Đề thi học kì I Vật lí Lớp 9 - Năm học 2015-2016 - Trường THCS Bồ Đề

doc 5 trang thuongdo99 3010
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học kì I Vật lí Lớp 9 - Năm học 2015-2016 - Trường THCS Bồ Đề", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_hoc_ki_i_vat_li_lop_9_nam_hoc_2015_2016_truong_thcs_b.doc

Nội dung text: Đề thi học kì I Vật lí Lớp 9 - Năm học 2015-2016 - Trường THCS Bồ Đề

  1. PHÒNG GD&ĐT QUẬN LONG BIÊN ĐỀ THI HỌC KÌ I Trường THCS Bồ Đề Môn: Vật lí 9 Năm học 2015 - 2016 Thời gian : 45 phút Ngày thi: 11/12/2015 I. Mục tiêu 1. Kiến thức: Kiểm tra học sinh việc nắm các kiến thức trong chương điện học và điện từ học. 2. Kĩ năng: - Biết giải các bài toán điện - Vận dụng quy tắc bàn tay trái để xác định chiều của lực điện từ. 3. Thái độ: Rèn luyện thái độ nghiêm túc trong học tập và kiểm tra. II. Ma trận đề kiểm tra Nội Vận dụng Nhận biết Thông hiểu Vận dụng dung cao Tổng kiểm Trắc Tự Trắc Tự Tự luận TN Tự luận TN tra nghiệm luận nghiệm luận Điện trở- Nêu Ý nghĩa Bt vận dụng Mối quan được số vôn, định luật Jun – hệ giữa định luật oát Len xơ Điện điện trở và Jun – Ct tính học chiều dài, Len xơ công của tiết diện, dòng vật liệu điện Số câu 2 1 2 1 1,0 2,0 1,0 2,5 6,5 đ Số điểm 65% Cấu tạo Phát biểu Vận nam cham quy tắc bàn dụng Điện điện Tương tay trái quy tắc từ học tác 2 nam châm bàn tay trái Số câu 2 1 1 Số 1,0 2,0 0,5 3,5 đ điểm 35% 10đ 40đ 3,0 đ 2,5 đ 0,5 đ Tổng 100% 40% 30% 25% 5%
  2. PHÒNG GD&ĐT QUẬN LONG BIÊN ĐỀ THI HỌC KÌ I Trường THCS Bồ Đề Môn: Vật lí 9 Năm học 2015 - 2016 Thời gian : 45 phút Ngày thi: 11/12/2015 I. Trắc nghiệm (3 điểm) Chọn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng trong các câu sau: Câu 1: Chọn câu sai trong các câu sau khi nói về điện trở của một đoạn dây dẫn: A. Cho biết mức độ cản trở dòng điện nhiều hay ít của dây dẫn đó. B. Có giá trị không đổi. C. Giá trị của điện trở phụ thuộc vào: Chiều dài, tiết diện và vật liệu làm dây dẫn đó. D. Có giá trị tăng khi hiệu điện thế giữa 2 đầu dây dẫn tăng. Câu 2: Công thức nào không phải công thức tính công của dòng điện sản ra trong một đoạn mạch: A. A = P t B. A = I2.R.t C. A = U.I.t D. A = U.I Câu 3 : Ý nghĩa của số vôn, số oát ghi trên các thiết bị tiêu thụ điện là: A. Cho biết giá trị của hiệu điện thế định mức và công suất định mức của dụng cụ đó để nó hoạt động bình thường. B. Cho biết giá trị cường độ dòng điện qua mạch và công suất tương ứng. C. Cho biết giá trị của cường độ dòng điện định mức và công suất định mức của dụng cụ đó để nó hoạt động bình thường. D. Là hiệu điện thế và điện năng bị tiêu thụ trong 1 giây. Câu 4: Điện trở của các dây dẫn làm từ cùng một loại vật liệu thì: A. Tỉ lệ nghịch với tiết diện của dây. B. Tỉ lệ thuận với chiều dài của dây. C. Không phụ thuộc vào chiều dài của dây. D. Bằng thương số giữa chiều dài và tiết diện. Câu 5: Khi để 2 nam châm gần nhau: A. Chúng luôn hút nhau. B. Nếu cùng cực từ thì đẩy nhau, khác cực từ thì hút nhau. C. Nếu cùng cực từ thì hút nhau, khác cực từ thì đẩy nhau. D. Không có hiện tượng gì. Câu 6: Cấu tạo của nam châm điện đơn giản gồm: A. Một sợi dây dẫn điện quấn thành nhiều vòng ở giữa có lõi đồng. B. Một ống dây dẫn trong có lõi nam châm. C. Một ống dây dẫn trong có lõi sắt non. D. Một cuộn dây có dòng điện chạy qua, trong đó có một lõi thép. II. Tự luận( 7 điểm) Bài 1: ( 2,0 đ) Phát biểu và viết hệ thức của định luật Jun- Len xơ. Nêu đơn vị các đại lượng có trong công thức. Bài 2: (2,5 đ)Một bếp điện khi hoạt động bình thường có điện trở R = 80Ω và cường độ dòng điện qua bếp khi đó là I = 2,5 A. a) Tính nhiệt lượng mà bếp tỏa ra trong 1giờ
  3. b) Dùng bếp điện trên để đun sôi 1,5l nước có nhiệt độ ban đầu là 25 oC thì thời gian đun nước là 20 phút. Coi rằng nhiệt lượng cung cấp để đun sôi nước là có ích, tính hiệu suất của bếp. Cho biết nhiệt dung riêng của nước là c = 4200J/kg.K. c) Mỗi ngày sử dụng bếp điện này 3 giờ. Tính tiền điện phải trả cho việc sử dụng bếp điện đó trong 30 ngày, nếu giá 1kW.h là 700 đồng. Bài 3: ( 2,5 đ) a) Phát biểu quy tắc bàn tay trái. b) Hãy xác định: Chiều của lực điện từ trong hình vẽ sau: S + N ( Cho biết: Ký hiệu: + chỉ dây dẫn có dòng điện có phương vuông góc với mặt giấy, chiều dòng điện đi từ trước ra sau)
  4. PHÒNG GD&ĐT QUẬN LONG BIÊN ĐÁP ÁN ĐỀ THI HỌC KÌ I Trường THCS Bồ Đề Môn: Vật lí 9 Năm học 2015 -2016 Ngày thi: 11/12/2015 TT Nội dung Biểu điểm Trắc Câu 1 2 3 4 5 6 Mỗi câu nghiệm 0,5 đ Đáp án D D A A- B B C Bài 1 - Phát biểu định luật: Nhiệt lượng tỏa ra ở dây dẫn khi có dòng điện 1,0 đ chạy qua tỉ lệ thuận với bình phương cường độ dòng điện, với điện trở của dây dẫn và thời gian dòng điện chạy qua. - Hệ thức: Q = I2 .R.t Trong đó: I đo bằng ampe(A) 1,0 đ R đo bằng ôm( ) t đo bằng giây(s) thì Q đo bằng jun(J) Bài 2 a) Nhiệt lượng bếp tỏa ra trong một giờ là: 1,0 đ Q = I2.R.t = 2,52 .80. 3600 = 1800000(J) b) Nhiệt lượng cần cung cấp để đun sôi nước là: Qi = m.c.∆t = 1,5.4200(100 - 25) = 472500(J) Nhiệt lượng bếp tỏa ra là: 1,0 đ Q= I2.R.t = 2,52 .80. 20.60 =600000(J) Hiệu suất của bếp là: H = (Qi/Q ). 100% = 78,75% c)Điện năng mà bếp tiêu thụ trong 30 ngày là: A = P.t = I2.R .t = 2,52 . 80. 30.3.60.60= 162000000 J = 45 kWh 0,5 đ Tiền điện phải trả là: 45.700 = 31500 đồng Bài 3 a) Quy tắc bàn tay trái: Đặt bàn tay trái sao cho các đường sức từ hướng 2,0 đ vào lòng bàn tay, chiều từ cổ tay đến ngón tay giữa hướng theo chiều dòng điện thì ngón tay cái choãi ra 900 chỉ chiều của lực điện từ. b) S F 0,5 đ N Ngày 5/12/2015 Ngày 5/12/2015 Ngày 4/12/2015 BGH duyệt Tổ trưởng duyệt GV Lý Thị Như Hoa Lê Hồng Hạnh Phan Thị Thùy Linh