Đề thi học kì I Giáo dục công dân Lớp 7 - Mã đề 153 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Gia Thụy
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học kì I Giáo dục công dân Lớp 7 - Mã đề 153 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Gia Thụy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_thi_hoc_ki_i_giao_duc_cong_dan_lop_7_ma_de_153_nam_hoc_20.docx
Nội dung text: Đề thi học kì I Giáo dục công dân Lớp 7 - Mã đề 153 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Gia Thụy
- TRƯỜNG THCS GIA THỤY ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I Năm học: 2018 - 2019 MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN 7 ĐỀ 1 Thời gian: 45 phút Ngày tháng năm 2018 A. Trắc nghiệm (5 điểm): (Mã đề 153) Ghi lại chữ cái trước câu trả lời đúng nhất vào bài làm. Câu 1: Em đồng ý với ý kiến nào sau đây? A. Gia đình, dòng họ nghèo thì không có gì đáng tự hào. B. Chỉ giữ gìn truyền thống tốt đẹp của gia đình giàu có. C. Gia đình, dòng họ nào cũng có những truyền thống tốt đẹp. A-D. Không cần giữ gìn truyền thống, vì đó là những gì đã lạc hậu. Câu 2: Biểu hiện nào dưới đây thể hiện lòng khoan dung? A. Hay đổ lỗi cho người khác. B. Luôn lắng nghe để hiểu và thông cảm với mọi người. C. Nặng lời với người khác khi có điều gì không vừa ý. D. Hay tìm khuyết điểm của người khác để chê bai, hạ uy tín của họ. Câu 3: Việc làm nào sau đây biểu hiện sự đoàn kết, tương trợ? A. Giúp đỡ các bạn để hoàn thành công việc nhanh chóng. B. Tham gia đánh nhau để bảo vệ người thân. C. Ủng hộ những người có thế mạnh. D. Giúp người khác mà không tính toán. Câu 4: Những biểu hiện dưới đây là không trung thực? A. Không vì lợi ích riêng của mình mà che dấu hoặc nói sai sự thật. B. Bỏ qua những hành vi thiếu trung thực của người khác vì không muốn mất lòng. C. Bảo vệ lẽ phải, đấu tranh với việc làm sai trái. D. Phê bình thẳng thắn khi bạn mắc khuyết điểm. Câu 5: Thế nào là trung thực? A. Trung thực là tôn trọng sự thật, tôn trọng chân lý, lẽ phải. B. Trung thực sống ngay thẳng thật thà. C. Trung thực nhận lỗi khi mắc khuyết điểm. D. Trung thực là tôn trọng sự thật, tôn trọng chân lý, lẽ phải, sống ngay thẳng thật thà, nhận lỗi khi mắc khuyết điểm. Câu 6: Câu ca dao nào dưới đây nói về tự trọng? A. Chết trong còn hơn sống đục. B. Được voi đòi tiên. C. Miếng ăn là miếng nhục. 1
- D. Đói cho sạch rách cho thơm. Câu 7: Em đồng ý với ý kiến nào sau đây về khoan dung? A. Khoan dung giúp mối quan hệ giữa mọi người trở nên thân thiện hơn. B. Chỉ khoan dung với người thân trong gia đình. C. Chỉ cần khoan dung với người ít tuổi hơn mình. D. Khoan dung là biểu hiện của sự yếu thế. Câu 8: Hành vi nào dưới đây thể hiện sự đoàn kết, tương trợ? A. Bao che khuyết điểm cho bạn thân. B. Cùng phối hợp với các bạn trong lớp tổ chức kỉ niệm ngày 20/11. C. Không chơi với các bạn ngoài nhóm của mình. D. Làm bài tập hộ bạn. Câu 9: Biểu hiện nào sau đây là thể hiện trung thực? A. Bỏ qua những hành vi sai trái của người khác vì sợ mất lòng. B. Không che giấu khuyết điểm của mình cũng như của người khác. C. Làm theo người khác mặc dù biết là sai trái. D. Chỉ nói sự thật với cha mẹ còn người khác thì không. Câu 10: Câu tục ngữ, ca dao nào dưới đây nói về lòng yêu thương con người? A. Qua cầu rút ván. B. Gió chiều nào che chiều ấy. C. Đồng cam cộng khổ, chia ngọt sẻ bùi. D. Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo. Câu 11: Biểu hiện nào sau đây là thiếu tự trọng? A. Biết giữ lời hứa, chữ tín. B. Tự giác hoàn thành công việc, không để bị nhắc nhở. C. Dũng cảm nhận lỗi. D. Chưa biết sửa sai khi mắc khuyết điểm. Câu 12: Biểu hiện nào là không yêu thương con người? A. Yêu thương con người là quan tâm, giúp đỡ làm những điều tốt đẹp cho người khác, nhất là những lúc khó khăn hoạn nạn. B. Yêu thương con người là sự thông cảm, chia sẻ với niềm vui, nõi buồn và sự khổ đau của người khác. C. Người biết yêu thương mọi người sẽ được mọi người yêu quý và kính trọng. D. Ganh tị, giành giật quyền lợi cho mình. Câu 13: Theo em, biểu hiện nào dưới đây là thể hiện tính trung thực? A. Thẳng thắng phê bình bạn khi bạn mắc khuyết điểm. A-B. Bao che thiếu sót cho bạn khi bạn đã giúp mình. C. Nhận lỗi thay cho bạn, vì sợ bạn buồn. 2
- B-D. Làm bài hộ cho bạn, vì bạn học yếu. Câu 14: Trong những câu dưới đây câu nào biểu hiện nếp sống gia đình văn hóa? A. Việc nhà là của mẹ và con gái. B. Con cái có thể tham gia bàn bạc công việc gia đình. C. Gia đình có nhiều con là gia đình hạnh phúc. D. Trong gia đình nhất thiết phải có con trai. Câu 15: Câu tục ngữ ca dao nào dưới đây nói về tính tự trọng? A. Thà rằng ăn bát cơm rau, còn hơn cá thịt nói nhau nặng lời. B. Ăn cháo đá bát. C. Ăn lấy chắc, mặc lấy bền. D. Được voi đòi tiên. Câu 16: Biểu hiện nào sau đây nói về giản dị? A. Diễn đạt dài dòng, nhiều từ ngữ bóng bẩy. B. Nói năng cộc lốc, trống không. C. Làm việc gì cũng sơ sài, cẩu thả. D. Đối xử với mọi người luôn chân thành, cởi mở. Câu 17: Em không đồng ý với ý kiến nào dưới đây về gia đình văn hóa? A. Cha mẹ cần làm hộ việc của con để con dành thời gian học tập. B. Con cái chỉ cần lo học giỏi là góp phần xây dựng gia đình văn hóa. C. Việc xây dựng gia đình văn hóa là trách nhiệm của cha, mẹ. D. Mỗi thành viên trong gia đình cần thực hiện tốt trách nhiệm của mình. Câu 18: Ý nào sau đây nói về ý nghĩa của sống giản dị? A. Đây là phẩm chất đạo đức cần có ở mỗi người. B. Sống giản dị sẽ được mọi người yêu mến, cảm thông và giúp đỡ. C. Là không xa hoa, lãng phí. D. Cả A và B. Câu 19: Hành vi nào dưới đây thể hiện lòng yêu thương con người? A. Quan tâm, giúp đỡ những người đã giúp đỡ mình, còn những người khác thì không. B. Luôn nghĩ tốt và bênh vực mọi người, kể cả những người làm điều xấu, điều ác. C. Giúp đỡ người gặp hoạn nạn vì mong họ vượt qua khó khăn, có cuộc sống tốt hơn. D. Giúp đỡ người khác để khi mình gặp khó khăn thì họ giúp đỡ lại. Câu 20: Ý kiến nào dưới đây nói về tính giản dị? A. Giản dị là sự qua loa, đại khái, tùy tiện trong nếp sống, nếp nghĩ. B. Giản dị là cái đẹp chân thực, gần gũi và hòa hợp với xung quanh. C. Chỉ những người nghèo mới phải sống giản dị. D. Sự giản dị làm mất đi vẻ đẹp của con người. 3
- TRƯỜNG THCS GIA THỤY ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I Năm học: 2018 - 2019 MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN 7 ĐỀ 2 Thời gian: 45 phút Ngày tháng năm 2018 A. Trắc nghiệm (5 điểm): (Mã đề 157) Ghi lại chữ cái trước câu trả lời đúng nhất vào bài làm. Câu 1: Hành vi nào dưới đây thể hiện tính trung thực? A. Bình luôn nói để cha mẹ biết điểm tốt của mình ở lớp, không nói điểm kém. B. Hồng ngủ dậy muộn nên đến lớp trễ, Hồng tự nhận khuyết điểm và nói với cô giáo là bận trông em nên đi học muộn. C. Hùng là bạn thân của Phong nhưng khi cô giáo hỏi về khuyết điểm của Hùng thì Phong lại nói đúng sự thật với cô giáo. D. Hiền bị ốm phải nghỉ học mấy ngày nên khi cô giáo cho làm bài kiểm tra, Hiền không làm được và đã nhờ Loan làm bài hộ. Câu 2: Ý nào không phải là ý nghĩa của đoàn kết, tương trợ? A. Đoàn kết là tập hợp nhiều người để cô lập những người có mâu thuẫn với mình. B. Đoàn kết, tương trợ giúp chúng ta tạo nên sức mạnh để vượt qua khó khăn. C. Đoàn kết, tương trợ là một truyền thống quí báu của dân tộc ta. D. Đoàn kết, tương trợ giúp chúng ta dễ hòa nhập, hợp tác với mọi người. Câu 3: Biểu hiện tôn sư trọng đạo? A. Mải chơi Hoa không làm bài tập toán về nhà. B. Hoa không chào thầy, cô giáo cũ ở cấp Tiểu học vì họ không còn dạy nữa. C. Thầy An bị ốm, cả tập thể lớp 7A đều đến thăm thầy. D. Bài kiểm tra điểm xấu Nam liền xé bỏ. Câu 4: Biểu hiện nào sau đây là thiếu tự trọng? A. Biết giữ lời hứa, chữ tín. B. Tự giác hoàn thành công việc, không để bị nhắc nhở. C. Dũng cảm nhận lỗi. D. Chưa biết sửa sai khi mắc khuyết điểm. Câu 5: Câu tục ngữ, ca dao nào dưới đây nói về lòng yêu thương con người? A. Đồng cam cộng khổ, chia ngọt sẻ bùi. B. Gió chiều nào che chiều ấy. C. Qua cầu rút ván. D. Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo. Câu 6: Theo em, thái độ hoặc việc làm nào dưới đây thể hiện tôn sư trọng đạo? 4
- A. Chỉ kính trọng, vâng lời thầy cô giáo đang dạy mình. B. Thăm hỏi thầy cô giáo đang dạy mình và cả thầy cô giáo cũ. C. Cho rằng quan niệm “một chữ là thầy” nay đã lạc hậu. D. Cho rằng không nhất thiết phải làm theo lời dạy bảo của thầy cô giáo. Câu 7: Em không đồng ý với ý kiến nào sau đây về giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ? A. Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ giúp ta có thêm kinh nghiệm trong cuộc sống. B. Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ giúp ta có sức mạnh, nghị lực trong cuộc sống. C. Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ chỉ giúp ta có điểm tựa tinh thần trong cuộc sống. D. Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ góp phần làm phong phú truyền thống dân tộc. Câu 8: Em không đồng ý với ý kiến nào dưới đây về gia đình văn hóa? A. Con cái chỉ cần lo học giỏi là góp phần xây dựng gia đình văn hóa. B. Việc xây dựng gia đình văn hóa là trách nhiệm của cha, mẹ. C. Mỗi thành viên trong gia đình cần thực hiện tốt trách nhiệm của mình. D. Cha mẹ cần làm hộ việc của con để con dành thời gian học tập. Câu 9: Theo em câu tục ngữ nào dưới đây nói về tôn sư trọng đạo? A. Học thầy không tày học bạn. B. Ân trả, nghĩa đền. C. Một chữ là thầy, một ngày là nghĩa. D. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. Câu 10: Những biểu hiện dưới đây là không trung thực? A. Bảo vệ lẽ phải, đấu tranh với việc làm sai trái. B. Phê bình thẳng thắn khi bạn mắc khuyết điểm. C. Không vì lợi ích riêng của mình mà che dấu hoặc nói sai sự thật. D. Bỏ qua những hành vi thiếu trung thực của người khác vì không muốn mất lòng . Câu 11: Hành vi nào dưới đây là xa hoa cầu kì? A. Luôn chú ý chải chuốt hình thức của mình. B. Trang phục gọn gàng, sạch sẽ phù hợp với hoàn cảnh gia đình. C. Chi dùng vừa mức với hoàn cảnh gia đình và mọi người xung quanh. D. Nói năng dễ hiểu không cầu kì đúng nội dung. Câu 12: Hành vi nào dưới đây không thể hiện lòng yêu thương con người? A. Giúp đỡ người khác với thái độ vô tư không nghĩ đến sự trả ơn. B. Luôn mong điều tốt đẹp cho mọi người. C. Thờ ơ lảng tránh trước đau khổ của người khác. 5
- D. Không làm điều ác, điều xấu có hại cho người khác. Câu 13: Em đồng ý với ý kiến nào sau đây về khoan dung? A. Khoan dung giúp mối quan hệ giữa mọi người trở nên thân thiện hơn. B. Khoan dung là biểu hiện của sự yếu thế. C. Chỉ cần khoan dung với người ít tuổi hơn mình. D. Chỉ khoan dung với người thân trong gia đình. Câu 14: Ý kiến nào dưới đây nói về tính giản dị? A. Giản dị là sự qua loa, đại khái, tùy tiện trong nếp sống, nếp nghĩ. B. Giản dị là cái đẹp chân thực, gần gũi và hòa hợp với xung quanh. C. Chỉ những người nghèo mới phải sống giản dị. D. Sự giản dị làm mất đi vẻ đẹp của con người. Câu 15: Hành vi nào sau đây thể hiện sự đoàn kết, tương trợ? A. Làm bài tập hộ bạn. B. Không chơi với các bạn ngoài nhóm của mình. C. Cùng các bạn trong lớp tổ chức kỷ niệm ngày 20/11. D. Bao che khuyết điểm cho bạn thân. Câu 16: Ý nào không phải là ý nghĩa của đoàn kết, tương trợ? A. Đoàn kết, tương trợ giúp chúng ta dễ hòa nhập, hợp tác với mọi người. B. Đoàn kết, tương trợ giúp chúng ta tạo nên sức mạnh để vượt qua khó khăn. C. Đoàn kết, tương trợ là một truyền thống quí báu của dân tộc ta. D. Đoàn kết là tập hợp nhiều người để cô lập những người có mâu thuẫn với mình. Câu 17: Thế nào là tôn sư trọng đạo? A. Tôn trọng, kính yêu các thầy cô giáo đang dạy mình. B. Tôn trọng, kính yêu các thầy cô giáo cũ. C. Coi trọng những điều các thầy cô giáo dạy. D. Tôn trọng, kính yêu và biết ơn các thầy cô giáo ở mọi lúc mọi nơi, coi trọng và làm theo đạo lý mà các thầy cô giáo đã dạy mình. Câu 18: Theo em, khoan dung là: A. tìm cách che giấu khuyết điểm cho bạn. B. bỏ qua lỗi nhỏ của bạn, nếu bạn không khắc phục được. C. phải chăm chú lắng nghe, để hiểu mọi người. D. nên nặng lời với người khác nếu họ làm trái ý ta. Câu 19: Biểu hiện nào dưới đây là tự tin? A. Tự mình giải quyết mọi việc, không cần nghe ý kiến của ai. B. Luôn tự đánh giá cao bản thân mình. C. Tin tưởng vào khả năng của bản thân, chủ động trong mọi việc. D. Lúc nào cũng giữ ý kiến riêng của mình. 6
- Câu 20: Em không đồng ý với ý kiến nào dưới đây về gia đình văn hóa? A. Cha mẹ cần làm hộ việc của con để con dành thời gian học tập. B. Mỗi thành viên trong gia đình cần thực hiện tốt trách nhiệm của mình. C. Việc xây dựng gia đình văn hóa là trách nhiệm của cha, mẹ. D. Con cái chỉ cần lo học giỏi là góp phần xây dựng gia đình văn hóa. 7