Đề thi học kì I Giáo dục công dân Lớp 7 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Long Biên

doc 3 trang thuongdo99 2900
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học kì I Giáo dục công dân Lớp 7 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Long Biên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_hoc_ki_i_giao_duc_cong_dan_lop_7_nam_hoc_2017_2018_tr.doc
  • docĐề cương hki gdcd 7_293201811.doc

Nội dung text: Đề thi học kì I Giáo dục công dân Lớp 7 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Long Biên

  1. TRƯỜNG THCS LONG BIÊN MỤC TIÊU – MA TRẬN TỔ: XÃ HỘI ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I MÔN GDCD 7 NĂM HỌC: 2017 - 2018 TIẾT: 18 Thời gian làm bài: 45 phút Ngày kiểm tra: Tuần 17 I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức: - Hệ thống hóa kiến thức đã học từ bài 1 đến bài 11 - Vận dụng kiến thức lý thuyết để giải quyết các tình huống có vấn đề. 2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng đọc – hiểu và phân tích tình huống. 3. Thái độ: - Làm bài nghiêm túc, chủ động, sáng tạo. II. MA TRẬN ĐỀ Mức độ Các mức độ đánh giá Nhận biết Thông hiểu Nội dung Cộng Vận dụng Vận dụng cao TN TL TN TL TN TL TN TL I. Lý thuyết - Biểu Từ bài 1 đến bài 11 hiện Khái - Khái - Biểu - niệm, niệm hiện Nhận biểu - Ý - Nhận định hiện nghĩa định Tầm quan trọng Số câu: 2 1 2 0,5 5.5 Số điểm 1.0đ 2đ 1.0đ 1đ 5 Tỉ lệ % 10% 20% 10% 10% 50% II. Liên hệ, xử lí tình Xử lí tình huống Liên hệ huống thực thực tế tế Số câu: 0.5 1 1.5 Số điểm 1đ 4đ 5đ Tỉ lệ % 10% 40% 50% Số câu: 2 1 3 0.5 0 0.5 0 1 7 Số điểm 1.0đ 2đ 1.0đ 1đ 0 1đ 0 4đ 10đ Tỉ lệ % 10% 20% 10% 20% 0 10% 0 30% 100%
  2. TRƯỜNG THCS LONG BIÊN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ MÔN GDCD TỔ: XÃ HỘI LỚP: 7 - NĂM HỌC: 2017 - 2018 TIẾT: 18 ĐỀ SỐ 1 Thời gian làm bài: 45 phút Ngày kiểm tra: PHẦN I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: (2 điểm). Trả lời các câu hỏi dưới đây bằng cách ghi lại chữ cái đứng đầu những phương án đúng. Câu 1: Những biểu hiện nào sau đây thể hiện đức tính trung thực? A. Quay cóp trong giờ kiểm tra. C. Nhặt được của rơi trả người đánh mất. B. Dũng cảm nhận lỗi của mình. D. Làm hộ bài cho bạn. Câu 2: Ý kiến nào sau đây đúng về lòng tự trọng? A. Tự trọng là giấu những điều mà mình yếu kém. B. Tự trọng là biết giữ lời hứa và luôn làm tròn nhiệm vụ của mình. C. Tự trọng là luôn đề cao cá nhân mình trước mọi người. D. Tự trọng là luôn để người khác phải nhắc nhở, chê trách. Câu 3: Việc làm nào sau đây thể hiện sự đoàn kết, tương trợ? A. Ghi chép và giảng lại bài cho bạn khi bạn bị ốm. B. Bênh vực bạn thân khi bạn mắc khuyết điểm. C. Quyên góp, ủng hộ sách vở cho trẻ em vùng khó khăn. D. Giúp đỡ người già qua đường. Câu 4: Hành vi nào thể hiện sự tôn sư trọng đạo? A. Vui mừng khi cô giáo ốm. C. Oán trách thầy cô khi được điểm kém. B. Về thăm thầy cô giáo cũ. D. Không nghe lời thầy cô giáo. II. PHẦN TỰ LUẬN: (8,0 điểm) Câu 1 (2đ): Thế nào là sống giản dị? Nêu 3 biểu hiện cụ thể của nếp sống giản dị ở học sinh? Câu 2 (2đ): Ý nghĩa của tự tin trong cuộc sống? Em đã làm gì để rèn luyện lòng tự tin cho bản thân mình? Câu 3 (4đ): Quê Mai là một vùng quê nghèo khó. Bao đời nay trong dòng họ Mai chưa có ai đỗ đạt cao và làm chức vụ gì quan trọng. Mai không bao giờ muốn giới thiệu quê hương và dòng họ mình với bạn bè. Mai cảm thấy xấu hổ về đất quê nghèo và dòng họ của mình. a. Em có đồng ý với cách nghĩ của Mai không? Vì sao? b. Nếu em là Mai, em sẽ xử sự như thế nào? CHÚC CÁC EM LÀM BÀI THI TỐT
  3. HƯỚNG DẪN CHẤM – BIỂU ĐIỂM ĐỀ 1 I. Trắc nghiệm khách quan (2 điểm) Mỗi câu trả lời đúng và đủ được 0,5 điểm Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 B, C B A, C, D B II. Tự luận: (8 điểm) Câu 1(2 đ) - Sống giản dị là sống phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của 0,5đ bản thân, gia đình và xã hội. - Một vào biểu hiện cụ thể của nếp sống giản dị ở học sinh: 0,5đ + Trang phục giản dị, phù hợp với học sinh. 0,5đ +Đối xử với mọi người xung quanh chân thành, cởi mở. 0,5đ +Lời nói ngắn gọn, dễ hiểu. Câu 2 (2đ) -Ý nghĩa của tự tin trong cuộc sống: +Tự tin giúp con người có thêm sức mạnh, nghị lực và sức 0,5đ sáng tạo, làm nên sự nghiệp lớn. + Nếu không tự tin, con người sẽ trở nên yếu đuối, nhỏ bé. 0,5đ - Học sinh tùy theo cách diễn đạt của mình nhưng cần nêu bật được các ý sau: Để rèn luyện lòng tự tin cho bản thân mình, em sẽ: +Chủ động, tự giác học tập. 0,25đ +Tích cực tham gia các hoạt động tập thể do trường, lớp tổ 0,25đ chức. + Khắc phục tính rụt rè, tự ti, dựa dẫm, ỷ lại. 0,5đ Câu 3 (4 đ) a. Em không đồng ý với cách nghĩ của Mai. 0,5đ Giải thích: - Những suy nghĩa của Mai đã làm tổn hại đến danh dự của 0,25đ gia đình, dòng họ. - Dòng họ Mai vẫn còn có những truyền thống tốt đẹp đáng 0,25đ quý khác như lao động cần cù, yêu thương đoàn kết, truyền thống hiếu học, văn hóa, đạo đức, - Mai nên trân trọng, có ý thức gìn giữ, tự hào và phát huy 0,5đ những truyền thống ấy của quê hương. b. Nếu là Mai, em sẽ cư xử: - Luôn tự hào vì đây chính là nơi mình đã sinh ra và nuôi 0,5đ dưỡng mình trưởng thành. - Trân trọng, giữ gìn những truyền thống tốt đẹp đã có. 1đ - Phấn đấu học tập để có thể đưa quê hương thoát đói nghèo 1đ và làm rạng danh dòng họ. Lưu ý: Khi chấm, giáo viên cần tôn trọng ý kiến riêng của học sinh. * Duyệt đề: Ban giám hiệu Nhóm trưởng Người ra đề Hoàng Thị Tuyết Nguyễn Thị Bích Thuận Nguyễn Thùy Linh