Đề thi lại Vật lí Lớp 8 - Năm học 2019-2020 - Khương Thị Nhung

docx 5 trang thuongdo99 5580
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi lại Vật lí Lớp 8 - Năm học 2019-2020 - Khương Thị Nhung", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_thi_lai_vat_li_lop_8_nam_hoc_2019_2020_khuong_thi_nhung.docx

Nội dung text: Đề thi lại Vật lí Lớp 8 - Năm học 2019-2020 - Khương Thị Nhung

  1. UBND QUẬN LONG BIÊN MỤC TIÊU, HÌNH THỨC, MA TRẬN TRƯỜNG THCS ĐÔ THỊ VIỆT HƯNG ĐỀ THI LẠI Năm học: 2019-2020 Môn: Vật lí 8 I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Kiểm tra, đánh giá kiến thức của HS về: - Công suất. - Cơ năng. - Cấu tạo và đặc điểm các chất. - Nhiệt năng. - Các hình thức truyền nhiệt. - Công thức tính nhiệt lượng. - Phương trình cân bằng nhiệt. 2. Kĩ năng: - Củng cố kĩ năng cẩn thận, so sánh, suy luận, trình bày kiểm tra. - Kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tế. 3. Thái độ: - Giáo dục thái độ nghiêm túc khi làm bài kiểm tra, tính trung thực trong học tập. - Yêu thích bộ môn. 4. Đánh giá năng lực: - Năng lực tính toán, năng lực giải quyết vấn đề. II. HÌNH THỨC: 1. Trắc nghiệm: 50 % - Số câu: 20 - Số điểm: 5 2. Tự luận: 50 % - Số câu: 3 - Số điểm: 5
  2. III. Ma trận đề STT Các mức độ nhận thức Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng Các chủ đề Tổng (30%) (40 %) (25%) cao (5%) TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL 1 2 1 Công suất. Cơ 0,75đ năng. 0,5đ 0,25đ 2 Cấu tạo và 4 2 1 đặc điểm các 2đ chất. 1đ 0,5đ 0,5đ 3 Nhiệt năng. Các hình thức 4 5 1 4,25đ truyền nhiệt. 1đ 1,25đ 2đ 4 Công thức tính nhiệt 2 1 lượng. 3đ Phương trình cân bằng 0,5đ 2,5đ nhiệt. 23 Tổng 12 câu- 3đ 9 câu-4đ 1 câu- 2,5đ 1 câu- 0,5đ câu- 10đ
  3. UBND QUẬN LONG BIÊN ĐỀ THI LẠI TRƯỜNG THCS ĐÔ THỊ VIỆT HƯNG Năm học 2019-2020 Môn: Vật lí 8 Thời gian làm bài: 45 phút I. TRẮC NGHIỆM (5 điểm) Em hãy chọn và ghi chữ cái đứng trước câu trả lời đúng vào bài kiểm tra. Câu 1: Trong các sự truyền nhiệt dưới đây, sự truyền nhiệt nào không phải là bức xạ nhiệt? A. Mặt Trời truyền nhiệt xuống Trái Đất. B. Sự truyền nhiệt từ đầu đang bị nung nóng đến đầu không bị nung nóng của một thanh sắt. C. Dây tóc bóng đèn đang sáng truyền nhiệt ra khoảng không gian trong bóng đèn. D. Bếp lò truyền nhiệt tới người đang gác bếp lò. Câu 2: Công thức tính công suất là: A F A. P = 10m; B. P ; C. P ; D. P = d.h. t v Câu 3: Khi nhiệt độ của vật tăng thì các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật: A. Chuyển động nhanh lên. B. Chuyển động không ngừng. C. Chuyển động chậm lại. D. Chuyển động theo một hướng nhất định Câu 4: Khả năng hấp thụ nhiệt tốt của một vật phụ thuộc vào những yếu tố nào của vật? A. Vật có bề mặt sần sùi, sáng màu. B. Vật có bề mặt nhẵn, sẫm màu. C. Vật có bề mặt nhẵn, sáng màu. D. Vật có bề mặt sần sùi, sẫm màu. Câu 5: Công thức nào sau đây là đúng với công thức tính nhiệt lượng thu vào để tăng nhiệt độ từ t1 đến t2 A. Q = m.c.( t2 – t1) B. Q = m.c.( t1 – t2) C. Q = ( t2 – t1)m/c D. Q = m.c.( t1 + t2) Câu 6: Đổ 100cm3 rượu vào 100cm3 nước, thể tích hỗn hợp rượu và nước thu được có thể nhận giá trị nào sau đây? A. 200cm3 B. 100cm3. C. Nhỏ hơn 200cm3 D. Lớn hơn 200cm3 Câu 7: Bỏ vài hạt thuốc tím vào một cốc nước, thấy nước màu tím di chuyển thành dòng từ dưới lên trên. Lí do nào sau đây là đúng? A. Do hiện tượng truyền nhiệt. B. Do hiện tượng bức xạ nhiệt. C. Do hiện tượng đối lưu. D. Do hiện tượng dẫn nhiệt. Câu 8: Nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K cho biết điều gì? A. Muốn làm cho 1 kg nước nóng thêm 10C cần truyền cho nước một nhiệt lượng là 4200J. B. Muốn làm cho 1 g nước nóng thêm 10C cần truyền cho nước một nhiệt lượng là 4200J. C. Muốn làm cho 10 kg nước nóng thêm 10C cần truyền cho nước một nhiệt lượng là 4200J. D. Muốn làm cho 1 kg nước nóng thêm 10C cần truyền cho nước một nhiệt lượng là 420J. Câu 9: Vật nào sau đây có động năng? A. Tảng đá nằm ở trên cao. B. Lò xo bị nén. C. Cánh cung đang giương. D. Mũi tên đang bay. Câu 10: Trong điều kiện nào thì hiện tượng khuyếch tán giữa hai chất lỏng có thể xảy ra nhanh hơn? A. Khi nhiệt độ tăng. B. Khi thể tích của các chất lỏng lớn hơn. C. Khi nhiệt độ giảm. D. Khi trọng lượng riêng của các chất lỏng lớn. Câu 11: Quả táo đang ở trên cây, cơ năng của quả táo thuộc dạng nào? A. Thế năng đàn hồi. B. Thế năng hấp dẫn. C. Động năng. D. Thế năng hấp dẫn và động năng. Câu 12: Có thể nhận ra được sự thay đổi nhiệt năng của một vật rắn dựa vào sự thay đổi: A. Khối lượng của vật. B. Khối lượng riêng của vật. C. Nhiệt độ của vật. D. Vận tốc của các phân tử cấu tạo nên vật.
  4. Câu 13: Chuyển động của các hạt phấn hoa trong thí nghiệm của Brao chứng tỏ: A. Các phân tử nước hút và đẩy hạt phấn hoa. B. Các phân tử nước lúc thì đứng yên, lúc thì chuyển động. C. Hạt phấn hoa hút và đẩy các phân tử nước. D. Các phân tử nước không đứng yên mà chuyển động không ngừng. Câu 14: Đơn vị của nhiệt lượng là: A. J (Jun) B. m (mét) C. N ( Niu-tơn) D. W (oát) Câu 15: Bỏ một chiếc thìa vào một cốc đựng nước nóng thì nhiệt năng của thìa và của nước trong cốc thay đổi như thế nào? A. Nhiệt năng của thìa và của nước trong cốc đều tăng. B. Nhiệt năng của thìa tăng, của nước trong cốc giảm. C. Nhiệt năng của thìa giảm, của nước trong cốc tăng. D. Nhiệt năng của thìa và của nước trong cốc đều không đổi. Câu 16: Trong các cách sắp xếp vật liệu dẫn nhiệt từ tốt đến kém sau đây, cách nào đúng? A. Đồng; không khí; nước B. Nước; đồng; không khí B. Không khí; đồng; nước D. Đồng; nước; không khí Câu 17: Đối lưu là sự truyền nhiệt xảy ra trong chất nào? A. Chỉ ở chất khí B. Chỉ ở chất rắn C. Chất khí và chất lỏng D. Chỉ ở chất lỏng Câu 18: Nấu hai lượng nước như nhau bằng hai cái ấm, một cái bằng nhôm, một cái bằng đất, ngọn lửa như nhau. Nước trong ấm nhôm sẽ nhanh sôi hơn. Giải thích vì sao? A. Nhôm dẫn nhiệt tốt hơn đất. B. Nước thấm vào ấm đất làm hạ nhiệt độ của ngọn lửa. C. Ấm nhôm kín hơn ấm đất. D. Mặt ngoài ấm đất gồ ghề hơn ấm nhôm nên ấm đất tiếp xúc với lửa ít hơn. Câu 19: Tại sao vào mùa hè nóng bức ta nên mặc quần áo sáng màu: A. Để dễ giặt. B. Vì nó đẹp. C. Vì giảm được bức xạ nhiệt từ Mặt Trời D. Vì dễ thoát mồ hôi. Câu 20: Tính chất nào sau đây không phải của nguyên tử, phân tử? A. Chuyển động càng nhanh thì nhiệt độ của vật càng cao. B. Chuyển động không ngừng. C. Giữa các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật có khoảng cách. D. Chỉ có thế năng, không có động năng. II. TỰ LUẬN (5điểm) Câu 1(2 điểm): Tại sao muốn giữ cho nước chè nóng lâu, người ta thường để ấm vào giỏ có chèn bông, trấu hoặc mùn cưa? Câu 2 (2,5điểm): Thả một miếng chì ở nhiệt độ 1000C vào một bình nhiệt lượng kế có chứa 375g nước ở 380C. Khi có cân bằng nhiệt thì nhiệt độ của nước là 40 0C. Cho rằng chỉ có sự trao đổi nhiệt giữa thanh chì và nước. a. Hỏi nhiệt độ của chì khi có cân bằng nhiệt là bao nhiêu? b. Tính nhiệt lượng mà nước đã nhận được? Và thanh chì đã tỏa ra nhiệt lượng là bao nhiêu? c. Tính khối lượng của thanh chì? ( Cho nhiệt dung riêng của nước là 4200 J/kg.K. Nhiệt dung riêng của chì là 131,25 J/kg.K ) 0 Câu 3(0,5 điểm): Cần pha bao nhiêu lít nước nóng có thể tích V 1 ở 100 C vào bao nhiêu lít nước 0 0 lạnh có thể tích V2 ở 20 C để được 15 lít nước ở 40 C ? Chúc con làm bài tốt!
  5. UBND QUẬN LONG BIÊN HƯỚNG DẪN VÀ BIỂU ĐIỂM TRƯỜNG THCS ĐT VIỆT HƯNG ĐỀ THI LẠI Năm học: 2019-2020 MÃ ĐỀ: LK81 Môn: Vật lí 8 1111111 ĐÁP ÁN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM Phần I: Trắc nghiệm (5 điểm) Câu 1 B Câu 6 C Câu 11 B Câu 16 D Câu 2 B Câu 7 C Câu 12 C Câu 17 C Câu 3 A Câu 8 A Câu 13 D Câu 18 A Câu 4 D Câu 9 D Câu 14 A Câu 19 C Câu 5 A Câu 10 A Câu 15 B Câu 20 D Phần II: Tự luận (5 điểm) Câu Đáp án Biểu điểm Câu 1 Vì bông, trấu và mùn cưa dẫn nhiệt kém giúp cho nước chè ít tỏa 2đ (2đ) nhiệt ra môi trường và nóng lâu hơn. Câu 2 Tóm tắt và đổi đơn vị đúng. 0.25đ (2.5đ) a, Dựa trên nguyên lí truyền nhiệt, sự truyền nhiệt xảy ra cho tới khi nhiệt độ 2 vật bằng nhau. => 푡đồ푛 = 푡푛ướ = 40℃ 0,5đ b, Nhiệt lượng của nước lúc này là: 0.5đ m.c. t 0,375.4200.(40 38) 3150J Q nc Áp dụng PT cân bằng nhiệt ta có: 0,5đ Qchì = Qnước= 3150(J) c, Ta có, nhiệt lượng của chì là: 0,75đ 푄 ℎì = . .∆푡 3150 = .131,25.(100 ― 40) m= 0,4kg = 400g Câu 3 V1 = 3 lít 0,25đ (0,5đ) V2 = 12 lít 0,25đ BGH duyệt TTCM NTCM Người ra đề cương Phạm Văn Quý Khương Thị Nhung Khương Thị Nhung