Đề thi học kì II Giáo dục công dân Lớp 7 - Mã đề 485 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Bồ Đề

doc 3 trang thuongdo99 2850
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học kì II Giáo dục công dân Lớp 7 - Mã đề 485 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Bồ Đề", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_hoc_ki_ii_giao_duc_cong_dan_lop_7_ma_de_485_nam_hoc_2.doc

Nội dung text: Đề thi học kì II Giáo dục công dân Lớp 7 - Mã đề 485 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Bồ Đề

  1. UUBND QUẬN LONG BIÊN ĐỀ THI HỌC KÌ II TTRƯỜNG THCS BỒ ĐỀ Môn: Công dân 7 NNăm học 2018- 2019 Mã đề 485 Thời gian: 45 Phút Ngày thi: 18 /4 / 2019 I. Trắc nghiệm (5 điểm) Ghi ra giấy kiểm tra chữ cái đầu câu em chọn đáp án đúng Câu 1: Anh Tuấn theo đạo Tin Lành, còn chị Hương thì theo đạo Thiên Chúa. Hai anh chị có ý định kết hôn với nhau vào mùa thu năm nay. Nhưng bố mẹ chị Hương đã ngăn cản vì cho rằng, hai người thuộc hai tôn giáo khác nhau thì không thể kết hôn với nhau được. Chị Hương hết sức lo lắng chưa biết giải quyết ra sao. Nếu là chị Hương em sẽ làm gì? A. Chị Hương vẫn quyết định kết hôn với anh Tuấn. B. Chị Hương yêu cầu anh Tuấn theo đạo Thiên Chúa . C. Chị Hương giải thích cho cha mẹ hiểu về quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo. D. Chị Hương nghe theo cha mẹ không kết hôn với anh Tuấn. Câu 2: Hành vi nào góp phần giữ gìn, bảo vệ di sản văn hóa? A. Lấn chiếm, xây dựng trái phép trên đất các di tích đã được xếp hạng. B. Vứt rác bừa bãi trên các di tích. C. Di chuyển bảo vật, cổ vật quốc gia bất hợp pháp. D. Tổ chức tham quan, tìm hiểu di tích lịch sử. Câu 3: Đi thi không được ăn trứng vịt lộn là hình thức? A. Tôn giáo B. Mê tín dị đoan C. Tín ngưỡng D. Tin vào siêu nhiên Câu 4: Hành vi nào sau đây là mê tín dị đoan? A. Đi lễ đền, chùa vào những ngày đầu năm. B. Làm việc gì cũng tin vào may rủi, không tin vào khả năng của mình. C. Đi dự các lễ hội ở địa phương mình và nơi khác. D. Đi tham quan các di tích lịch sử. Câu 5: Em hãy cho biết ý nghĩa đúng về việc bảo vệ di sản văn hóa? A. Thể hiện truyền thống của dân tộc, công đức của thế hệ cha ông. B. Thể hiện truyền thống của dân tộc. C. Nhằm phát triển kinh tế, thu lợi nhuận. D. Làm ô nhiễm môi trường. Câu 6: Di sản văn hóa được chia làm mấy loại? A. 1 loại: di sản văn hóa vật thể. B. 3 loại: di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi vật thể và danh lam thắng cảnh. C. 4 loại: di sản văn hóa vật thể, di sản văn hóa phi vật thể, danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử. D. 2 loại: di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi vật thể. Câu 7: Ngày nào trong năm được chọn là ngày "môi trường thế giới"? A. Ngày 05 tháng 6 B. Ngày 06 tháng 5 C. Ngày 15 tháng 6 D. Ngày 16 tháng 5 Câu 8: Vai trò của việc trồng rừng trên đất trọc, đất trống là: A. Bảo vệ các loại động vật. B. Hạn chế sói mòn, lũ lụt, cải tạo khí hậu. Trang 1/3 - Mã đề thi 485
  2. C. Cho ta nhiều gỗ. D. Phủ xanh vùng đất trống. Câu 9: Chương trình "Giờ trái đất" kêu gọi mọi người hưởng ứng bằng hành động gì? A. Xem ti vi trong một giờ. B. Tắt điện trong một giờ. C. Dọn vệ sinh trong một giờ. D. Ngưng dùng điện thoại trong một giờ. Câu 10: Ngoài việc cung cấp gỗ quý, rừng còn có tác dụng gì cho môi trường sống của con người. A. Thải khí CO2 giúp cây trồng khác quang hợp. B. Là nơi trú ẩn của nhiều loại động vật. C. Điều hòa khí hậu, chống sói mòn, ngăn chặn lũ lụt. D. Cung cấp động vật quý hiếm. Câu 11: Di sản văn hóa có giá trị? A. Lịch sử, Văn hóa, Khoa học. B. Lịch sử, Khoa học. C. Văn hóa, Khoa học. D. Lịch sử, Văn hóa. Câu 12: Làm gì để bảo vệ tài nguyên, môi trường nước ta hiện nay? A. Giữ nguyên hiện trạng B. Không khai thác và sử dụng tài nguyên; chỉ làm cho môi trường tốt hơn C. Nghiêm cấm tất cả các ngành sản xuất có thể ảnh hưởng xấu đến môi trường D. Sử dụng hợp lí tài nguyên, cải thiện môi trường, ngăn chặn tình trạng hủy hoại đang diễn ra nghiêm trọng. Câu 13: Cách xử lí rác nào sau đây có thể đỡ gây ô nhiễm môi trường nhất? A. Đỏ tập trung vào bãi rác. B. Chôn sâu. C. Phân loại và tái chế. D. Đốt và xả khí lên cao. Câu 14: Khi tranh luận về di sản văn hóa của dân tộc, nhiều học sinh lớp 7 đưa ra các ý kiến khác nhau. Theo em, những ý kiến nào sau đây là đúng : A. Danh lam thắng cảnh là sông, núi, biển, rừng, cây, ao, hồ. B. Di sản văn hóa của dân tộc là những gì cha ông ta để lại về mặt tinh thần như các tác phẩm: Truyện Kiều, Chinh phụ ngâm, Lục Vân Tiên, thơ Hồ Xuân Hương C. Danh lam thắng cảnh là những cảnh đẹp do thiên nhiên tạo ra như vịnh Hạ Long, các hang động ở chùa Hương Tích. D. Di sản văn hóa của dân tộc là những phong tục, tập quán, các món ăn. Câu 15: Hành vi nào dưới đây là mê tín dị đoan? A. Đi lễ nhà thờ. B. Thờ cúng tổ tiên. C. Xin thẻ (xăm). D. Thăm cảnh đền, chùa. Câu 16: Lựa chọn câu trả lời đúng nhất dưới đây. Di sản văn hoá gồm: A. Di sản văn hoá phi vật thể và di sản văn hoá vật thể B. Di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia C. Lễ hội, làn điệu dân ca truyền thống, trang phục truyền thống dân tộc D. Di tích lịch sử - văn hoá và danh lam thắng cảnh Câu 17: Các dạng tài nguyên thiên nhiên chủ yếu gồm: A. Đất, nước, than đá, sinh vật, rừn B. Đất, nước, dầu mỏ C. Đất, nước, sinh vật, rừng. D. Đất, nước, khoáng sản, năng lượng, sinh vật, rừng Câu 18: Thờ cúng tổ tiên, ông bà là hình thức? A. Tin vào siêu nhiên B. Mê tín dị đoan C. Tôn giáo D. Tín ngưỡng Câu 19: Khi đào móng để làm nhà mình, ông An tìm thấy một bộ ấm chén cổ rất đẹp. Ông rửa sạch sẽ bộ ấm chén và cất vào trong buồng nhà mình. Biết tin, ông Phó Chủ tịch phụ trách văn xã đến hỏi chuyện và yêu cầu ông An giao bộ ấm chén này cho xã để nộp lên huyện. Ông An nhất định không Trang 2/3 - Mã đề thi 485
  3. nộp vì cho rằng, bộ ấm chén cổ này được tìm thấy trong vườn nhà ông thì nó là tài sản của gia đình ông, không ai có quyền xâm phạm tới. Nếu là người chứng kiến, em sẽ làm gì? A. Bán bộ ấm chén cổ cho bọn buôn đồ cổ để lấy tiền. B. Vận động, giải thích cho ông An hiểu để giao bộ ấm chén cổ cho cơ quan có chức năng. C. Cất giấu bộ ấm chén cổ vào trong nhà. D. Nhất quyết không giao nộp bộ ấm chén cổ cho cơ quan. Câu 20: Nhân dân ở xã X thuộc ba tôn giáo cùng sinh sống. Đã từ bao thế hệ, đồng bào các tôn giáo sống thân ái, đoàn kết, cùng chung sức xây dựng quê hương mình. Thế nhưng gần đây, có một vài người lại nói các tôn giáo khác nhau về quan điểm, về lễ nghi và về quyền lợi thì không thể đoàn kết được. Cứ thế, họ đã kích động gây chia rẽ đồng bào giữa ba tôn giáo nên đã có một số xích mích đáng tiếc xảy ra. Nếu là người chứng kiến, em sẽ làm gì? A. Giải thích cho họ hiểu những người kích động gây chia rẽ tôn giáo là vi phạm pháp luật, trái với chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về đoàn kết tôn giáo, phải bị xử lí thích đáng. B. Việc chia rẽ các tôn giáo là việc của họ không liên quan tới mình. C. Khuyên nhủ mọi người đi theo một tôn giáo khác. D. Kích động thêm để giữa các tôn giáo mâu thuẫn sâu sắc hơn. II. Tự luận (5 điểm) Câu 1 (1 điểm). Thế nào là quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo? Câu 2 (2,5 điểm). . Vì sao thế hệ trẻ hôm nay cần phải giữ gìn và bảo vệ di sản văn hóa dân tộc. Câu 3. (1,5 điểm). Gần nhà Hưng có gia đình ông T chuyên buôn bán động vật rừng hoang dã, quý hiếm vào ban đêm. Người ta chở đến và đem đi đã bao nhiêu lần rồi. Cả bố mẹ Hưng cũng biết. Đã mấy lần Hưng định báo cho các chú kiểm lâm, nhưng rồi lại thôi. Bố mẹ cũng khuyên Hưng không nên nói với ai. Thế nhưng, Hưng cứ day dứt không yên: Liệu mình làm ngơ như thế có được không? Câu hỏi: a/ Theo em, cách xử sự của Hưng và bố mẹ Hưng như vậy có vi phạm pháp luật không? b/ Nếu ở vào trường họp như thế, em sẽ làm gì để góp phần bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên? HẾT Trang 3/3 - Mã đề thi 485