Đề thi học kì I Lịch sử Lớp 8 - Mã đề 134 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Bồ Đề

doc 2 trang thuongdo99 2140
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học kì I Lịch sử Lớp 8 - Mã đề 134 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Bồ Đề", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_hoc_ki_i_lich_su_lop_8_ma_de_134_nam_hoc_2018_2019_tr.doc

Nội dung text: Đề thi học kì I Lịch sử Lớp 8 - Mã đề 134 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Bồ Đề

  1. PHÒNG GD & ĐT LONG BIÊN ĐỀ THI HỌC KỲ I TRƯỜNG THCS BỒ ĐỀ MÔN: LỊCH SỬ 8 Năm học 2018 - 2019 Thời gian làm bài: 45 phút Mã đề thi: 134 (Ngày thi: 6/12/2018) I. Trắc nghiệm (5 điểm) - Ghi ra giấy kiểm tra chữ cái đứng trước câu trả lời đúng - Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm Câu 1: Tính chất của Chiến tranh thế giới thứ nhất là A. Chiến tranh đế quốc xâm lược, phi nghĩa B. Phe Liên minh phi nghĩa, Hiệp ước chính nghĩa C. Phe Hiệp ước phi nghĩa, Liên minh chính nghĩa D. Chính nghĩa thuộc về các nước thuộc địa Câu 2: Trong thập niên 20 của thế kỉ XX, quốc gia nào là trung tâm công nghiệp thương mại, tài chính quốc tế? A. Nhật B. Anh C. Đức D. Mĩ Câu 3: Nguyên nhân dẫn đến cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 -1933? A. Sản xuất “cung” quá “cầu” hàng hóa ế thừa, sức mua của dân giảm B. Sản xuất giảm, cung không đủ cầu C. Hàng hóa kém chất lượng, không đáp ứng nhu cầu D. Sản xuất chạy theo lợi nhuận Câu 4: Kết cục cơ bản nhất của Chiến tranh thế giới thứ nhất là gì? A. Phe Liên minh thất bại B. Đức mất thuộc địa, Pháp mở rộng thêm thuộc địa C. Các nước đế quốc suy yếu, nhân loại chịu thiệt hại nặng nề, phong trào cách mạng thế giới lên cao D. Mĩ giàu lên sau chiến tranh Câu 5: Mục đích quan trọng nhất của những biện pháp của “Chính sách kinh tế mới” năm 1921 là A. làm giàu với tốc độ nhanh mạnh B. vượt qua khó khăn sau chiến tranh C. đẩy mạnh sản xuất phát triển, lưu thông hàng hóa D. giải quyết hậu quả chiến tranh Câu 6: Đâu không là ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Mười Nga 1917? A. Lật đổ chế độ phong kiến mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển B. Làm thay đổi thế giới – một chế độ mới, nhà nước mới xã hội chủ nghĩa ra đời C. Đề lại nhiều bài học quý báu cho giai cấp vô sản và các dân tộc bị áp bức trên thế giới D. Làm thay đổi hoàn toàn vận mệnh đất nước và số phận hàng trăm con người, đưa giai cấp công nhân lên năm chính quyền. Câu 7: Đặc điểm của cuộc khủng hoảng kinh tế (1929-1933) là A. thừa, trầm trọng và kéo dài nhất trong lịch sử các nước tư bản chủ nghĩa B. diễn ra nhanh nhất trong lịch sử các nước tư bản chủ nghĩa C. thừa, diễn ra nhanh nhất trong lịch sử nước tư bản chủ nghĩa D. thiếu, trầm trọng và diễn ra nhanh nhất trong lịch sử Câu 8: Mâu thuẫn chủ yếu giữa các nước đế quốc thế hiện ở lĩnh vực nào ? A. Tranh chấp quyền lực B. Áp dụng thành tựu khoa học – kĩ thuật C. Thuộc địa và thị trường D. Cạnh tranh trong việc xuất khẩu hàng hóa Câu 9: Duyên cớ trực tiếp bùng nổ cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918) là gì? A. Hậu quả của cuộc chiến tranh Nga – Nhật (1904 - 1905) B. Hậu quả của cuộc chiến tranh Mỹ, Tây Ban Nha (1898) C. Hậu quả của cuộc chiến tranh Anh, Bồ (1899 - 1902) D. Thái tử Áo – Hung bị một phần tử Xéc – bi ám sát (1914)
  2. Câu 10: Mở đầu cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất, Đức âm mưu đánh bại nước nào một cách chớp nhoáng? A. Nga B. Pháp C. Anh D. Bỉ Câu 11: Tính chất của cuộc cách mạng tháng Hai 1917 là A. cách mạng dân chủ tư sản B. cách mạng vô sản C. chiến tranh giải phóng dân tộc D. cách mạng tư sản Câu 12: Nguyên nhân sâu xa dẫn đến các nước đế quốc ráo riết chuẩn bị chiến tranh cuối thế kỉ XIX đầu XX là A. chuẩn bị cho sự trả đũa giữa các quốc gia tư bản B. nhằm chuẩn bị cho cuộc chiến tranh lâu dài C. buôn bán vũ khí đem lại nguồn lợi lớn và phát triển nhanh chóng D. mâu thuẫn giữa đế quốc về thị trường và thuộc địa Câu 13: Khối liên minh gồm những quốc gia nào? A. Đức, Nhật, Mĩ B. Anh, Pháp, Nga C. Đức, Áo – Hung, I – ta – li – a D. Đức, I – ta – li –a, Nhật Câu 14: Lực lượng đầu tiên tham gia vào phong trào Ngũ tứ 1919 là A. Công nhân, nông dân, tiểu tư sản B. Tư sản dân tộc và nông dân C. Trí thức, sĩ phu yêu nước D. Học sinh yêu nước ở Bắc Kinh Câu 15: Chiến tranh thế giới thứ nhất đã tác động như thế nào đối với kinh tế Nhật Bản ? A. Kinh tế Nhật vẫn giữ mức bình thường trước chiến tranh B. Kìm hãm sự phát triển kinh tế Nhật Bản C. Biến Nhật Bản thành bãi chiến trường D. Thúc đẩy nền kinh tế Nhật phát triển mạnh mẽ Câu 16: Nét mới của phong trào giải phóng dân tộc ở Châu Á sau thế chiến thứ nhất là gì? A. Phong trào nổ ra liên tục và đều khắp B. Sự trưởng thành của giai cấp công nhân, Đảng Cộng sản được thành lập và lãnh đạo ở một số nước C. Đảng Cộng sản được thành lập và lãnh đạo ở một số nước D. Quy mô rộng lớn khắp Châu Á Câu 17: Kết quả lớn nhất của cách mạng tháng Hai 1917 là gì? A. Chính phủ lâm thời tư sản được thành lập B. Lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế C. Chính quyền Xô Viết được thành lập D. Chiếm các công sở, bắt các tướng Nga hoàng Câu 18: Đây không là nội dung chủ yếu của Chính sách mới của Mĩ? A. Thực hiện các biện pháp giải quyết thất nghiệp B. Đẩy mạnh xuất khẩu tư bản, mở rộng ảnh hưởng C. Nhà nước kiểm soát chặt chẽ lại các ngành kinh tế và ổn định xã hội D. Phục hồi sự phát triển của nền kinh tế tài chính Câu 19: Trong “Chính sách kinh tế mới” của Nga năm 1921 đã thay thế chế độ trưng thu lương thực thừa bằng A. công lao động B. thuế lương thực C. hiện vật D. nộp hàng tháng Câu 20: Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc vào thời gian nào? A. 15/11/1918 B. 06/11/1918 C. 1/11/1918 D. 11/11/1918 II - Tự luận (5 điểm) Câu 1. (4,0 điểm) a, Nêu tình hình nước Nga trước cách mạng năm 1917 ? (2,0) điểm b,Tại sao nước Nga lại diễn ra 2 cuộc cách mạng năm 1917 ? (2,0 điểm) Câu 2. (1,0 điểm) So sánh biện pháp giải quyết khủng hoảng (1929 -1933) của Mĩ và Nhật Bản ?