Đề ôn tập môn Hóa học Lớp 9 - Phi kim - Trường THCS Thới Bình

doc 17 trang Đăng Bình 06/12/2023 860
Bạn đang xem tài liệu "Đề ôn tập môn Hóa học Lớp 9 - Phi kim - Trường THCS Thới Bình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_on_tap_mon_hoa_hoc_lop_9_phi_kim_truong_thcs_thoi_binh.doc

Nội dung text: Đề ôn tập môn Hóa học Lớp 9 - Phi kim - Trường THCS Thới Bình

  1. ÔN TẬP HÓA HỌC 9 PHIPHI KIMKIM A.TÓM TẮT KIẾN THỨC CƠ BẢN : § 1 & 2 . Phi Kim I.TÍNH CHẤT CHUNG CỦA PHI KIM : 1.Tính chất vật lý : Trạng thái của phi kim ở điều kiện thường Phần lớn các phi kim Rắn : C , Si , P , S , I2 , Lỏng : Br2 , Khí : N2 , H2 , O2 , Cl2 không dẫn điện , dẫn , nhiệt , nhiệt độ nóng chảy thấp , một sô phi kim độc như : Cl2 , Br2 , 2.Tính chất hóa học : a.Tác dụng với kim loại : - Oxi tác dụng với kim loại tạo thành oxit : Ví dụ : t 4Na + O2  2Na2O t 3Fe + 2O2  Fe3O4 (Fe2O3.FeO) - Các phi kim tác dụng với kim loại tạo thành muối : Ví dụ : t 2Na + Cl2  2NaCl Zn + S t ZnS b.Tác dụng với hiđro : nhiều phi kim tác dụng với hiđro tạo thành hợp chất khí . Ví dụ : t Cl2 + H2  2HCl t S + H2  H2S c.Tác dụng với oxi : nhiều phi kim tác dụng với oxi tạo thành oxit axit (trừ F2 , Cl2 , Br2 , I2). Ví dụ : t C + O2  CO2 t 4P + 5O2  2P2O5 II.MỘT SỐ PHI KIM TIÊU BIỂU : 1.So sánh tính chất hóa học của clo và cacbon . a.Tính chất vật lí : Clo Cacbon 1
  2. Là chất khí màu vàng lục , mùi hắc , tan được Cacbon ở trạng thái rắn , màu đen . Than có tính trong nước , rất độc . hấp thụ màu và chất tan trong dung dịch . * Các dạng thù hình của cacbon : - Dạng thù hình của nguyên tố là những đơn chất khác nhau do cùng một nguyên tố hóa học tạo nên . - Dạng thù hình của cacbon : + Kim cương . + Than chì . + Cacbon vô định hình . b.Tính chất hóa học : Chất Clo Cacbon Tính chất t 500C Với H2 Cl2 + H2  2HCl C + 2H2  CH4 t 2000C Với kim loại 2Fe + 3Cl2  2FeCl3 2C + Ca  CaC2 t Với O2 Không phản ứng trực tiếp C + O2  CO2 1000C Với H2O Cl2 + H2O  HCl + HClO C + H2O  CO + H2 Với dung dịch kiềm Cl2 + 2NaOH  Không phản ứng NaCl + NaClO + H2O Nước Javen Cl2 + Ca(OH)2 (bột)  CaOCl2 + H2O Cloruavôi t Với dung dịch muối Cl2 + 2FeCl2  2FeCl3 Không phản ứng t Cl2 + NaBr  Br2 + 2NaCl Phản ứng oxi hóa khử Clo thường là chất oxi hóa Cacbonthường là khử . t O2 + C  CO2 t CO2 + C  2CO t Fe2O3 + 3C  2Fe + 3CO as Phản ứng với hiđrocacbon CH4 + Cl2  CH3Cl + HCl Không phản ứng 2.Một số hợp chất của cacbon : Cacbon oxit Cacbonđioxit Muối cacbonat (CO) (CO2) Tính Cacbon oxit là chất khí , CO2 là chất khí không màu , Tính tan : Các muối chất không màu , không mùi , nóng hơn không khí 1,5 lần cacbonat của kim loại kiềm vật lí nhẹ hơn không khí , ít tan không duy trì sự cháy , sự (Trừ Li2CO3) , amoni tan tốt trong nước , rất độc . sống . trong nước . Các muối hiđrocacbon tan tốt trong nước (trừ NaHCO3 ít tan). Tính + Ở điều kiện thường CO là + CO2 là một oxit axit có thể Muối cacbonat có tính chất chất oxit trung tính , không tác phản ứng giữa oxit bazơ , hóa học chung của muối . hóa dụng với nước , kiềm , axit . dung dịch bazơ . + Tác dụng với axit . học + CO là chất khử : ở nhiệt CaO + CO2  CaCO3 2HCl + CaCO3  CaCl2 độ cao CO khử được nhiều CO2 + 2NaOH  Na2CO3 + CO2 + H2O 2
  3. oxit kim loại : Fe2O3 , CuO , + H2O + Tác dụng với kiềm . PbO , + Khi tan trong nước CO2 tạo NaHCO3 + NaOH  t CuO + CO  Cu + CO2 thành dung dịch axit cacbonic Na2CO3 + H2O t Fe3O4 + 4O2  3Fe + . + Phản ứng nhiệt phân . t 4CO2 CO2 + H2O  H2CO3 2NaHCO3  Na2CO3 + + Ngoài ra còn tác dụng + Ngoài ra CO còn tác dụng CO2 + H2O 2 t được với nhiều chất khác được với : C , Mg , Al , CaCO3  CaO + CO2 như : CO + C t 2CO t 2 2CO + O2  2CO2 CO + 2Mg t 2MgO + C t,Ni 2 CO + 3H2   Ta không dùng CO2 để dập CH4 + H2O tắt đám cháy Mg và Al . 3.Silic (Si) * Silic - Là chất rắn , màu xanh khó nóng chảy , có vẻ sáng của kim loại , dẫn điện kém . Silic là chất bán dẫn . - Si phản ứng với nhiều phi kim và kim loại . Ví dụ : t Si + O2  SiO2 t Si + 2S  Si S2 t Si + 2Mg  Mg2Si - Si không phản ứng với hiđro . * Hợp chất của silic – công nghiệp siliccat : trong tự nhiên hỗn hợp silic chỉ tồn tại ở dạng hợp chất như : thạch anh (SiO2 nguyên chất) , cát trắng (SiO2 có lẫn tạp chất) , đất sét (Al2O3 . 2SiO2 . 2H2O) * Silic đioxit (SiO2) - Tinh thể trắng , khó nóng chảy , khó sôi , khi làm nguội châm khối nóng chảy tạo nên dạng vô định hình là thủy tinh thạch anh . - Silic đioxit là oxit axit tác dụng với kiềm , oxit bazơ tạo thành muối siliccat ở nhiệt độ cao . Ví dụ : t SiO2 + 2NaOH  Na2SiO3 + H2O t SiO2 + CaO  CaSiO3 - Silic phản ứng với kim loại Mg , C. Ví dụ : t SiO2 + 2Mg  2MgO + Si * Công nghiệp silicat : là sản xuất đồ gốm , xi măng , thủy tinh . § 3 . Sơ Lược Về Bảng Tuần Hoàn Các Nguyên Tố Hóa Học I.NGUYÊN TẮC SẮP XẾP CÁC NGUYÊN TỐ : Các nguyên tố trong bảng tuần hoàn các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử . II.CẤU TẠO BẢNG TUẦN HOÀN : 1.Ô nguyên tố : Cho biết : số hiệu nguyên tử , KHHH , tên nguyên tố , nguyên tử khối nguyên tố đó . Ví dụ : 20 Số hiệu nguyên tử . Ca KHHH. Canxi 40 3
  4. Tên nguyên tố . Nguyên tử khối . Số hiệu nguyên tử là số thứ tự của nguyên tố trong bảng tuần hoàn . Số hiệu có trị số bằng số proton trong hạt nhân nguyên tử của nguyên tố đó . 2.Chu kỳ : - Chu kỳ gồm các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron và được sắp xếp thành hàng theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân . Số thứ tự chu kỳ = số lớp electron Ví dụ : 10 + Hiđro 14+ Silic Silic Hiđro có 1 lớp electron , ở chu kỳ 1 . Silic có 3 lớp electron , ở chu kỳ 3 . 3.Nhóm - Nhóm gồm các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có số electron lớp ngoài cùng bằng nhau và được sắp xếp thành một cột theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên tử . Số thứ tự của nhóm = số electron ở lớp ngoài cùng 4
  5. III.SỰ BIẾN ĐỔI TUẦN HOÀN VỀ CẤU TẠO NGUYÊN TỬ VÀ TÍNH CHẤT CÁC NGUYÊN TỐ TRONG BẢNG TUẦN HOÀN 1.Trong một chu kỳ (từ trái sang phải) - Số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố tăng dần từ 1 đến 8 electron . - Tính kim loại của các nguyên tố giảm đồng thời tính phi kim của nguyên tố tăng dần . - Đầu chu kỳ là kim loại mạnh , cuối là phi kim mạnh , kết thúc là chu kỳ là khí hiếm (từ chu kỳ 1 và chu kỳ 7) 2.Trong một nhóm (từ trên xuống) - Số electron của các nguyên tử tăng dần , tính kim loại của các nguyên tố tăng dần , đồng thời tính phi kim của nguyên tố giảm dần . IV.Ý NGHĨA CỦA BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC 1.Biết được vị trí của nguyên tố suy ra cấu tạo nguyên tử và tính chất của nguyên tố . Ví dụ : Biết nguyên tố A có số hiệu 11 , ta biết : - A ở ô số 11 có điện tích hạt nhân bằng 11+ và có số electron là 11 . - A ở chu kỳ 3 , có ba lớp electron . - A ở nhóm I , ở lớp ngoài có 1 electron . 2.Biết được cấu tạo nguyên tử của nguyên tố suy đoán được vị trí và tính chất của nguyên tố . Ví dụ : Một nguyên tố X trong nguyên tử có ba lớp electron , lớp ngoài cùng có 7 electron , có điện tích hạt nhân là 17+ . Hãy suy đoán vị trí và tính chất hóa học cơ bản của nó . Giải Từ các số liệu về nguyên tử trên ta có thể biết được nguyên tố X ở ô 17 , thuộc chu kỳ 3 , nhóm VII,X là một phi kim mạnh . BÀI TẬP  Chủ đề 1 : XÁC ĐỊNH CẤU TẠO NGUYÊN TỬ - VỊ TRÍ CỦA NGUYÊN TỐ TRONG BẢNG TUẦN HOÀN 5
  6. - SO SÁNH TÍNH CHẤT CỦA CÁC NGUYÊN TỐ I.Phương pháp : - So sánh tính kim loại , phi kim dựa vào sự biến đổi tính chất của các nguyên tố trong chu kỳ và trong một nhóm . - Biết được vị trí suy ra cấu tạo và ngược lại . + Số thứ tự chu kỳ = Số lớp electron nguyên tử . + Số electron ở lớp ngoài cùng = Số thứ tự nhóm . + Số proton = Số lớp electron = Số hiệu nguyên tử . * Lưu ý : Số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử còn cho biết nguyên tử của nguyên tố đó là kim loại hay phi kim : + Số electron lớp ngoài cùng là 1,2,3 kim loại (trừ H , Bo) + Số electron lớp ngoài 4 có thể là kim loại , có thể là phi kim . + Số electron lớp ngoài cùng là 5,6,7 phi kim . II.Bài tập mẫu : Bài 1 : Xác định nguyên tố X vị trí nguyên tố X trong bảng tuần hoàn biết nguyên tử của nguyên tố X có tổng số electron là 13 , có 3 lớp và electron ở lớp ngoài cùng . Hướng dẫn giải - Có 13 electron có 13 proton số thứ tự là 13 - Có 3 lớp electron X ở chu kỳ 3 - Có 3 electron lớp ngoài cùng X ở nhóm III và là kim loại . Vậy X là nguyên tố ở trong bảng tuần hoàn có số thứ tự 13 thuộc chu kỳ 3 và phân nhóm III và là nguyên tố kim loại . Bài 2 : Nguyên tố X ở chu kỳ 3 có 1 electron ở lớp ngoài cùng , có số hiệu 11 . Hãy xác định và vẽ cấu tạo nguyên tử . Hướng dẫn giải Nguyên tố X ở chu kỳ 3 X có 3 lớp electron . - Có 1 electron ở lớp ngoài cùng ở nhóm I - Số hiệu là 11 : nguyên tử X có 11 proton và 11 electron . - Có 1 electron ở lớp ngoài cùng nên X là kim loại ở đầu chu kỳ . 11+ Bài 3 : Hãy so sánh và sắp xếp tính phi kim giảm đần của các nguyên tố sau : Br , N , Cl , S , Si. Hướng dẫn giải Cl , Si và S cùng chu kỳ nên tính phi kim : Cl > S > Si (1) Br và Cl cùng nhóm nên tính phi kim : Cl > Br (2) N ở chu kỳ 2 và đầu nhóm V nhưng clo ở nhóm VII nên tính phi kim : Cl > N (3) 6
  7. Từ (1) , (2) và (3) suy ra : tính phi kim của nguyên tố trên được sắp xếp giảm dần như sau : Cl , N , Br , S , Si . III.Bài tập áp dụng : Bài 1 : Cho nguyên tử A có cấu tạo nguyên tử ở chu kỳ 3 , có 2 electron lớp ngoài cùng , có số hiệu là 16 . Hãy xác định vị trí và tính chất của nguyên tố A . Bài 2 : Biết X có cấu tạo nguyên tử như sau : Điện tích hạt nhân là 8 , có hai lớp electron , lớp ngoài cùng có 6 electron . Hãy xác định vị trí của X trong bảng tuần hoàn . Bài 3 : Cho các kim loại ghi bảng chữ A , B , C , D lần lượt cho các kim loại tác dụng với dung dịch HCl thì quan sát hiện tượng được bảng sau : Kim loại Tác dụng với HCl A Không có hiện tượng gì . B Giải phóng khí H2 rất nhanh , dung dịch nóng lên . C Giải phóng khí H2 chậm D Giải phóng khí H2 nhanh , dung dịch nóng dần lên . Hãy sắp xếp 4 kim loại trên theo chiều hoạt động tăng dần .  Chủ đề 2 : BỔ TÚC VÀ VIẾT PHƯƠNG TRÌNH - HOÀN THÀNH SƠ ĐỒ PHẢN ỨNG – GIẢI THÍCH HIỆN TƯỢNG – ĐIỀU CHẾ CÁC CHẤT I.Phương pháp : - Nắm vững tính chất hóa học phi kim và các chất . - Chuỗi biến đổi hóa học phi kim có dạng : Phi kim t / O2 oxit axit  H2O axit  oxitbaz / baz muối 7
  8. II. Bài tập mẫu Bài 1 : Viết các phương trình phản ứng thực hiện chuỗi biến đổi hóa học sau : (1) (2) (3) (4) FeS2  SO2  SO3  H2SO4  BaSO4 (6) (7)  H2SO3  Na2SO4  SO2 Hướng dẫn giải t (1) 4FeS2 + 11O2  2Fe2O3 + 8SO2 V 2O5 / 450C (2) 3SO2 + O2  2SO3 t (3) SO2 + H2O  H2SO4 (4) H2SO4 + BaCl2  BaSO4 + 2HCl (5) SO2 + H2O  H2SO3 (6) H2SO3 + 2NaOH  Na2SO4 + 2H2O (7) Na2SO3 + 2HCl  2NaCl + SO2 + H2O Bài 2 : Sục khí CO2 vào dung dịch nước vôi trong , ta thấy nước vôi trong xuất hiện kết tủa , tiếp tục sục khí CO2 vào dung dịch nước vôi trong thì ta thấy chất tan . Sau đó thêm một ít dung dịch Ba(OH)2 thì thấy xuất hiện kết tủa trở lại . Hãy giải thích và viết phương trình phản ứng đó . Hướng dẫn giải Khi sục khí CO2 vào nước vôi trong xuất hiện kết tủa do CO2 phản ứng với Ca(OH)2 tạo thành CaCO3 : CO2 + Ca(OH)2  CaCO3 + H2O Tiếp tục xục khí CO2 đến khi kết tủa tan : CaCO3 + CO2 + H2O  Ca(HCO3)2 Nếu thêm dung dịch Ba (OH)2 thì xuất hiện lại kết tủa do Ba(OH)2 phản ứng với Ca(HCO3)2 Ba(OH)2 + Ca(HCO3)2  BaCO3 + CaCO3 + 2H2O Bài 3 : Từ muối ăn và các hóa chất cần thiết , hãy viết các phương trình điều chế nước Javen , clorua vôi . Hướng dẫn giải - Điều chế nước Javen : đpdd / cmx 2NaCl + H2O  2NaOH + Cl2 + H2 Cl2 + 2NaOH  NaCl + NaClO + H2O Nước Javen - Điều chế clorua vôi : Cl2 + Ca(OH)2 (bột)  CaOCl2 + H2O Cloruavôi Bài 4 : Khí clo có thể tác dụng với chất nào sau đây : a.Axit HCl b.Dung dịch KOH c.Dung dịch NaBr d.Dung dịch thuốc tím Viết các phương trình phản ứng ? Hướng dẫn giải Clo có thể tác dụng với dung dịch KOH , dung dịch NaBr Các phản ứng : Cl2 + 2KOH  KCl + KClO + H2O Cl2 + 2NaBr  2NaCl + Br2 Bài 5 : Hãy xác định các chất A , B , C , D , E trong sơ đồ phản ứng sau và viết các phương trình hoàn thành các phản ứng đó . H2 + A  B 8
  9. B + MnO2  C + A + H2O A + NaOH  D + E + H2O Hướng dẫn giải Vì H2 + A  B B + MnO2  C + A + H2O Điều đó chứng tỏ A là chất khí Cl2 ; B : HCl ; D : NaCl : E : NaClO Các phương trình phản ứng : t H2 + Cl2  2HCl t 4HCl + MnO2  MnCl2 + Cl2 + 2H2O Cl2 + 2NaOH  NaCl + NaClO + H2O III.Bài tập áp dụng : Bài 1 : Dẫn khí clo vào nước , nhúng quỳ tím vào dung dịch thu được , lúc đầu giấy quỳ tím biến thành đỏ , sau đó giấy quỳ tím mất màu . Giải thích hiện tượng trên . Bài 2 : Viết các phương trình phản ứng thực hiện chuỗi biến hóa sau (ghi rõ điều kiện phản ứng nếu có) a.C  CO  CO2  NaHCO3  Na2CO3  CO2  CaCO3  Ca(HCO3)2 b.KMnO4  Cl2  HCl  NaCl  NaClO  Cl2  CaSiO3  c.Si  SiO2  Na2SiO3  SiF4 Bài 3 : Từ Na2CO3 và axit HCl và các hóa chất cần thiết , viết các phương trình phản ứng điều chế các khí sau : a.Khí CO2 b.Khí SO2 c.Nước Javen 9
  10.  Chủ đề 3 : NHẬN BIẾT VÀ TÁCH CÁC CHẤT PHI KIM I.Phương pháp : - Dựa vào dấu hiệu đặc trưng như màu , mùi , tan hay không tan , - Dấu hiệu nhân biết . Chất cần nhận biết Thuốc thử Dấu hiệu và PTPƯ Cl2 Quỳ tím ẩm - Hóa đỏ rồi mất màu : Cl2 + H2O  HCl + HClO Đung dịch KI + hồ tinh bột [O] oxi hóa hợp chất có màu xanh 2KI + Cl2  2KCl + I2 Hồ tin bột + I2  dd xanh tím . S (màu vàng) Tạo ra khí SO2 mùi hắc P (đỏ) Tạo ra dung dịch làm giấy quỳ tím hóa đỏ C Đôt cháy trong không khí Tạo ra khí làm đục nước vôi trong O2 Que đóm Bùng cháy o H2 CuO (đen) , t Xuất hiện màu đỏ : t H2 + CuO  Cu + H2O N2 Sinh vật nhỏ Chết Khí HCl Quỳ tím ẩm Hóa đỏ Sục vào dung dịch AgNO3 Kết tủa trắng 10
  11. HCl + AgNO3  AgCl + HNO3 NH3 Quỳ tím ẩm Hóa xanh Mùi Khai CO CuO , to Hóa đỏ đồng : t CuO + CO  Cu + CO2 Dd PdCl2 Kết tủa Pd : PdCl2 + CO + H2O  Pd + 2HCl + CO2 CO2 Nước vôi trong Vẫn đục : CO2 + Ca(OH)2  CaCO3 + H2O SO2 Nước brom (màu nâu đỏ) Mất màu : SO2 + Br2 + 2H2O  2HBr + H2SO4 H2S Mùi Trứng thối Dung dịch Pb(NO3)2 Kết tủa PbS màu đem : Pb(NO3)2 + H2S  PbS + 2HNO3 NO Không khí Hóa nâu đỏ : t NO + ½ O2  NO2 NO2 Màu Nâu đỏ Quỳ tím ẩm Hóa đỏ : 3NO2 + H2O  2HNO3 + NO II.Bài tập mẫu : Bài 1 : Có ba chất khí đựng riêng biệt trong ba lọ là : H2 , HCl và khí Cl2 . Dùng phương pháp hóa học để nhận biết các chất khí . Hướng dẫn giải Dùng giấy quỳ tím nhúng vào các lọ , lọ nào làm giấy quỳ tím đỏ được lọ chứa khí HCl , Lọ nào từ từ làm giấy quỳ tím mất màu nhận được lọ chứa khí Clo. Cl2 + H2O  HCl + HClO HClO  HCl + [O] Oxi nguyên tử sẽ oxi hóa chất có màu nên giấy quỳ tím mất màu . Lọ không làm biến đổi màu nhân được H2 . Bài 2 : Có các chất khí đựng ở các lọ riêng biệt là H2S , CO2 , NH3 và NO2 . Bằng phương pháp hóa học hãy phân biết các chất khí trên . Hướng dẫn giải - Dùng giấy quỳ tím ẩm lần lượt cho vào các lọ chứa khí , lọ nào làm giấy quỳ tím ẩm hóa xanh nhân được lọ chứa khí NH3 . - Lọ nào làm giấy quỳ tím ẩm hóa đỏ nhân được khí NO2 . - Hai khí còn lại lần lượt lội qua dung dịch Pb(NO3)2 mẫu thử xuất hiện kết tủa đen nhân được khí H2S , còn lại là khí CO2 Pb(NO3)2 + H2S  PbS + 2HNO3 Bài 3 : Khí Oxi có lẫn khí CO và CO2 . Làm thế nào để thu đượ khí oxit tinh khiết . 11
  12. Hướng dẫn giải Dần hỗn hợp khí trên qua dung dịch PdCl2 khí Co bị giữ lại : PdCl2 + CO + H2O  Pd + 2HCl + CO2 Tiếp tục dẫn hỗn hợp khí còn lại qua dung dịch nước vôi trong thì thu được khí oxi tinh khiết . CO2 + Ca(OH)2  CaCO3 + H2O Bài 4 : Có hỗn hợp khí gồm : H2 , H2S và CO2 . Làm thế nào tách riêng biệt các khí trên . Hướng dẫn giải Dẫn hỗn hợp khí trên lội qua dung dịch nước vôi trong thì CO2 và H2S bị giữ lại : CO2 + Ca(OH)2  CaCO3 + H2O H2S + Ca(OH)2  CaS + 2H2O Thu được khí hiđro . Lọc kết tủa cho tác dụng với HCl thu được khí CO2 CaCO3 + 2HCl  CaCl2 + CO2 + H2O Lấy nước lọc cho phản ứng với dung dịch HCl thu được dung dịch khí H2S CaS + 2HCl  CaCl2 + H2S III.Bài tập áp dụng Bài 1 : Có các chất khí sau : oxit , Co , CO2 , H2 chứa trong các lọ riêng biệt bị mất nhãn , làm thế nào để phân biệt từng lọ bằng phương pháp hóa học . Bài 2 : Trong hỗn hợp khí gồm CO và CO2 hãy làm thí nghiệm chứng tỏ rằng trong hỗn hợp có hai khí trên . Bài 3 : Có hỗn hợp khí gồm : Cl2 , O2 và NH3 . Hãy vẽ sơ đồ tách riêng từng chất khí . 12
  13.  Chủ đề 4 : XÁC ĐỊNH PHI KIM VÀ CÔNG THỨC HỢP CHẤT CỦA PHI KIM I.Phương pháp : - Gọi công thức hợp chất oxit hoặc hợp chất khí của nguyên tố là : R2On hoặc H8 – nR (với n : hóa trị R) - Dựa váo % của nguyên tố trong hợp chất . Từ công thức tính % các nguyên tố trong hợp chất . Suy ra các đại lượng cần tìm . - Hoặc dựa vào phương trình hóa học , lập tỉ lệ đại lượng đã biết và đại lượng liên quan suy ra các đại lượng cần tìm . * Lưu ý : Hóa trị trong oxit cao nhất + hóa trị trong hợp chất với hiđro = 8 II.Bài tập mẫu : Bài 1 : Oxit của nguyên tố R có công thức chung là RO3 trong đó oxi chiếm 60% về khối lượng . a.Hãy xác định tên nguyên tố A . b.So sánh tính chất hóa học của nguyên tố A với các nguyên tố xung quanh . Hướng dẫn giải a.Công thức chung của oxit RO3 16.3.100% %O = 60% (với R : là khối lượng mol của R) R 48 (R + 48).60 = 4800 R = 32 R là lưu huỳnh (S) b.Lưu huỳnh là nguyên tố phi kim , tính phi kim của lưu huỳnh yếu hơn Al , O nhưng mạnh hơn P , Se . Bài 2 : Nguyên tố X tạo thành hợp chất khí với hiđro là H2X và trong hợp chất có hóa trị cao nhất với oxi chứa 40% là X . Hãy xác định tên nguyên tố X . Hướng dẫn giải Vì hợp chất khí với hiđro X có công thức hóa học là H2X . Suy ra X có hóa trị cao nhất với oxi là IV . Nên công thức hóa học (CTHH) cao nhất của X với oxi là : XO3 Ta có : 13
  14. X.100% %X = 40% X 48 Giải rat a được X = 32 X là lưu huỳnh . Vậy X là nguyên tố lưu huỳnh . Bài 3 : Cho 4 gam một oxit (RO3) tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được 7,1 gam muối khan . Xác định tên nguyên tố R . Hướng dẫn giải Phương trình : RO3 + 2NaOH Na2RO4 + H2O R + 48 110 + R (g) 4 7,1 (g) R 48 110 R Ta có tỉ số : (R 48).7,1 (110) R).4 4 7,1 R = 32 Lưu huỳnh Vậy nguyên tố R là lưu huỳnh . III.Bài tập áp dụng : Bài 1 : Một nguyên tố A tạo nên các hợp chất khí với hiđro : AH3 và tạo hợp chất oxit : A2O5 . Biết tỉ khối chất khí của AH3 so với oxi bằng 0,53125 . Tìm A Bài 2 : Xác định công thức của hợp chất khí X . Biết rằng : - X là hợp chất của lưu huỳnh và X chứa 1 mol nguyên tử S . - 1 g khí X chiếm thể tích 1,517 lít (đktc) Bài 3 : Đốt cháy hoàn toàn Mg trong 7,1 gam khí X2 thì thu được muối A . Tìm khí X . Bài 4 : a.Hãy xác định công thức của khí X biết rằng : A là oxit của lưu huỳnh chứa 50% oxi (1 lít khí X ở đktc nặng bằng 2,857 g) b.Hòa tan 12,8 gam hợp chất khí X vào 300 ml dung dịch NaOH 1,2M . Hãy cho biết muối nào thu được sau phản ứng ? Tìm nồng độ mol của muối (giả sử thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể). 14
  15.  Chủ đề 5 : XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN PHẦN TRĂM VỀ THỂ TÍCH I.Phương pháp : Tương tự như phần tính % về khối lượng của hỗn hợp muối hoặc kim loại : - Tính số mol chất hoặc hỗn hợp đã cho . - Viết phương trình phản ứng . - Gọi x , y lần lượt là số mol của các chất khí A , B , - Dựa vào phương trình hóa học lập phương trình toán học suy ra các đại lượng cần tìm . - Hỗn hợp khí X gồm A , B , V.100% %VA = %VB = 100% - %VA Vhh Hoặc công thức này : nA.100 %VA = %nA = nhh nB.100 %VB = %nB = nhh * Lưu ý : Khi các thể tích đo được ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất thì tỉ lệ thể tích cũng là tỉ lệ số mol . II.Bài tập mẫu : Bài 1 : Một hỗn hợp khí X có thể tích 6,72 lít (ở đktc) gồm các khí N2 , O2 , Cl2 có khối lượng là 10,95 gam . Xác định % về thể tích của mỗi khí trong hỗn hợp ban đầu .Biết thể tích của khí oxi gấp đôi thể tích của khí clo . Hướng dẫn giải Ta có : V 6,72 nX = 0,3(mol) 22,4 22,4 Gọi x , y , z lần lượt là số mol của các khí N2 , O2 , Cl2 Theo số mol của hỗn hợp khí ta có : x + y + z = 0,3 (a) Theo khối lượng các khí : 28x + 32y + 71z = 10,95 (b) 15
  16. Và y = 2z (vì thể tích oxi gấp 2 lần thể tích clo) (c) x y z 0,3 Từ (a) , (b) và (c) ta có hệ : 28x 32y 71z 10,95 y 2z 0 Giải hệ phương trình ta được : x = 0,15 (mol) ; y = 0,1 (mol) ; z = 0,05 (mol) 0,15.100 %VN2 = 50% 0,3 0,.100% %VO2 = 33,33% 0,3 %VCl2 = 100% - (50% + 33,33%) = 16,67 % Bài 2 : Có hỗn hợp X gồm khí CO , CO2 và HCl . - Cho a gam hỗn hợp X lội qua dung dịch nước vôi trong thì thu được 10 g kết tủa . - Cho a gam hỗn hợp X lội qua 100 ml dung dịch AgNO3 1M thì phản ứng vừa đủ . - Cho a g hỗn hợp X đi qua đồng (II) oxit nung nóng thì thu được 3,2 gam một kim loại . a.Tính a b.Tính % về khối lượng mỗi chất khí trong hỗn hợp . Hướng dẫn giải a.Khi X lội qua dung dịch nước vôi trong thì khí CO2 phản ứng tạo ra kết tủa . 10 nCaCO3 = 0,1 (mol) 100 CO2 + Ca(OH)2  CaCO3 + H2O =0,1 0,1 (mol) m(co2) = n.M = 0,1 . 44 = 4,4 (g) Khi lội qua dung dịch AgNO3 nAgNO3 = CM . V = 1 . 0,1 = 0,1 (mol) AgNO3 + HCl  AgCl + HNO3 = 0,1 0,1 (mol) mHCl = n.M = 0,1 . 36,5 = 3,65 (g) Khi X đi qua CuO nung nóng : 3,2 nCu = 0,05 (mol) 64 t CO + CuO  Cu + CO2 = 0,05 0,05 (mol) mCO = n.M = 0,05.28 = 1,4 (g) a = mCO2 + mCO + mHCl = 4,4 + 3,65 + 1,4 = 9,45 (g) b.Tính % 4,4.100% %mCO2 = 46,56(%) 9,45 3,65.100% %mHCl = 38,62(%) 9,45 %mCO = 100% - (%mCO2 + 38,62%) = 14,82(%) Bài 3 : Có một hỗn hợp khí A gồm SO2 và H2 . Dẫn 8 lít khí hỗn hợp A qua dung dịch Ba(OH)2 dư thì thu được khí B . Đốt cháy B hoàn toàn cần 1,6 lít khí oxi . Xác định % vê thể tích của mỗi khí trong hỗn hợp ban đầu . Biết các khí đo ở cùng điều kiện nhiệt độ và cùng áp suất . 16
  17. Hướng dẫn giải Hỗn hợp khí A lội qua dung dịch Ba(OH)2 thu được khí B chính là Hiđro còn khí bị giữ lại là SO2 t 2H2 + O2  H2O 2V 1V x 1,6 (l) 1,6.2 x = 3,2(l) 1 VSO2 = 8 – 3,2 = 4,8 (l) 3,2.100% %VH2 = 40(%) 8 4,8.100% %VSO2 = 60(%) 8 III.Bài tập áp dụng : Bài 1 : Có hỗn hợp gồm các khí sau : CO và CO2 với thể tích là 16 lít , người ta làm các thí nghiệm sau : - Dẫn 16 lít hỗn hợp lội qua dung dịch nước vôi trong dư thu được khí X . - Đốt cháy hoàn toàn khí X cần 2 lít oxi . Biết các thể tích đo ở điều kiện nhiệt độ và áp suất . Bài 2 : Hòa tan hoàn toàn 18,8 gam hỗn hợp muối gồm NaHCO3 và NaHSO3 bằng 200 ml dung dịch HCl 1M , thì thu được hỗn hợp khí X . Xác định % về thể tích của mỗi khí trong hỗn hợp khí X . Biết các khí đo cùng điều kiện và áp suất . 17