B. lá cờ đỏ búa liềm. C. lá cờ ba màu xanh, trắng, đỏ. D. lá cờ hai màu xanh, đỏ . Câu 19: Hình thức đấu tranh chủ yếu của quần chúng công nông Nghệ- Tĩnh trong phong trào 1930-1931 là A. hô hào diễn thuyết đòi chính quyền thực dân phong kiến giải tán. B. xuất bản sách báo tiến bộ làm diễn đàn đấu tranh, tố cáo tội ác của thực dân, phong kiến. C. tổ chức tuần hành thị uy, biểu tình có vũ trang tự vệ, tấn công vào cơ quan chính quyền địch ở địa phương. D. phát động khởi nghĩa vũ trang, tấn công thẳng vào bộ máy chính quyền của bọn thực dân, phong kiến. Câu 20: Vì sao cuộc khủng hoảng kinh tế (1929-1933) ở các nước tư bản lại ảnh hưởng đến tất cả các lĩnh vực kinh tế của Việt Nam? A. Vì Việt Nam phụ thuộc vào Pháp B. Vì kinh tế Việt Nam chịu ảnh hưởng của nền kinh tế Pháp C. Vì Việt Nam là thuộc địa của Pháp, nền kinh tế Việt Nam hoàn toàn phụ thuộc vào nền kinh tế Pháp D. Vì Việt Nam là thị trường của tư bản Pháp. Câu 21: Bản chất của chính quyền Xô viết là A. chính quyền của dân. B. chính quyền của dân, do dân, vì dân. C. chính quyền của đảng cách mạng. D. chính quyền của nhà nước vì nhân dân.
- Câu 22: Hoàn thiện nội dung sau: “phong trào cách mạng 1930-1931 với đỉnh cao là Xô viết Nghệ- Tĩnh là một sự kiện trọng đại trong lịch sử cách mạng nước ta. Phong trào đã ” A. đánh bại hoàn toàn bọn thực dân Pháp và bọn phong kiến. B. làm lung lay tận gốc chính quyền thực dân phong kiến ở nông thôn. C. để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho cách mạng tháng Tám năm 1945 D. là cuộc tập dượt thứ hai cho cách mạng tháng Tám năm 1945. Câu 23: Phong trào 1930-1931 bùng nổ và chính quyền Xô viết được thành lập đã khẳng định điều gì? A. Sự trưởng thành của giai cấp công nhân Việt Nam B. Sự trưởng thành của giai cấp nông dân. C. Đường lối đúng đắn của Đảng và sự lớn mạnh của giai cấp nông dân D. Đường lối đúng đắn của Đảng và quyền lãnh đạo cách mạng của giai cấp công nhân. Câu 24: Điểm nổi bật nhất trong phong trào cách mạng 1930-1931 là gì? A. Vai trò lãnh đạo của Đảng và sự liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân B. Thành lập được đội quân chính trị đông đảo của quần chúng C. Đảng được tập dượt trong thực tiễn lãnh đạo đấu tranh D. Quần chúng được tập dượt trong đấu tranh dưới sự lãnh đạo của Đảng Câu 25: Phong trào cách mạng 1930-1931 để lại những bài học kinh nghiệm gì? A. Bài học về vận động quần chúng đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang B. Bài học về xây dựng lực lượng chính trị và đấu tranh chính trị C. Bài học về đấu tranh vũ trang và khởi nghĩa giành chính quyền D. Bài học về công tác tư tưởng, xây dựng khối liên minh công nông và mặt trận dân tộc thống nhất về tổ chức, lãnh đạo quần chúng đấu tranh ĐỀ ÔN TẬP SỬ 9 – ĐỀ 2 Câu 1: Từ Liên Xô, Nguyễn Ái Quốc trở về Quảng Châu- Trung Quốc (tháng 11/ 1924) nhằm mục đích gì? A. Gây dựng cơ sở, chuẩn bị về nước để trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam. B. Liên lạc với nhưng người yêu nước Việt Nam để chuẩn bị lực lượng cho các mạng Việt Nam. C. Trực tiếp tuyên truyền, giáo dục, lí luận, xây dựng tổ chức cách mạng cho nhân dân Việt Nam. D. Truyền bá lí luận của chủ nghĩa Mác- Lênin cho các thanh niên yêu nước Việt Nam. Câu 2: Tháng 6/1925 Nguyễn Ái Quốc đã thành lập tổ chức nào ở Quảng Châu Trung Quốc? A. Hội Những người Việt Nam yêu nước. B. Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên. C. Hội liên hiệp thuộc địa. D. Hội liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á Đông Câu 3: Mục đích của chủ trương “vô sản hóa” là gì? A. Cử một số người đi học tại trường Đại học Phương Đông Liên Xô B. Tập hợp những tri thức trẻ và thanh niên yêu nước.
- C. Đưa hội viên vào các nhà máy hầm mỏ để tổ chức và lãnh đạo công nhân đấu tranh. D. Phát động các phong trào chấn hưng đất nước. Câu 4: Các bài giảng của Nguyễn Ái Quốc ở Quảng Châu được tập hợp và in thành cuốn sách nào? A. Đường Kách mệnh. B. Bản án chế độ thực dân Pháp. C. Luận cương chính trị B. Chính cương vắn tắt, Điều lệ tóm tắt của Đảng. Câu 5: Đóng góp lớn nhất của Nguyễn Ái Quốc đối với cách mạng Việt Nam trong những năm 1919- 1925 là gì? A.Sáng lập Đảng cộng sản Việt Nam. B.Truyền bá Chủ nghĩa Mác- Lênin về Việt Nam. C.Chuẩn bị về mặt tư tưởng- chính trị cho sự thành lập Đảng. D.Tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn cho cách mạng Việt Nam. Câu6: Giai cấp ,tầng lớp nào tham gia vào phong trào cách mạng Việt Nam ( 1926 – 1927) ? A. Tư sản , công nhân , giáo viên ,sinh viên. B. Công nhân ,viên chức,học sinh học nghề. C. Địa chủ, công nhân ,tư sản, tiểu tư sản. D. Công nhân, nông dân, học sinh ,sinh viên. Câu 7: Hình thức đấu tranh chính của phong trào cách mạng Việt Nam (1926 -1927 )là : A.bãi công . B.biểu tình. C.đấu tranh vũ trang. D.đập phá máy móc. Câu 8 : Bước phát triển mới của phong trào cách mạng Việt Nam trong những năm 1926 – 1927 là: A. đã buộc thực dân pháp phải nhượng bộ. B. các phong trào diễn ra tự phát vì mục tiêu kinh tế. C. các phong trào phát triển mạnh mẽ , diễn ra trên phạm vi toàn quốc. D. có sự phối hợp đấu tranh kết thành làn sóng cách mạng dân tộc dân chủ rộng lớn. Câu 9: Tổ chức cách mạng nào được thành lập vào tháng 7 – 1928 ? A. Tân Việt Cách mạng đảng. B. An Nam cộng sản đảng. C. Việt Nam Quốc dân đảng. D. Đông Dương Cộng sản đảng. Câu 10: Tổ chức Tân Việt Cách mạng đảng chủ yếu hoạt động ở đâu? A. Bắc Kì. B. Trung Kì.
- C. Nam Kì. D. Cả Bắc Kì ,Trung Kì, Nam Kì. Câu 11:Vì sao tổ chức Tân Việt Cách mạng đảng lại bị phân hóa? A. Nội bộ Tân Việt không thống nhất. B.Ảnh hưởng của lí luận và tư tưởng chủ nghĩa Mác – Lê Nin. C. Tác động của tình hình thế giới vào Việt Nam. D. Ảnh hưởng của chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn. Câu 12: Lá cờ “Búa liềm” là cơ quan ngôn luận của tổ chức nào ? A.Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên. B.Đông Dương Cộng sản đảng. C.An Nam Cộng sản đảng. D.Tân Việt cách mạng đảng. Câu 13. Ba tổ chức cách mạng thành lập năm 1929 có tên là: A. Việt Nam Cách mạng thanh niên, Tân Việt Cách mạng Đảng, Đông Dương cộng sản Đảng . B. Việt Nam Quốc dân Đảng, Đông Dương cộng sản liên đoàn, Việt Nam quốc dân Đảng. C.Đông Dương Cộng sản Đảng, Đông Dương cộng sản liên Đoàn, An Nam cộng sản Đảng. D. Việt Nam Cách mạng Thanh Niên, Tân Việt Cách mạng Đảng ,Việt Nam Quốc dân Đảng. Câu 14 : Chi bộ Đảng cộng sản đầu tiên thành lập ở đâu ? A. Số nhà 5D phố Hàm Long – Hà Nội. B. Số nhà 48 phố Hàng Ngang – Hà Nội. C. Nhà số 8 Lê Thái Tổ - Hà Nội. D. Số nhà 90 Thợ Nhuộm – Hà Nội. Câu 15. Sự kiện nào đánh dấu bước đầu thắng thế của khuynh hướng vô sản trước khuynh hướng tư sản? A.Sự thành lập các tổ chức cách mạng. B. Sự ra đời của các tổ chức cộng sản năm 1929. C. Sự ra đời của Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên. D. Sự ra đời của Việt Nam Quốc Dân đảng. Câu 16 : Sự ra đời của ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam cuối năm 1929 là : A.một tất yếu của lịch sử . B.do yêu cầu của Quốc tế Cộng Sản. C.bước phát triển mới của phong trào nông dân. D.kết quả của sự hợp nhất các tổ chức cách mạng. Câu 17.Sự xuất hiện ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam năm 1929 không phải là : A.bước chuẩn bị trực tiếp cho sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. B.xu thế của cuộc vân động giải phóng dân tộc theo khuynh hướng vô sản. C.mốc chấm dứt thời kì khủng hoảng về đường lối cách mạng Việt Nam. D.bước phát triển mạnh mẽ của phong trào công nhân Việt Nam. Câu 18. Sự xuất hiện của ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam có những hạn chế gì? A.Nội bộ những ngườ cộng sản Việt Nam chia rẽ, mất đoàn kết ,ngăn cản sự phát triển của cách mạng Việt Nam.
- B. Phong trào cách mạng Việt Nam có nguy cơ tụt lùi. C. Phong trào cách mạng Việt Nam phát triển chậm lại . D. Kẻ thù lợi dụng để đàn áp cách mạng. Câu 19: Địa điểm diễn ra Hội nghị thành lập Đảng ở đâu? A. Ma Cao (Trung Quốc) B. Hương Cảng (Trung Quốc) C. Đài Loan (Trung Quốc) D. Quảng Châu (Trung Quốc) Câu 20: Ai là người soạn thảo “Chính cương vắn tắt, sách lược vắn tắt”? A. Trần Phú B. Nguyễn Văn Cừ C. Nguyễn Ái Quốc D. Hồ Tùng Mậu Câu 21: Vì sao cần phải hợp nhất ba tổ chức Đảng cộng sản? A. Vì đây là thời cơ đã chín muồi B. Ba tổ chức Cộng sản này hoạt động rất hiệu quả C. Ba tổ chức Cộng sản này hoạt động còn riêng rẽ, chưa thống nhất D. Ba tổ chức Cộng sản đã thúc đẩy phong trào cách mạng Câu 22: Lí do nào sau đây KHÔNG đúng về việc Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam được triệu tập (3/2/1930) ? A. Chấm dứt sự chia rẽ giữa các tổ chức cộng sản. B. Yêu cầu bức thiết của cách mạng Việt Nam lúc đó. C. Yêu cầu của Quốc tế Cộng sản. D. Để thay thế vai trò của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên. Câu 23: Giải thích vai trò của Nguyễn Ái Quốc trong hội nghị hợp nhất ba tổ chức cộng sản (3/2/1930) được thể hiện như thế nào? A. Thống nhất các tổ chức cộng sản để thành lập một Đảng duy nhất lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam B. Soạn thảo Cương lĩnh chính trị đầu tiên đê hội nghị thông qua C. Truyền bá chủ nghĩa Mác-Lê nin vào Việt Nam D. Thống nhất các tổ chức cộng sản và soạn thảo cương lĩnh chính trị của Đảng. Câu 24: Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là sản phẩm của sự kết hợp: A. Chủ nghĩa Mác-Lê nin với phong trào dân tộc, dân chủ. B. Chủ nghĩa Mác-Lê nin với phong trào công nhân, C. Chủ nghĩa Mác-Lê nin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước, D. Chủ nghĩa Mác-Lê nin với phong trào công nhân và phong trào nông dân. Câu 25: Đảng Cộng sản ra đời do tác động của nhiều yếu tố, yếu tố nào sau đây KHÔNG đúng? A Sự phát triển của phong trào yêu nước Việt Nam B. Sự thất bại của Việt Nam Quốc dân đảng.
- C. Sự phổ biến chủ nghĩa Mác-Lê nin vào Việt Nam. D. Sự phát triển tự giác phong trào công nhân Việt Nam. III. GIÁO DỤC CÔNG DÂN 1/ Nội dung ôn tập: HS hệ thống hóa kiến thức các bài đã học từ học kì 1 đến tuần 23. 2/ Thực hành luyện đề trắc nghiệm: Đề 1 Câu 1: Những biểu hiện được cho là năng suất, chất lượng và hiệu quả trong công việc? A. Sắp xếp thời gian hợp lý, lên kế hoạch làm việc. B. Tranh thủ thời gian làm tốt công việc trong thời gian ngắn nhất. C. Làm việc nhanh chóng, công việc không đảm bảo chất lượng. D. Cả A và B. Câu 2: Tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị cao, cả về nội dung và hình thức, trong một thời gian nhất định được gọi là? A. Làm việc có năng suất, chất lượng và hiệu quả. B. Làm việc năng suất. C. Làm việc khoa học. D. Làm việc chất lượng. Câu 3: Biểu hiện của hòa bình trong cuộc sống hằng ngày là ? A. Lắng nghe ý kiến của mọi người. B. Giúp đỡ, ủng hộ các gia đình khó khăn. C. Thừa nhận khuyết điểm và sửa chữa. D. Cả A,B,C. Câu 4: Hòa bình là khát vọng của A. người dân. B. Nhà nước. C. toàn nhân loại. C. trẻ em. Câu 5: Ý kiến nào sao đây thể hiện lòng yêu hòa bình? A. Chiều theo ý muốn của người khác sẽ tránh được mâu thuẫn B. Mâu thuẫn nào cũng có thể thương lượng để giải quyết C. Sống khép mình mới tránh được xung đột D. Biết lắng nghe những ý kiến quan trọng Câu 6: Những hoạt động gìn giữ cuộc sống bình yên, dùng thương lượng, đàm phán để giải quyết xung đột mâu thuẫn giữa các quốc gia được gọi là hoạt động A. bảo vệ đất nước. B. bảo vệ hòa bình C. chính trị - xã hội. D. ngoại giao. Câu 7: Biểu hiện nào sau đây thể hiện tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới? A. Bao vây, cấm vận nước khác . B. Chạy đua vũ trang C. Ủng hộ, chia sẻ các dân tộc bị thiên tai. D. Tấn công nước khác. Câu 8: Hành động nào sau đây phá hoại tình hữu nghị giữa các dân tộc? A. Bình đẳng, cùng có lợi. B. Không can thiệp việc nội bộ.
- C. Dùng thương lượng để giải quyết xung đột. D. Dùng vũ lực và đe dọa vũ lực. Câu 6: Đảng và Nhà nước ta luôn thực hiện chính sách hòa bình hữu nghị với các dân tộc và quốc gia A. đang phát triển. B. trong khối ASEAN. C. trong khu vực và trên thế giới. D. theo con đường xã hội chủ nghĩa. Câu 9: Để giải quyết được những vấn đề toàn cầu thì hợp tác là một trong những yêu cầu A. quan trọng và tất yếu. B. không bắt buộc. C. không quan trọng. D. không có tinh cấp thiết Câu 10: Ý kiến nào nói về việc kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộcA. Những tập quán tốt đẹp là truyền thống B. Tất cả phong tục, tập quán đều là truyền thống tốt đẹp của dân tộc C. Các làn điệu dân ca là di sản văn hóa chứ không phải truyền thống của dân tộc D. Chúc tết ông bà, cha mẹ biểu hiện giữ gìn truyền thống dân tộc Câu 11: Những truyền thống tốt đẹp của dân tộc cần phải được A. cải tạo thay thế và biến đổi. B. đưa vào các viện bảo tàng. C. kế thừa, nâng niu và phát triển. D. bảo tồn nguyên vẹn. Câu 12: : Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc là giữ gìn A. bản sắc dân tộc Việt Nam. B. lối sống của cha ông. C. mọi tập tục ngày xưa. D. những thói quen xưa cũ. Câu 13: Hòa bình là khát vọng của A. người dân. B. Nhà nước. C. toàn nhân loại. C. trẻ em. Câu 14: Ý kiến nào sao đây thể hiện lòng yêu hòa bình? A. Chiều theo ý muốn của người khác sẽ tránh được mâu thuẫn B. Mâu thuẫn nào cũng có thể thương lượng để giải quyết C. Sống khép mình mới tránh được xung đột D. Biết lắng nghe những ý kiến quan trọng Câu 15: Những hoạt động gìn giữ cuộc sống bình yên, dùng thương lượng, đàm phán để giải quyết xung đột mâu thuẫn giữa các quốc gia được gọi là hoạt động A. bảo vệ đất nước. B. bảo vệ hòa bình C. chính trị - xã hội. D. ngoại giao. Câu 16: Biểu hiện nào sau đây thể hiện tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới? A. Bao vây, cấm vận nước khác . B. Chạy đua vũ trang C. Ủng hộ, chia sẻ các dân tộc bị thiên tai. D. Tấn công nước khác. Câu 17: Hành động nào sau đây phá hoại tình hữu nghị giữa các dân tộc? A. Bình đẳng, cùng có lợi. B. Không can thiệp việc nội bộ. C. Dùng thương lượng để giải quyết xung đột. D. Dùng vũ lực và đe dọa vũ lực. Câu 18: Đảng và Nhà nước ta luôn thực hiện chính sách hòa bình hữu nghị với các dân tộc và quốc gia A. đang phát triển. B. trong khối ASEAN. C. trong khu vực và trên thế giới. D. theo con đường xã hội chủ nghĩa. Câu 19: Để giải quyết được những vấn đề toàn cầu thì hợp tác là một trong những yêu cầu
- A. quan trọng và tất yếu. B. không bắt buộc. C. không quan trọng. D. không có tinh cấp thiết Câu 20: Ý kiến nào nói về việc kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc? A. Những tập quán tốt đẹp là truyền thống B. Tất cả phong tục, tập quán đều là truyền thống tốt đẹp của dân tộc C. Các làn điệu dân ca là di sản văn hóa chứ không phải truyền thống của dân tộc D. Chúc tết ông bà, cha mẹ biểu hiện giữ gìn truyền thống dân tộc Câu 21: Những truyền thống tốt đẹp của dân tộc cần phải được A. cải tạo thay thế và biến đổi. B. đưa vào các viện bảo tàng. C. kế thừa, nâng niu và phát triển. D. bảo tồn nguyên vẹn. Câu 22: Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc là giữ gìn A. bản sắc dân tộc Việt Nam. B. lối sống của cha ông. C. mọi tập tục ngày xưa. D. những thói quen xưa cũ. Câu 23: Lý tưởng sống của thanh niên hiện nay là gì ? A. Dám nghĩ dám làm. B. Tham gia mọi hoạt động tình nguyện. C. Hoạt động mọi phong trào sôi nổi. D. Cả A,B,C. Câu 24: Những việc cho là biểu hiện lí tưởng sống cao đẹp, đúng đắn của thanh niên ? A. Vượt khó trong học tập. B. Luôn khắc phục mọi khó khăn, vươn lên trong cuộc sống. C. Bị cám dỗ bởi các chất kích thích nguy hiểm. D. Cả A, B. Câu 25: Việc chuyển từ công cụ lao động từ bằng đá (thời kì nguyên thủy) sang sử dụng công cụ bằng sắt nói đến quá trình nào? A. Công nghiệp hóa. B. Hiện đại hóa. C. Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa. D. Chuyển dịch cơ cấu. Câu 26: Trong sự nghiệp CNH-HĐH thanh niên giữ vai trò? A. Lực lượng nòng cốt. B. Lực lượng quyết định. C. Lực lượng tinh nhuệ. D. Lực lượng chủ yếu. Câu 27: Những việc làm tích cực của thanh niên trong đóng góp vào sự nghiệp CNH-HĐH đất nước là? A. Tích cực nghiên cứu khoa học. B. Sang các nước tiến bộ học hỏi khoa học kĩ thuật về áp dụng vào trong nước. C. Đóng góp ý kiến vào các cuộc tọa đàm, hội thảo khoa học. D. Cả A,B,C. Câu 28: Những việc làm tiêu cực của thanh niên làm phá hoại CNH-HĐH đất nước là?
- A. Tham gia các tệ nạn xã hội. B. Buôn bán chất ma túy. C. Chơi cờ bạc. D. Cả A,B,C. Câu 29: Để nước ta trở thành nước CNH-HĐH, Đảng và Nhà nước cần đầu tư đến yếu tố nào? A. Con người. B. Khoa học – Kĩ thuật. C. Máy móc hiện đại. D. Cơ sở vật chất. Câu 30: Quy định của pháp luật Việt Nam về luật hôn nhân là gì ? A. Hôn nhân tự nguyện, một vợ, một chồng , vợ chồng bình đẳng. B. Công dân được quyền kết hôn vớt người khác dân tộc, tôn giáo. C. Được kết hôn với người nước ngoài. D. Cả A,B,C Đề ôn tập giáo dục công dân 9 - số 2 Câu 1: Những hành vi nào dưới đây là phá hoại hạnh phúc gia đình ? A. Có tình cảm xen ngang giữa hai vợ chồng. B. Hay nói xấu, chê bai vợ người khác . C. Vợ chồng bình đẳng. D. Cả A, B Câu 2: Câu thành ngữ " Thuận vợ thuận chồng , tát biển đông cũng cạn " có ý nghĩa gì ? A. Vợ chồng không thống nhất được quan điểm chung. B. Vợ chồng đưa ra được thống nhất chung, cùng nhau giải quyết được công việc. C. Chồng không đồng ý với lời tham gia của vợ. D. Tự ý giải quyết vấn đề không nghe theo lời khuyên của vợ (hoặc chồng). Câu 3: Những hành vi nào dưới đây được cho là gia đình hạnh phúc A. Vợ chồng bình đẳng, yêu thương nhau. B. Gia đình một vợ, một chồng. C. Trong gia đình người chồng luôn có quyền quyết định. D. Cả A,B. Câu 4: Nội dung nào sau đây thể hiện quyền bình đẳng trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình ? A. Cùng đóng góp công sức để duy trì đời sống phù hợp với khả năng của mình. B. Tự do lựa chọn nghề nghiệp phù phợp với khả năng của mình. C. Thực hiện đúng các giao kết trong hợp đồng lao động. D. Đảm bảo quyền lợi hợp pháp của người lao động. Câu 5: Kết hôn là A. xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật về điều kiện kết hôn và đăng kí kết hôn
- B. xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật về độ tuổi, năng lực trách nhiệm pháp lý và đăng ký kết hôn C. xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật về sự tự nguyện, không bị mất năng lực hành vi dân sự và đăng ký kết hôn D. xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật về độ tuổi, sự tự nguyện và đăng kí kết hôn Câu 6: Độ tuổi được phép kết hôn theo quy định của pháp luật hiện hành đối với nam, nữ là? A. Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên. B. Nam đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ 17 tuổi trở lên C. Nam đủ 21 tuổi trở lên, nữ đủ 18 tuổi trở lên D. Nam từ 19 tuổi trở lên, nữ đủ 18 tuổi. Câu 7: Điều nào sau đây không phải là mục đích của hôn nhân: A. xây dựng gia đình hạnh phúc B. củng cố tình yêu lứa đôi C. tổ chức đời sống vật chất của gia đình D. thực hiện đúng nghĩa vụ của công dân đối với đất nước Câu 8: Nhận định nào sau đây sai? A. Vợ chồng phải có trách nhiệm với nhau trong công việc gia đình B. Chỉ có cha mẹ mới có quyền dạy dỗ con cái C. Cha mẹ nuôi phải có trách nhiệm nuôi dạy con cái như con ruột. D. Ông bà, người thân có trách nhiệm nuôi dạy con cháu cho đến khi trưởng thành nếu mồ côi cha mẹ. Câu 9: Dấu mốc đánh dấu ngành ngoại giao Việt Nam ra đời là? A. 26/4/1945. B. 28/5/1945. C. 27/9/1945. D. 28/8/1945. Câu 10:Hiện nay nước ta có quan hệ ngoại giao với bao nhiêu nước trên thế giới? A. 185 nước. B. 175 nước. C. Hơn 175 nước. D. Hơn 185 nước. Câu 11: Cơ quan thuộc Chính phủ Việt Nam thực hiện chức năng quản lý nhà nước về đối ngoại gồm: công tác ngoại giao, biên giới lãnh thổ quốc gia, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, ký kết và thực hiện điều ước quốc tế, quản lý Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài; quản lý nhà nước các dịch vụ công và thực hiện đại diện chủ sở hữu phần vốn của nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nước trong các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ theo quy định của pháp luật được gọi là? A. Bộ Ngoại giao. B. Bộ Nội Vụ C. Chính phủ.
- D. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn. Câu 12: Quan hệ bạn bè thân thiết giữa các quốc gia với nhau được gọi là? A. Hợp tác giữa các dân tộc trên thế giới. B. Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới. C. Xây dựng tình hòa bình giữa các dân tộc trên thế giới. D. Xây dựng tình đoàn kết giữa các dân tộc trên thế giới. Câu 13: Bộ trưởng Bộ Ngoại giao ở nước ta hiện nay là? A. Ông Phạm Bình Minh. B. Ông Bùi Thanh Sơn. C. Ông Trương Tấn Sang. D. Ông Phùng Xuân Nhạ. Câu 14: Bộ trưởng Bộ Ngoại giao đầu tiên của nước ta là? A. Chủ tịch Hồ Chí Minh. B. Phan Châu Trinh C. Cao Bá Quát. D. Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Câu 15: Để giao lưu, học hỏi với các nước trên thế giới, các nước đã sử dụng thứ tiếng chung nào để giao tiếp ? A. Tiếng Pháp. B. Tiếng Trung. C. Tiếng Việt. D. Tiếng Anh. Câu 16: Trong quan hệ ngoại giao, các nước giải quyết các bất đồng và tranh chấp bằng hình thức nào? A. Thương lượng hòa bình. B. Chiến tranh. C. Kích động bạo loạn lật đổ. D. Tạm đình chỉ việc giao lưu. Câu 17: Đối với người Việt Nam làm việc tại nước ngoài khi gặp các vấn đề nghiêm trọng thì cần báo với cơ quan tổ chức nào? A. Lặng im B. Chính phủ nước ngoài. C. Người nhà. D. Đại sứ quán Việt Nam tại nước ngoài. Câu 18: Chúng ta thể hiện tình đoàn kết, hữu nghị với bạn bè và người nước ngoài với thái độ, cử chỉ, việc làm là? A. Tôn trọng, bình đẳng. B. Xây dựng mối quan hệ thân thiện. C. Tôn trọng và thân thiện. D. Hợp tác và giao lưu 2 bên cùng có lợi. Câu 19: FAO là tổ chức có tên gọi là?
- A. Tổ chức Bắc Đại Tây Dương. B. Tổ chức Liên minh Châu Âu. C. Tổ chức lương thực thế giới. D. Tổ chức y tế thế giới. Câu 20: APEC có tên gọi là? A. Liên minh Châu Âu. B. Liên hợp quốc. C. Quỹ tiền tệ thế giới. D. Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương. Câu 21: Việt Nam gia nhập Hiệp hội các nước Đông Nam Á nhằm? A. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. B. Thúc đẩy hòa bình và ổn định khu vực. C. Giúp đỡ lẫn nhau dưới hình thức đào tạo và cung cấp các phương tiện nghiên cứu trong các lĩnh vực giáo dục, chuyên môn.kỹ thuật và hành chính. D. Cả A,B,C. Câu 22: Việt Nam gia nhập ASEAN vào ngày tháng năm nào? A. 28/7/1995. B. 24/6/1995. C. 28/7/1994. D. 27/8/1994. Câu 23: Việt Nam tham gia vào diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương nhằm? A. Tăng cường mối quan hệ về kinh tế và chính trị. B. Tăng cường mối quan hệ về văn hóa và giáo dục. C. Tăng cường mối quan hệ về quốc phòng và an ninh. D. Cả A,B,C. Câu 24: Việt Nam gia nhập WTO vào ngày tháng năm nào? A. 11/2/2006. B. 11/1/2007. C. 13/2/2007. D. 2/11/2006. Câu 25: Chung sức làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ nhau trong lĩnh vực nào đó vì mục đích chung được gọi là? A. Quan hệ. B. Giao lưu. C. Đoàn kết. D. Hợp tác. Câu 26: Cơ sở quan trọng của hợp tác là? A. Bình đẳng, đôi bên cùng có lợi. B. Hợp tác, hữu nghị. C. Giao lưu, hữu nghị.
- D. Hòa bình, ổn định. Câu 27: Tính đến nay, Việt Nam đã là thành viên của bao nhiêu tổ chức quốc tế ? A. 61. B. 62. C. 63. D. 64. Câu 28: Hợp tác với bạn bè được thể hiện? A. Cùng giúp nhau giải bài toán khó. B. Cùng bạn nghiên cứu khoa học. C. Cùng bạn tổ chức các hoạt động thể thao cho lớp. D. Cả A,B,C. Câu 29: FAO là tổ chức có tên gọi là? A. Tổ chức Bắc Đại Tây Dương. B. Tổ chức Liên minh Châu Âu. C. Tổ chức lương thực thế giới. D. Tổ chức y tế thế giới. Câu 30:APEC có tên gọi là? A. Liên minh Châu Âu. B. Liên hợp quốc. C. Quỹ tiền tệ thế giới. D. Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương.