Đề thi học kì II Giáo dục công dân Lớp 8 - Mã đề 209 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Bồ Đề

doc 3 trang thuongdo99 3050
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học kì II Giáo dục công dân Lớp 8 - Mã đề 209 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Bồ Đề", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_hoc_ki_ii_giao_duc_cong_dan_lop_8_ma_de_209_nam_hoc_2.doc

Nội dung text: Đề thi học kì II Giáo dục công dân Lớp 8 - Mã đề 209 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Bồ Đề

  1. UUBND QUẬN LONG BIÊN ĐỀ THI HỌC KÌ II TTRƯỜNG THCS BỒ ĐỀ Môn: Công dân 8 NNăm học 2018- 2019 Mã đề 209 Thời gian: 45 Phút Ngày thi: 18 /4 / 2019 I. Trắc nghiệm (5 điểm) Ghi ra giấy kiểm tra chữ cái đầu câu em chọn đáp án đúng Câu 1: Đối tượng thực hiện quyền tố cáo là: A. Cơ quan nhà nước. B. Người bị thiệt hại. C. Mọi công dân. D. Người bị thiệt hại, người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước. Câu 2: Ý kiến nào sau đây không phải là biện pháp phòng chống tệ nạn xã hội. A. Chú trọng vào việc làm ăn kinh tế hơn là giáo dục con cái. B. Bản thân nhận thức được tác hại của tệ nạn xã hội. C. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền phòng chống tệ nạn xã hội. D. Sống giản dị, lành mạnh. Câu 3: Ở gần nhà Trung có quán nước của bà Miên, nơi mà một số thanh thiếu niên vẫn thường tụ tập để chơi bài ăn tiền. Trung ra xem, rồi chơi thử mấy lần, sau thấy ham mê đến nỗi bỏ cả học hành để chơi. Chơi bài, có lúc Trung được, nhưng có lúc lại thua to nên thành con nợ mà không biết lấy tiền ở đâu ra để trả. Trung nghĩ đến chuyện đi ăn cắp vặt để lấy tiền đánh bài, khi thì chiếc quạt bàn, khi nồi cơm điện của nhà hàng xóm, Thế là Trung đã vài lần lấy cắp của mấy gia đình trong xóm. Nếu Trung là bạn của em, em sẽ làm gì trong trường họp này? A. Tiền ăn sáng còn thừa đưa cho bạn để chơi lấy lãi. B. Để cho bạn ấy chơi cho thích. C. Vào chơi cùng với Trung cho vui. D. Khuyên Trung không đến quán nước bà Miên nữa mà chăm chỉ đi học, không xa ngã đánh bài ăn cắp ăn trộm nữa. Câu 4: Ý kiến nào sau đây là đúng? A. Tài sản nhà nước thuộc sở hữu của toàn xã hội. B. Tài sản nhà nước thuộc sở hữu của Nhà nước. C. Tài sản nhà nước thuộc sở hữu của Chính phủ. D. Tài sản nhà nước thuộc sở hữu của các cơ quan nhà nước. Câu 5: Trường hợp nào sau đây không lây nhiễm HIV/AIDS? A. Quan hệ tình dục. B. Tiêm chích ma túy. C. Truyền máu. D. Ho, hắt hơi. Câu 6: Chị Hoa đem chiếc xe đạp của mình ra tiệm cầm đồ để vay tiền. Đến hẹn, chị mang tiền đến trả để lấy lại xe nhưng chiếc xe của chị đã bị ông Hiền – hàng xóm ông chủ tiệm cầm đồ – mượn sử dụng làm gãy khung. Theo em, trong trường hợp đó chị Hoa cần phải làm gì? A. Chị Hoa im lặng không nói gì. B. Chị Hoa đòi bồi thường chiếc xe bị hỏng. C. Chị Hoa tranh cãi với ông Hiền. D. Chị Hoa đăng lên mạng xã hội để bôi nhọ ông Hiền. Câu 7: Tệ nạn xã hội bao gồm: A. Ma túy, mại dâm, cá độ. B. Ma túy, mại dâm, cờ bạc. C. Ma túy, mại dâm, cờ bạc, cá độ. D. Ma túy, cờ bạc, cá độ. Câu 8: Em đồng ý với ý kiến nào sau đây về phòng, chống tệ nạn xã hội: A. Học sinh lớp 8 có thể tham gia mọi hoạt động phòng, chống tệ nạn xã hội phù hợp với lứa tuổi. B. Học sinh lớp 8 còn nhỏ chưa thể tham gia phòng, chống tệ nạn xã hội ở cộng đồng dân cư. C. Học sinh lớp 8 còn nhỏ chỉ nên tham gia phòng, chống tệ nạn xã hội ở trường học. D. Học sinh lớp 8 chỉ có thể phòng, chống tệ nạn xã hội cho bản thân. Trang 1/3 - Mã đề thi 209
  2. Câu 9: Nếu tình cơ phát hiện có kẻ buôn bán chất ma túy, em sẽ lựa chọn cách ứng xử nào sau đây: A. Báo ngay cho cha mẹ hoặc thầy cô giáo hay người có trách nhiệm biết. B. Bí mật theo dõi kẻ đó, khi phát hiện ra chứng cứ sẽ báo công an để góp phần phòng chống ma túy. C. Lờ đi coi như không biết vì bị sợ trả thù. D. Phân tích cho người đó hiểu việc làm đó là tội ác và vi phạm pháp luật. Câu 10: Năm nay, Việt đã 14 tuổi, bố mẹ Việt đã mua cho Việt một chiếc xe đạp để đi học. Nhưng vì muốn mua một chiếc xe đạp khác nên Việt tự rao bán chiếc xe đó. Theo em, Việt có quyền gì đối với chiếc xe đạp đó? A. Việt có quyền bán chiếc xe đạp đó. B. Việt có quyền chiếm hữu và sử dụng chiếc xe đạp đó. C. Việt có quyền sử dụng chiếc xe đạp đó. D. Việt có quyền chiếm hữu chiếc xe đạp đó. Câu 11: Nguyên nhân dẫn đến tệ nạn xã hội: A. Do hoàn cảnh gia đình, đua đòi ăn chơi, thích hưởng thụ, muốn có nhiều tiền, lười lao động, B. Đua đòi ăn chơi, thích hưởng thụ. C. Do hoàn cảnh gia đình. D. Muốn có nhiều tiền, lười lao động. Câu 12: Con đường lây nhiễm HIV/AIDS: A. Mẹ sang con, tình dục. B. Máu, tình dục. C. Máu, mẹ sang con. D. Máu, tình dục, mẹ sang con. Câu 13: Đối tượng thực hiện quyền khiếu nại là: A. Cơ quan nhà nước. B. Người bị thiệt hại, người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước. C. Người bị thiệt hại. D. Mọi công dân. Câu 14: Em đồng ỷ với ý kiến nào dưới đây? A. Chỉ những người hành nghề mại dâm và tiêm chích ma tuý mới bị nhiễm HIV/AIDS. B. Một người trông khoẻ mạnh thì không thể là người có HIV/AIDS. C. Có thể điều trị được bệnh AIDS. D. Tiếp xúc với máu của người có HIV có thể bị nhiễm HIV. Câu 15: Ý kiến nào nêu dưới đây là đúng về quyền khiếu nại của công dân? A. Công dân được sử dụng quyền khiếu nại khi thấy có hành vi gây hại cho lợi ích công cộng. B. Công dân được quyền khiếu nại khi thấy có hành vi gây hại cho tài sản của người khác. C. Công dân được khiếu nại các quyết định, việc làm của công chức nhà nước khi thực hiện công vụ đã xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình. D. Công dân có quyền khiếu nại những hành vi gây hại cho nhà nước. Câu 16: Trong các tài sản sau, tài sản nào thuộc lợi ích công cộng? A. Tài nguyên rừng. B. Ao cá hợp tác. C. Vườn quốc gia. D. Khu vui chơi, giải trí. Câu 17: Ý kiến nào sau đây là đúng về quyền tự do ngôn luận? A. Quyền tự do ngôn luận là quyền của công dân phê phán những việc làm sai trái của cơ quan nhà nước. B. Quyền tự do ngôn luận là quyền của công dân đóng góp ý kiến vào những vấn đề chung của đất nước, xã hội. C. Quyền tự do ngôn luận là quyền của công dân được tự do nói lên suy nghĩ của mình ở mọi nơi, mọi lúc. D. Quyền tự do ngôn luận là quyền của công dân tố cáo trước cơ quan nhà nước về những tệ nạn xã hội. Câu 18: Chị Phương là nhân viên Công ty X. Một lần, do bị hỏng xe máy giữa đường nên chị đến cơ quan làm việc muộn hơn bình thường 2 tiếng. Trước đó, chị Phương đã gọi điện thoại báo cho Trưởng phòng. Giám đốc Công ty đã ra quyết định nghiêm khắc phê bình chị Phương. Chị Phương cho rằng quyết định của Giám đốc đã xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Trong trường họp này, chị Phương cần phải làm gì? Trang 2/3 - Mã đề thi 209
  3. A. Chị Phương chấp hành quyết định của giám đốc. B. Chị Phương làm đơn tố cáo giám đốc. C. Chị Phương làm đơn khiếu nại để bảo vệ lợi ích hợp pháp của chị. D. Chị Phương không chấp hành quyết định của giám đốc. Câu 19: Đối với tài sản người khác cần: A. Tôn trọng tài sản người khác. B. Sống ngay thẳng, thật thà. C. Đăng kí quyền sở hữu. D. Không tham lam trộm cắp. Câu 20: Trường em tổ chức lấy ý kiến góp ý của giáo viên và học sinh vào việc xây dựng trường lớp. Cô Hiệu trưởng yêu cầu mọi người cần phát huy quyền tự do ngôn luận của công dân để đóng góp ý kiến một cách có hiệu quả nhất. Nhiều học sinh băn khoăn: Liệu học sinh trung học cơ sở có quyền tự do ngôn luận hay không? Phải chăng chỉ những người từ đủ 18 tuổi trở lên mới có quyền này? Theo em, học sinh trung học cơ sở có quyền tự do ngôn luận hay không? A. Học sinh trung học cơ sở không có quyền thực hiện quyền tự do ngôn luận trong việc xây dựng trường, lớp. B. Học sinh trung học cơ sở có thể thực hiện quyền tự do ngôn luận trong việc xây dựng trường, lớp. C. Học sinh trung học chỉ được thực hiện quyền tự do ngôn luận trong buổi sinh hoạt của lớp. D. Chỉ có những người đủ 18 tuổi mới được thực hiện quyền tự do ngôn luận. II. Tự luận (5 điểm) Câu1(2 điểm). Thế nào là tài sản nhà nước và lợi ích công cộng ? Cho ví dụ? Câu 2 (1,5 điểm) Vì sao công dân khi sử dụng quyền tự do ngôn luận phải tuân theo quy định của pháp luật? Câu 3 (1,5 điểm) Tình huống: Trong cuộc họp lớp, H. phê phán T. Trong những lời phê phán ấy, có một số chi tiết không đúng sự thật. Thấy vậy, bạn lớp trưởng nhắc nhở: - Chúng mình góp ý cho bạn thì không nên nói sai sự thật, chỉ mới nghe tin đồn thôi mà đã vội quy kết bạn mình là sai đấy. Thấy thế, H. lập tức đứng dậy. - Tôi có quyền tự do ngôn luận, tôi có thể nói gì cũng được; phát huy tinh thần dân chủ trong học sinh mà. Câu hỏi a/ Cách hiểu về quyền tự do ngôn luận của bạn H. trong cuộc họp này có đúng không? ' . b/ Em hiểu thế nào là tự do ngôn luận trong các buổi họp lớp? HẾT Trang 3/3 - Mã đề thi 209