Đề thi học sinh giỏi thành phố môn Sinh học Lớp 9 - Năm học 2016-2017 - Sở GD và ĐT Thành phố Đà Nẵng (Có đáp án)

doc 5 trang Đăng Bình 08/12/2023 950
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi thành phố môn Sinh học Lớp 9 - Năm học 2016-2017 - Sở GD và ĐT Thành phố Đà Nẵng (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_hoc_sinh_gioi_thanh_pho_mon_sinh_hoc_lop_9_nam_hoc_20.doc

Nội dung text: Đề thi học sinh giỏi thành phố môn Sinh học Lớp 9 - Năm học 2016-2017 - Sở GD và ĐT Thành phố Đà Nẵng (Có đáp án)

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KÌ THI HỌC SINH GIỎI THÀNH PHỐ THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG Môn SINH HỌC - LỚP 9 Năm học 2016 - 2017 Thời gian làm bài: 150 phút (không tính thời gian giao đề) (Đề thi có 02 trang) ĐỀ CHÍNH THỨC Câu 1. (1,25 điểm) a. Tính đa dạng và đặc thù của prôtêin thể hiện ở những yếu tố nào ? b. Những cơ chế nào đảm bảo cho tính đặc trưng của prôtêin được ổn định qua các thế hệ ? Tại sao sự ổn định đó chỉ có tính tương đối ? Câu 2: (1,25 điểm) a. Di truyền y học tư vấn có những chức năng gì ? b. Áp dụng tư vấn cho trường hợp sau: Người con trai và người con gái bình thường, sinh ra từ 2 gia đình đã có người mắc chứng câm điếc bẩm sinh. - Em hãy thông tin cho đôi trai, gái này biết đây là loại bệnh gì ? - Bệnh do gen trội hay gen lặn quy định ? Tại sao ? - Nếu họ lấy nhau, sinh con đầu lòng bị câm điếc bẩm sinh thì họ có nên tiếp tục sinh con nữa không ? Tại sao ? Câu 3: (1,25 điểm) a. Nếu cho các con lợn con trong cùng một đàn giao phối với nhau qua nhiều thế hệ thì tỉ lệ kiểu gen ở những thế hệ sau sẽ thay đổi như thế nào và có thể dẫn đến tác hại gì ? b. Tại sao người ta vẫn tiến hành tạo các giống lợn bằng cách này ? c. Tại sao chim bồ câu giao phối cận huyết, đậu Hà lan tự thụ phấn qua nhiều thế hệ mà không bị thoái hóa ? Câu 4: (1,25 điểm) Ở một loài động vật, có bộ NST 2n = 62. Một số noãn bào bậc 1 của loài này tiến hành giảm phân bình thường, các trứng tạo ra có chứa 496 NST. Các trứng nói trên đều tham gia vào quá trình thụ tinh với hiệu suất bằng 50%. a. Xác định số lượng noãn bào bậc 1. b. Số hợp tử được tạo thành là bao nhiêu ? c. Giả sử trong quá trình trên đã có sự tham gia của số tinh trùng được tạo ra từ 16 tinh bào bậc 1. Hãy tính hiệu suất thụ tinh của tinh trùng. Câu 5: (1,25điểm) a. Những biến dị nào xuất hiện không do biến đổi của vật chất di truyền ? b. Phân biệt các biến dị đó. Câu 6: (1,25 điểm) Người ta xác định được trong các tế bào sinh dưỡng của một cây đều có 60 nhiễm sắc thể và dự đoán cây này là thể ngũ bội (5n). Theo em, người ta đã dựa vào những cơ Trang 1
  2. sở sinh học nào để đưa ra dự đoán này ? Trong đó, cơ sở sinh học nào cho phép xác định dự đoán đó là đúng nhất ? Câu 7. (1,25 điểm) Ở một loài thực vật, xét một gen nằm trên cặp nhiễm sắc thể thường: gen A quy định cây thân cao trội hoàn toàn so với gen a quy định cây thân thấp. Cho các cây thân cao (P) lai với cây thân thấp thu được F1 có 75% cây thân cao và 25% cây thân thấp. a. Viết sơ đồ lai P đến F1. b. Nếu cho các cây thân cao (P) tự thụ phấn thì kết quả F 1 sinh ra như thế nào về các kiểu gen và các kiểu hình ? Câu 8. (1,25 điểm) Ở một loài thực vật, xét 2 cặp gen nằm trên 2 cặp nhiễm sắc thể thường: gen A quy định quả tròn trội hoàn toàn so với gen a quy định quả bầu dục; gen B quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với gen b quy định quả vàng. Cho hai cây (P) giao phấn với nhau, thu được F1 gồm 203 quả, trong đó có 51 quả bầu dục, màu vàng. Biết rằng không xảy ra đột biến. Có những cặp bố mẹ (P) đem lai về kiểu gen và kiểu hình cả 2 tính trạng như thế nào để cho kết quả F1 đó ? Hết Trang 2
  3. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI HỌC SINH GIỎI THÀNH PHỐ THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG MÔN SINH HỌC - LỚP 9 Năm học 2016 - 2017 HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN SINH HỌC Nội dung Điểm Câu 1: (1,25 điểm) a) Tính đa dạng và đặc thù của prôtêin - Trong thiên nhiên có từ 1014 đến 1015 loại prôtein khác nhau. - Tuy được cấu trúc từ hơn 20 loại axit amin khác nhau nhưng số lượng các loại protein đa dạng như trên vì mỗi loại protein đặc thù được quy định bởi: thành phần, số lượng và trình tự sắp xếp của các axit amin mà còn đặc trưng bởi cấu trúc không gian, số chuỗi axit amin. Chính cấu trúc không gian, prôtêin mới thực hiện được chức năng của nó. 0,50 b) Những cơ chế đảm bảo cho tính đặc trưng của prôtêin được ổn định qua các thế hệ - Tính đặc trưng của prôtêin được ổn định qua các thế hệ nhờ cơ chế tự nhân đôi, phân li và tổ hợp của ADN cùng với sự tổng hợp ARN và tổng hợp prôtêin. 0,50 - Thông tin di truyền đặc trưng trong ADN ở mỗi loài sinh vật được di truyền ổn định qua các thế hệ nên prôtêin cũng có tính ổn định qua các thế hệ của loài. Tuy nhiên, ADN ở mỗi loài có thể bị đột biến do các tác nhân gây đột biến tạo ra làm 0,25 thay đổi trong cấu trúc của các gen kéo theo sự thay đổi của prôtêin tương ứng. Câu 2: (1,25 điểm) a) Di truyền y học tư vấn Chức năng của di truyền y học tư vấn là chẩn đoán, cung cấp thông tin và cho lời khuyên liên quan đến các bệnh và tật di truyền. 0,25 b) Áp dụng tư vấn - Cung cấp thông tin : + Đây là loại bệnh di truyền + Bệnh do gen lặn quy định vì đời trước của 2 gia đình đã có người mắc bệnh. + Hai người có thể mang gen lặn tiềm ẩn (kiểu gen dị hợp) về bệnh này, nếu kết hôn với nhau thì con sinh ra có thể mang gen đồng hợp lặn và biểu hiện bệnh. 0,50 - Cho họ lời khuyên : + Nếu họ chưa kết hôn với nhau, thì khuyên họ không nên kết hôn. + Nếu họ đã kết hôn với nhau nhưng chưa sinh con thì khuyên họ không nên sinh con. + Nếu họ đã sinh con đầu lòng bị bệnh thì khuyên họ không nên sinh con nữa vì họ đã mang gen lặn gây bệnh, nên khi sinh con tiếp thì xác suất gặp con bị bệnh là 25%. 0,50 Câu 3: (1,25 điểm) a. Tỷ lệ kiểu gen và tác hại Tỉ lệ các kiểu gen ở những thế hệ sau sẽ thay đổi theo hướng tăng tỉ lệ kiểu gen đồng hợp, giảm tỉ lệ kiểu gen dị hợp tử. 0,25 Do các gen lặn có hại được đưa về trạng thái đồng hợp tử nên giao phối gần có thể dẫn đến thoái hóa giống. 0,25 b. Giải thích: Trang 3
  4. - Tạo dòng thuần để tạo ưu thế lai và sử dụng trong lai phân tích. - Củng cố các gen có lợi. - Loại bỏ các gen có hại 0,50 c. Giải thích: Chim bồ câu, đậu Hà lan không bị thoái hóa bởi hiện tại chúng mang những cặp gen đồng hợp không gây hại cho chúng. 0,25 Câu 4: (1,25 điểm) a. Noãn bào bậc 1 là tế bào lưỡng bội (2n = 62 NST), còn trứng là tế bào đơn bội (n = 31 NST) Số noãn bào bậc 1 = số trứng được tạo ra= 496: 31 = 16 Vậy số noãn bào bậc 1 = 16 0,50 b. Số hợp tử = số trứng thụ tinh = 16 x 50% = 8 hợp tử 0,25 c. Số tinh trùng đã tham gia thụ tinh (bằng 4 lần số tinh bào bậc 1) 4 x 16 = 64 Vậy hiệu suất thụ tinh của tinh trùng = 8/ 64 x 100% = 12,5% 0,50 Câu 5: (1,25 điểm) a) Những biến dị xuất hiện không do biến đổi của vật chất di truyền 0,25 Đó là thường biến và biến dị tổ hợp. b) Phân biệt thường biến và biến dị tổ hợp Thường biến Biến dị tổ hợp - Là những biến đổi kiểu hình của cùng - Là biến dị do sự tái tổ hợp vật chất di một kiểu gen, xuất hiện trong quá trình truyền, xuất hiện trong quá trình sinh phát triển của cá thể dưới ảnh hưởng sản hữu tính không chịu ảnh hưởng của 0,25 của môi trường. môi trường. - Biểu hiện đồng loạt theo hướng xác - Xuất hiện riêng lẻ, không theo một định, tương ứng với điều kiện ngoại hướng xác định, không tương ứng với 0,25 cảnh. ngoại cảnh. 0,25 - Không di truyền được. - Di truyền được. 0,25 - Có lợi, giúp sinh vật thích nghi với - Có thể có lợi, có hại hoặc trung tính. điều kiện sống Câu 6: (1,25 điểm) - Các cơ sở sinh học: 1. Số nhiễm sắc thể trong mỗi tế bào là bội số của 5 nên bộ nhiễm sắc thể n = 12 và 5n = 60. 0,25 2. Cây này sinh trưởng nhanh, phát triển mạnh và có khả năng chống chịu tốt. 0,25 3. Các cơ quan sinh dưỡng to lớn hơn cây 2n bình thường cùng loài, đặc biệt là quả không có hạt. 0,25 4. Trong tế bào của cây này nhiễm sắc thể tồn tại thành từng nhóm, mỗi nhóm gồm 5 nhiễm sắc thể giống nhau về hình dạng và kích thước. 0,25 - Cơ sở về đặc điểm số lượng nhiễm sắc thể của mỗi cặp nhiễm sắc thể trong tế bào thông qua quan sát tiêu bản tế bào của cây này dưới kính hiển vi để xác định dự đoán đó là đúng nhất. 0,25 Trang 4
  5. Câu 7: (1,25 điểm) a) Cây thân thấp P có kiểu gen aa chỉ cho 100% loại giao tử a nên F 1 có 25% cây thân thấp aa = 25% a (hay 1/4 a) của các cây thân cao P thụ tinh với 100% a của cây thân thấp P. Như vậy các cây thân cao ở P có 1/2 Aa cho giao tử a = 1/2 × 1/2 = 1/4, còn lại có 1/2 AA. 0,25 P: 1/2 AA : 1/2 Aa × aa GP: 3/4 A : 1/4 a a F1 KG: 3/4 Aa : 1/4 aa => KH: 75% cây thân cao : 25% cây thân thấp. 0,25 b) Cho các cây thân cao P tự thụ phấn: P: 1/2 AA : 1/2 Aa => P : 1/2 AA tự thụ phấn sinh ra F1 1/2 AA 0,25 P: 1/2 Aa tự thụ phấn sinh ra F1 : 1/2 (1/4 AA : 1/2 Aa : 1/4 aa) = 1/8 AA : 1/4 Aa : 1/8 aa 0,25 => F1 KG: 5/8 AA : 1/4 Aa : 1/8 aa KH: 7/8 cây thân cao : 1/8 cây thân thấp. (HS có thể giải cách khác, đúng, cho đủ điểm). 0,25 Câu 8: (1,25 điểm) F1 có quả bầu dục, màu vàng kiểu gen aabb = 51/203 = 1/4 (hay 25%), có thể có các trường hợp sau: - 1/4 aabb = 1/2 ab của ♂ P × 1/2 ab của ♀ P. Như vậy 2 cây P đem lai có thể 0,25 kiểu gen và kiểu hình: P: Aabb (quả tròn, màu vàng) × Aabb (quả tròn, màu vàng) 0,25 P: aaBb (quả bầu dục, màu đỏ) × aaBb (quả bầu dục, màu đỏ) 0,25 P: Aabb (quả tròn, màu vàng) × aaBb (quả bầu dục, màu đỏ) 0,25 - Hay = 1/4 ab của ♂ P × 100% ab của ♀ P (hoặc ngược lại) => P: AaBb (quả tròn, màu đỏ) × aabb (quả bầu dục, màu vàng) 0,25 (HS có thể giải cách khác, đúng, cho đủ điểm). Hết Trang 5