Đề ôn tập môn Lịch sử Lớp 9 - Đề 3 - Trường THCS Lê Lợi
Bạn đang xem tài liệu "Đề ôn tập môn Lịch sử Lớp 9 - Đề 3 - Trường THCS Lê Lợi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_on_tap_mon_lich_su_lop_9_de_3_truong_thcs_le_loi.pdf
Nội dung text: Đề ôn tập môn Lịch sử Lớp 9 - Đề 3 - Trường THCS Lê Lợi
- ĐỀ ÔN TẬP SỬ 9 – ĐỀ 3 Câu 1: Các nước đế quốc họp hội nghị Vec-xai sau Chiến tranh thế giới thứ nhất nhằm mục tiêu: A. bàn kế hoạch đối phó với chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô. B. thiết lập lại trật tự thế giới mới. C. chia lại thị trường thế giới. D. yêu cầu các nước bại trận bồi thường. Câu 2: Nguyễn Ái Quốc đã gửi văn bản nào dưới đây tới Hội nghị Vec-xai (1919) ? A. Bản án chế độ thực dân Pháp. B. Bản yêu sách của nhân dân An Nam. C. Những bài viết in trên báo Người cùng khổ. D. yêu cầu các nước bại trận bồi thường. Câu 3: Năm 1920, Nguyễn Ái Quốc đã đọc Sơ thảo lần thức nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của A. Các Mác B. Ăng-ghen. C. Lê-nin. D. Mao Trạch Đông. Câu 4: Sự kiện nào đánh dấu bước ngoặt trong hoạt động cách mạng của Nguyễn Ái Quốc? A. Bỏ phiếu tán thành việc gia nhập Quốc tế thứ ba và tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp tại Đại hội Đảng xã hội Pháp (12-1920). B. Nguyễn Ái Quốc đã đọc Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa (7-1920). C. Sáng lập Hội Liên hiệp thuộc địa ở Pa-ri (1921). D. Tham gia Đại hội lần thứ V Quốc tế cộng sản (1924). Câu 5: Nguyễn Ái Quốc thành lập Hội Liên hiệp thuộc địa nhằm mục đích nào dưới đây? A. Giúp cho việc thành lập Đảng vô sản ở các nước thuộc địa. B. Truyền bá chủ nghĩa Mác Lê-nin đến các dân tộc thuộc địa.
- C. Đấu tranh loại trừ chủ nghĩa cơ hội. D. Đoàn kết các lực lượng cách mạng chống chủ nghĩa thực dân. Câu 6: Ai là chủ bút của báo Người cùng khổ? A. Nguyễn Ái Quốc. B. Nguyễn An Ninh. C. Phan Văn Trường. D. Huỳnh Thúc Kháng. Câu 7: Trong thời kì sống và làm việc ở Pháp, Nguyễn Ái Quốc viết bài đăng trên báo nào dưới đây? A. Nhân đạo. B. Thanh niên. C. Nhân dân. D. Sự thật. Câu 8: Ở Quảng Châu (Trung Quốc), Nguyễn Ái Quốc đã thành lập tổ chức cách mạng nào dưới đây? A. Tâm tâm xã. B. Hội Việt Nam cách mạng thanh niên. C. Hội Liên hiệp các dân tộc thuộc địa. D. Đảng Cộng sản Việt Nam. Câu 9 : Tác phẩm nào tập hợp những bài giảng của Nguyễn Ái Quốc tại các lớp huấn luyện đào tạo cán bộ cách mạng ở Quảng Châu? A. Nhật kí trong tù. B. Đường Kách mệnh. C. Hồ Chí Minh toàn tập. D. Bản án chế độ thực dân Pháp. Câu 10: Sắp xếp các sự kiện sau theo thứ tự thời gian 1. Dự Đại hội lần thứ V của Quốc tế cộng sản. 2. Tham gia sáng lập Hội liên hiệp thuộc địa.
- 3. Đọc Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lê- nin. A. 3-2-1 B. 1-2-3 C. 2-3-1 D. 2-1-3 Câu 11: Một trong những nội dung chủ yếu của Bản yêu sách tám điểm mà Nguyễn Ái Quốc gửi tới Hội nghị Vec-xai (1919) là A. thừa nhận quyền tự do, dân chủ, bình đẳng và tự quyết của dân tộc Việt Nam. B. thừa nhận quyền bình đẳng, tự quyết của dân tộc Việt Nam. C. trao quyền tự do, dân chủ cho dân tộc Việt Nam. D. trao trả độc lập cho nhân dân Việt Nam. Câu 12: Sự kiện nào đánh dấu bước chuyển về nhận thức của Nguyễn Ái Quốc từ người yêu nước trở thành chiến sĩ cộng sản? A. Gửi bản Yêu sách của nhân dân An Nam đến Hội nghị Vec-xai. B. Đọc bản Sơ thảo luận cương của Lê-nin về vấn đề dân tộc và thuộc địa. C. Tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp. D. Tham gia sáng lập Hội Liên hiệp thuộc địa. Câu 13: Mục đích của Nguyễn Ái Quốc khi viết bài cho các báo Nhân đạo, Người cùng khổ, Đời sống công nhân là: A. tuyên truyền giáo dục lí luận giải phóng dân tộc. B. xây dựng tổ chức cách mạng cho nhân dân Việt Nam. C. yêu cầu thực dân Pháp thừa nhận độc lập của Việt Nam. D. truyền bá lí luận giải phóng dân tộc, tố cáo tội ác của thực dân. Câu 14: Nhận xét nào dưới đây không đúng về vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với cách mạng Việt Nam trong giai đoạn từ năm 1919 đến năm 1925? A. Tìm ra con đường cách mạng vô sản. B. Chuẩn bị tư tưởng chính trị cho sự thành lập đảng. C. Chuẩn bị về mặt tổ chức cho sự thành lập đảng.
- D. Triệu tập hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Câu 15: Trong những năm 1919-1925, hoạt động của Nguyễn Ái Quốc có ý nghĩa như thế nào với việc thành lập Đảng cộng sản Việt Nam? A. Chuẩn bị về lí luận cho sự ra đời của Đảng. B. Tìm ra con đường giải phóng dân tộc đúng đắn. C. Chuẩn bị về mặt tư tưởng, chính trị, tổ chức cho sự ra đời của Đảng. D. Tạo ra bước ngoặt cho sự thành lập Đảng cộng sản Việt Nam. Câu 16: Sự kiện nào dưới đây nhằm tập hợp nhân dân các nước thuộc địa của Pháp đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân? A. Thành lập Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á Đông. B. Đại hội thành lập Đảng Cộng sản Pháp. C. Đại hội V của Quốc tế cộng sản. D. Thành lập tổ chức Hội Liên hiệp thuộc địa. Câu 17: Nguyễn Ái Quốc đã rút ra bài học chủ yếu nào từ việc gửi bản Yêu sách của nhân dân An Nam đến Hội nghị Vec-xai (1919) không được chấp nhận? A. Phân biệt rõ đâu là bạn, đâu là thù của dân tộc. B. Nhận thức rõ bản chất của chủ nghĩa đế quốc. C. Quyết tâm đi theo con đường cách mạng vô sản. D. Phải dựa vào sức minh để tự giải phóng. Câu 18: Sự kiện nào dưới đây khẳng định Nguyễn Ái Quốc hoàn toàn tin tưởng và đi theo con đường cách mạng vô sản? A. Tham gia sáng lập Hội Liên hiệp thuộc địa. B. Tham dự Đại hội lần thứ V của Quốc tế cộng sản. C. Đọc bản Sơ thảo luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lê-nin. D. Bỏ phiếu tán thành Quốc tế cộng sản, tham gia sáng lập Đảng cộng sản Pháp. Câu 19: Đóng góp lớn nhất của Nguyễn Ái Quốc đối với cách mạng Việt Nam trong những năm 1919-1925 là A. sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam. B. truyền bá chủ nghĩa Mac-Lê-nin về Việt Nam.
- C. chuẩn bị về mặt tư tưởng – chính trị cho sự thành lập Đảng. D. tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn cho cách mạng Việt Nam – cách mạng vô sản. Câu 20: Sự kiện nào dưới đây gắn với hoạt động của Nguyễn Ái Quốc khi ở Liên Xô (1923- 1924)? A. Tham dự đại hội lần thứ IV của Quốc tế cộng sản. B. Tham dự đại hội lần thứ V của Quốc tế cộng sản. C. Tham dự đại hội lần thứ VI của Quốc tế cộng sản. D. Tham dự đại hội lần thứ VII của Quốc tế cộng sản.
- ĐỀ ÔN TẬP SỬ 9 – ĐỀ 3 Câu 1: Tháng 6 năm 1925, tổ chức yêu nước nào dưới đây được thành lập? A. Tổ chức Tâm tâm xã. B. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên được thành lập. C. Sự ra đời của tổ chức Tân Việt cách mạng đảng. D. Sự thành lập tổ chức Việt Nam Quốc dân đảng. Câu 2: Cơ quan ngôn luận của hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên là A. Báo Thanh niên. B. Báo Nhành lúa. C. Báo Búa liềm. D. Báo Người cùng khổ. Câu 3: Thành phần tham gia chủ yếu của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên từ năm 1925 – 1927 là: A. tiểu thương, tiểu chủ, thanh niên nghèo thành thị. B. trung, tiểu địa chủ có tinh thần dân tộc. C. học sinh, sinh viên, trí thức Việt Nam yêu nước. D. học sinh, sinh viên, viên chức, trí thức Việt Nam. Câu 4: Mục đích hoạt động cơ bản của tổ chức Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên khi ra đời là: A. tập hợp quần chúng đấu tranh. B. truyền bá chủ nghĩa Mác - Lê-nin. C. xây dựng cơ sở trong quần chúng. D. lãnh đạo quần chúng đấu tranh chống Pháp và tay sai. Câu 5: Hoạt động tiêu biểu của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên khi mới ra đời là: A. tập hợp lực lượng cách mạng xây dựng cơ sở cách mạng trong nước. B. xây dựng cơ sở cách mạng trong nước. C. xây dựng cơ sở cách mạng trong kiều bào. D. mở lớp đào tạp cán bộ cách mạng.
- Câu 6: Sau khi dự lớp huấn luyện đào tạo cán bộ ở Quảng Châu, học viên ưu tú Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên tiếp tục thực hiện nhiệm vụ gì? A. Xây dựng cơ sở trong Việt kiều ở Xiêm. B. Được cử đi học ở một số trường quân sự tại Trung Quốc, Liên Xô. C. Bí mật về Việt Nam truyền bá lí luận giải phóng dân tộc. D. Tập hợp xây dựng lực lượng cho cuộc đấu tranh chống Pháp. Câu 7: Điểm mới trong phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân Việt Nam những năm 1926-1927 là: A. có sự lãnh đạo của các tổ chức cách mạng. B. chủ nghĩa Mác – Lê-nin được truyền bá sâu rộng. C. có sự lãnh đạo của tổ chức Công hội. D. phong trào mang tính thống nhất trong toàn quốc. Câu 8: Địa bàn hoạt động chủ yếu của Tân Việt cách mạng Đảng là ở? A. Bắc Kì. B. Trung Kì. C. Nam Kì. D. toàn Đông Dương. Câu 9: Thành phần chủ yếu của tổ chức Tân Việt cách mạng Đảng là A. giai cấp công nhân. B. giai cấp địa chủ phong kiến. C. tri thức trẻ và thanh niên tiểu tư sản yêu nước. D. giai cấp nông dân. Câu 10: Cuộc đấu tranh giữa hai xu hướng tư tưởng vô sản và tư sản trong nội bộ Tân Việt Cách mạng Đảng dẫn đến: A. xu hướng cách mạng theo quan điểm vô sản chiếm ưu thế. B. xu hướng cách mạng theo quan điểm tư sản chiếm ưu thế. C. cuộc đấu tranh giữa co giữa hai xu hướng. D. cách mạng Việt Nam có sự kết hợp giữa hai xu hướng.
- Câu 11: Chi bộ cộng sản đầu tiên ở Việt Nam được ra đời ở đâu? A. Phố Khâm Thiên – Hà Nội. B. Số nhà 5D phố Hàm Lòng- Hà Nội. C. Nhà máy xe lửa Gia Lâm -Hà Nội. D. Làng Vạn Phúc – Hà Đông. Câu 12: Đại hội toàn quốc lần thứ nhất của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên tổ chức ở đâu? A. Hương Cảng. B. Quảng Châu. C. Thượng Hải. D. Ma Cao Câu 13 : Tại Đại hội toàn quốc lần thứ nhất của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, đoàn đại biểu Bắc Kì bỏ Đại hội về nước là do : A. bất đồng quan điểm lãnh đạo cách mạng Việt Nam. B. đưa ra kiến nghị thành lập Đảng Cộng sản không được chấp nhận. C. không đưa được người vào Ban lãnh đạo. D. không thống nhất được thành phần lanh đạo tổ chức. Câu 14 : Nội dung nào không phải ý nghĩa của sự xuất hiện ba tổ chhwcs cộng sản ở Việt Nam trong năm 1929 ? A. Đánh dấu sự trưởng thành của giai cấp công nhân Việt Nam. B. Chức tỏ xu hướng vô sản phát triển rất mạnh ở nước ta. C. Bước chuẩn bị trực tiếp cho việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. D. Khẳng định vai trò lãnh đạo cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Na,. Câu 15 : Tổ chức yêu nước nào chịu sự ảnh hưởng mạnh mẽ của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên ? A. Tâm tâm xã. B. Tân Việt cách mạng đảng. C. Việt Nam quốc dân đảng.
- D. Thanh niên cao vọng đảng. Câu 16 : Tổ chức nào là hạt nhân dẫn tới sự ra đời của Đông Dương Cộng sản đảng (6-1929) A. Hội Việt Nam Nghĩa đoàn. B. Tân Việt cách mạng đảng. C. Việt Nam quốc dân đảng. D. Hội Việt Nam cách mạng thanh niên. Câu 17: Sự kiện nào diễn ra tại số nhà 5D phố Hàm Long – Hà NỘi (3-1929)? A. Thành lập Đông Dương Cộng sản đảng. B. Thành lập Đông Dương Cộng sản liên đoàn. C.Chi bộ Cộng sản đầu tiên ở Việt Nam ra đời. D. Đại hội lần thứ nhất của Việt Nam Cách mạng Thanh niên. Câu 18: Năm 1929, Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên phân hóa thành các tổ chức cộng sản nào sau đây? A. Đảng Tân Việt và Động Dương Cộng sản liên đoàn. B. Động Dương Cộng sản Đảng và An Nam cộng sản Đảng. C. Việt Nam Quốc dân Đảng và Đông Dương Cộng sản Đảng. D. Đông Dương Cộng sản đảng và Đông Dương Cộng sản liên đoàn. Câu 19: Phong trào dân tộc và dân chủ ở Việt Nam trong những năm 1928 – 1929 phát triển mạnh mẽ đặt ra yêu cầu: A. cần phải thành lập một đảng cộng sản ở Việt Nam. B. cần có lãnh tụ lãnh đạo cách mạng ở Việt Nam. C. cần thành lập lực lượng vũ trang. D. thống nhất các tổ chức yêu nước ở Việt Nam. Câu 20: Người chủ trì hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam là A. Nguyễn Hồng Sơn. B. Nguyễn Ái Quốc. C. Ngô Gia Tự. D. Lê Hồng Phong.