Đề thi học kì II Hóa học Lớp 9 - Mã đề 902 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Gia Thụy

doc 3 trang thuongdo99 2650
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học kì II Hóa học Lớp 9 - Mã đề 902 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Gia Thụy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_hoc_ki_ii_hoa_hoc_lop_9_ma_de_902_nam_hoc_2020_2021_t.doc

Nội dung text: Đề thi học kì II Hóa học Lớp 9 - Mã đề 902 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Gia Thụy

  1. TRƯỜNG THCS GIA THỤY ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II HÓA HỌC 9 TỔ HÓA – SINH – ĐỊA Năm học: 2019 – 2020 Mã đề 902 (Thời gian: 45 phút) (Đề gồm 02 trang) Họ và tên: Lớp: I. Trắc nghiệm (7,0 điểm). Tô vào ô tròn trong phiếu trả lời trắc nghiệm tương ứng với một chữ cái A, B, C hoặc D đứng trước câu trả lời đúng. Câu 1: (R – COO)3C3H5 là dạng công thức chung của A. axit axetic B. rượu etylic C. axit béo D. chất béo Câu 2: Để nhận biết dung dịch glucozơ và dung dịch saccarozơ, ta dùng A. dung dịch AgNO3 trong amoniac B. quỳ tím C. dung dịch axit D. kim loại Câu 3: Công thức phân tử của A là C2H6O. Để chứng minh A là rượu etylic, ta có thể dùng A. muối ăn. B. nước. C. kim loại natri. D. quỳ tím. Câu 4: Chất nào có phản ứng este hóa? A. Chất béo. B. Etilen. C. Metan. D. Rượu etylic. Câu 5: Phản ứng nào là phản ứng thủy phân? A. CH3COOH + NaOH CH3COONa + H2O o H2SO4 đặc, t B. CH3COOH + C2H5OH CH3COOC2H5 + H2O axit, to C. (RCOO)3C3H5 + 3H2O C3H5(OH)3 + 3RCOOH D. 2C2H5OH + 2Na 2C2H5ONa + H2 Câu 6: Chất nào có thể được dùng để làm sạch vết dầu ăn dính vào quần áo? A. Nước. B. Xăng. C. Giấm ăn. D. Cồn. Câu 7: Có mấy loại mạch cacbon? A. 1 B. 4 C. 3 D. 2 Câu 8: Trên nhãn chai rượu có ghi số 18o có nghĩa là A. 100g rượu 18o chứa 18g rượu etylic nguyên chất. B. 100g rượu 18o chứa 82g rượu etylic nguyên chất. C. 100ml rượu 18o chứa 18ml rượu etylic nguyên chất. D. 100ml rượu 18o chứa 82ml rượu etylic nguyên chất. Câu 9: Ứng dụng nào là của saccarozơ? A. Là nguyên liệu cho công nghiệp thực phẩm. B. Sản xuất xà phòng. C. Sản xuất nhựa PE. D. Kích thích quả xanh mau chín. Câu 10: Cho sơ đồ chuyển đổi hóa học sau: Rượu etylic + X Axit axetic. X là men giấm A. H2. B. H2O. C. O2. D. Na. Câu 11: Hợp chất khí A có tỉ khối so với H2 là 8. Hợp chất A là A. O2. B. C2H4. C. CO2. D. CH4. Câu 12: C12H22O11 là công thức phân tử của A. glucozơ. B. chất béo. C. rượu etylic. D. saccarozơ. Câu 13: Dầu thực vật là: A. este của glyxerol và axit béo. B. hỗn hợp nhiều este của rượu etylic và các axit béo. C. este của rượu etylic và axit axetic. D. hỗn hợp nhiều este của glyxerol và các axit béo. Câu 14: Tính chất nào không phải của glucozơ? A. Không tan trong nước. B. Dễ tan trong nước. C. Vị ngọt. D. Chất kết tinh không màu. Câu 15: Công thức phân tử của glucozơ là Trang 1/3 - Mã đề thi 902
  2. A. C12H22O11. B. C6H12O6 C. C2H6O. D. C2H4O2. Câu 16: Đốt cháy hoàn toàn khí metan thu được A. C và H2O. B. CO2 và H2O. C. C.và H2 D. CO2 và H2. Câu 17: Lên men glucozơ ở 30 - 35oC thu được A. rượu etylic. B. axit axetic C. etyl axetat. D. chất béo. Câu 18: 342 đvC là phân tử khối của A. axit axetic. B. saccarozơ. C. rượu etylic. D. glucozơ. Câu 19: Saccarozơ tham gia phản ứng nào? A. Phản ứng tráng gương. B. Phản ứng thế. C. Phản ứng thủy phân. D. Phản ứng cộng. Câu 20: Axit axetic phản ứng được với chất nào sinh ra khí hiđro? A. Natri. B. Canxi cacbonat. C. Oxi. D. Rượu etylic. Câu 21: Chất nào là hidrocacbon? A. Metan. B. Chất béo. C. Axit axetic. D. Glucozơ. Câu 22: Phản ứng nào là phản ứng xà phòng hóa? A. 2C2H5OH + 2Na 2C2H5ONa + H2 axit, to B. (RCOO)3C3H5 + 3H2O C3H5(OH)3 + 3RCOOH to C. (RCOO)3C3H5 + 3NaOH C3H5(OH)3 + 3RCOONa o H2SO4 đặc, t D. CH3COOH + C2H5OH CH3COOC2H5 + H2O Câu 23: Trong một phân tử etilen có mấy nguyên tử cacbon? A. 3. B. 2. C. 4. D. 1. Câu 24: Dẫn hỗn hợp khí metan và etilen qua dung dịch brom dư, sau khi phản ứng kết thúc thấy có khí thoát ra. Khí thoát ra là A. clo. B. metan. C. cacbonic. D. etilen. Câu 25: Đốt cháy hoàn toàn 4,48 lít etilen (đktc) trong bình chứa oxi. Thể tích khí oxi cần dùng (ở đktc) là A. 6,72 lít B. 4,48 lít C. 2,24 lít D. 13,44 lít Câu 26: Trong tự nhiên, glucozơ có nhiều trong A. quả nho chín. B. thân cây mía. C. củ cải đường. D. quả thốt nốt. Câu 27: Phản ứng hóa học viết đúng là men giâm A. C6H12O6  2C2H5OH + 2CO2 30 – 35oC B. C6H12O6 + O2 2C2H5OH + 2CO2 30 – 35oC C. C6H12O6 men rượu 2C2H5OH + 2CO2 men ruou D. C6H12O6  C2H5OH + CO2 Câu 28: Tính chất nào là của chất béo? A. Có vị chua. B. Nặng hơn nước. C. Không tan trong nước. D. Tan nhiều trong nước. II. Tự luận Câu 29. (2,5 đ). Đốt cháy hoàn toàn 4,6 g rượu etylic trong không khí. a. Tính thể tích khí CO2 (ở đktc) tạo thành. b. Tính thể tích không khí cần dùng ở đktc? (Biết oxi chiếm khoảng 1/5 thể tích không khí). c. Cho lượng rượu etylic ở trên vào cốc có khoảng 300 ml nước và cho thêm 1 ít men giấm vào và khuấy đều, để vào chỗ râm mát khoảng 1 tuần. Giả sử toàn bộ lượng rượu etylic ở trên đã lên men thành giấm ăn. Tính số mol axit axetic có trong dung dịch giấm ăn thu được? Câu 30. (0,5 đ). Vì sao các loại quả khi để chín quá lại có mùi rượu? (Học sinh ghi tên vào đề và nộp lại đề sau khi kiểm tra) HẾT Trang 2/3 - Mã đề thi 902
  3. Trang 3/3 - Mã đề thi 902