Đề thi thử THPT Quốc gia môn Lịch sử - Mã đề 152 - Trường THPT Thái Phiên (Có đáp án)
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử THPT Quốc gia môn Lịch sử - Mã đề 152 - Trường THPT Thái Phiên (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_thi_thu_thpt_quoc_gia_mon_lich_su_ma_de_152_truong_thpt_t.doc
Nội dung text: Đề thi thử THPT Quốc gia môn Lịch sử - Mã đề 152 - Trường THPT Thái Phiên (Có đáp án)
- SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO ĐÀ NẴNG ĐỀ THAM KHẢO LỊCH SỬ 12 NĂM TRƯỜNG THPT Thái Phiên HỌC 2020-2021 Mã đề thi: 152 Câu 1: Nội dung nào dưới đây không phải là nguyên nhân chủ quan làm nên thắng lợi của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946-1954)? A. Do toàn quân, toàn dân đoàn kết một lòng, dũng cảm chiến đấu B. Do sự đồng tình, giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa anh em C. Sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng với đường lối kháng chiến đúng đắn, sáng tạo D. Lực lượng vũ trang ba thứ quân sớm được xây dựng và không ngừng lớn mạnh Câu 2: Từ thực tiễn phong trào yêu nước (1919 - 1925) của lực lượng tiểu tư sản, trí thức Việt Nam có thể rút ra biện pháp nào sau đây để phát huy vai trò của đội ngũ trí thức trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước? A. Bồi dưỡng nguồn nhân lực chất lượng cao để nhạy bén với thời cuộc B. Quốc hội ban hành luật đầu tư cho đội ngũ trí thức được làm kinh tế C. Đẩy mạnh cải cách hành chính, tăng tính cạnh tranh của nền kinh tế D. Đưa đội ngũ trí thức tham gia vào các cơ quan, bộ máy của Nhà nước Câu 3: Trong chiến dịch Hồ Chí Minh (1975) địa bàn tác chiến của các lực lượng vũ trang nhân dân là ở? A. Nông thôn B. Rừng núi C. Đô thị D. Trung du Câu 4: Chính sách hoà hoãn với Trung Hoa Dân quốc của Đảng và chính phủ những năm đầu sau cách mạng tháng 8 có ý nghĩa quan trọng là A. tranh thủ sự đồng tình của nhân Trung quốc. B. Thể hiện thiện chí hoà bình và chính nghĩa của nước ta. C. làm thất bại âm mưu lật đổ chính quyền cách mạng nước ta của chúng. D. tăng thêm tình hữu nghị của nhân hai nước Việt – Trung Câu 5: Sự kiện nào sau đây được sách giáo khoa Lịch sử 12 hiện hành (năm 2018), chương trình cơ bản, NXB giáo dục nhận định “mãi mãi đi vào lịch sử Việt Nam là một trong những ngày hội lớn nhất, vẽ vang nhất chủa lịch sử dân tộc”? A. Ngày 2-9-1945, bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà B. Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ thắng lợi, làm phá sản hoàn toàn kế hoạch Nava C. Cách mạng tháng Tám năm 1945 thắng lợi, mở ra bước ngoặt lịch sử cho cách mạng Việt Nam D. Ngày 25-8-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh, Trung ương Đảng từ Tân Trào về đến Hà Nội Câu 6: Từ năm 1969 đến năm 1973, ở miền nam Việt Nam, đế quốc Mĩ đã thực hiện chiến lược nào sau đây ? A. Chiến tranh cục bộ B. Chiến tranh đặc biệt C. Chiến tranh đơn phương D. Việt Nam hoá chiến tranh Câu 7: Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên và Việt Nam quốc dân đảng đều là A. tiền thân của Đảng cộng sản Việt Nam B. các tổ chức yêu nước theo khuynh hướng tư sản Trang 1/6 - Mã đề thi 152
- C. các tổ chức chính trị theo khuynh hướng vô sản D. các tổ chức yêu nước cách mạng Câu 8: Mĩ viện trợ cho các nước Tây Âu thông qua Kế hoạch Mácsan (1947) nhằm mục đích nào sau đây? A. Thúc đẩy tiến trình hình thành của Liên minh châu Âu B. Giúp các nước Tây Âu phát triển kinh tế để cạnh tranh với Trung Quốc C. Lôi kéo đồng minh để củng cố trật tự thế giới “một cực” D. Lôi kéo đồng minh để ngăn chặn ảnh hưởng của chủ nghĩa xã hội Câu 9: Căn cứ cách mạng đầu tiên của Việt Nam trong giai đoạn 1939-1945 là A. Bắc Kạn B. Thái Nguyên C. Tuyên Quang D. Bắc Sơn - Võ Nhai Câu 10: Tiêu diệt bộ phận sinh lực địch. Khai thông biên giới Việt – Trung. Củng cố và mở rộng căn cứ địa Việt Bắc” . Đó là 3 mục đích trong chiến dịch nào của ta? A. Chiến dịch Việt Bắc thu đông năm 1947 B. Chiến dịch Biên giới thu đông năm 1950 C. Chiến dịc Hoà Bình D. Chiến dịch Tây Bắc- Thượng Lào Câu 11: Hiệp định Sơ bộ ngày 6/3/1946, Chính phủ Pháp công nhận nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là một quốc gia A. độc lập B. tự do C. tự trị D. tự chủ Câu 12: Sau chiến tranh thế giới thứ hai, điều kiện khách quan nào có lợi cho phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi? A. Sự giúp đỡ của Liên Xô B. Sự suy yếu của các đế quốc Anh, Pháp C. Sự viện trợ của các nước xã hội chủ nghĩa D. Sự xác lập trật tự hai cực Ianta Câu 13: Đặc điểm nổi bật của nền kinh tế Mĩ những năm đầu sau Chiến tranh thế giới thứ hai là A. phát triển mạnh mẽ, trở thành trung tâm kinh tế - tài chính lớn, duy nhất thế giới B. bị thiệt hại nặng nề về người và của do hậu quả của Chiến tranh thế giới thứ hai C. có tốc độ phát triển mạnh mẽ và chiếm hơn 70% sản lượng công nghiệp thế giới D. bị suy giảm nghiêm trọng do phải chi phí cho sản xuất vũ khí, chạy đua vũ trang. Câu 14: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ra đời năm 1967 do các nước trong khu vực nhận thấy cần A. có sự hợp tác để cùng phát triển B. đoàn kết để giải phóng dân tộc C. tăng cường sức mạnh quân sự D. tạo ra sự cân bằng sức mạnh với Mĩ Câu 15: Nguyên nhân nào dưới đây làm cho nền kinh tế Mỹ, Nhật, Tây Âu bị suy thoái từ nửa sau những năm 70 của thế kỉ XX? A. Các nước đồng minh không có khả năng trả nợ cho Mĩ B. Tác động của cuộc khủng hoảng năng lượng thế giới C. Sự vươn lên của các nền kinh tế mới nổi D. Phong trào giải phóng dân tộc ở Á, Phi, Mĩ Latinh giành thắng lợi Câu 16: Sự kiện nào sau đây đánh dấu lần đầu tiên trong lịch sử dân tộc, nhân dân ta được thực hiện quyền công dân? Trang 2/6 - Mã đề thi 152
- A. Tổng tuyển cử bầu Quốc hội khóa I B. Tổng tuyển cử bầu Quốc hội khóaVI C. Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời D. Chủ tịch HồChí Minh đọc “Tuyên ngôn độc lập” Câu 17: Kế hoạch Nava(1953) của Pháp- Mĩ trong cuộc chiến tranh Đông Dương ra đời trong hoàn cảnh A. tương quan so sánh lực giữa ta và Pháp ở thế cân bằng B. so sánh lực lượng thay đổi theo chiều hướng có lợi cho Pháp C. thế và lực của ta lớn mạnh, Pháp thất bại và gặp nhiều khó khăn D. lực lượng của Pháp ở Đông Dương tăng lên đáng kể Câu 18: Ý nghĩa lớn nhất của miền Bắc đánh bại chiến tranh phá hoại lần thứ nhất đế quốc Mĩ là gì ? A. Làm lung lay ý chí xâm lược của đế quốc Mĩ B. Đánh bại âm mưu phá hoại miền Bắc của đế quốc Mĩ C. Bảo vệ miền Bắc D. Thể hiện quyết tâm đánh thắng giặc Mĩ của quân dân ta Câu 19: “NEP” là cụm từ viết tắt của A. Chính sách cộng sản thời chiến B. Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô Viết C. Chính sách kinh tế mới D. Các kế hoạch 5 năm của Liên Xô từ năm 1925- 1941 Câu 20: Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương quy định ở Việt nam lấy vĩ tuyến 17 làm A. giới tuyến quân sự tạm thời B. biên giới tạm thời C. vị trí tập kết của hai bên D. ranh giới tạm thời Câu 21: Phong trào Cần Vương (1885-1896) chấm dứt đánh dấu bằng sự thất bại của cuộc khởi nghĩa A. Bãi sậy B. Hương Khê C. Hùng Lĩnh D. Ba Đình Câu 22: Ba trung tâm kinh tế tài chính lớn của thế giới hình thành vào thập niên 70 của thế kỉ XX là A. Mĩ- Anh –Pháp. B. Mĩ – Liên Xô- Nhật Bản C. Mĩ- Tây Âu – Nhật Bản D. Mĩ – Đức – Nhật Bản Câu 23: Trong chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945), nước không bị chiến tranh tàn phá và thu được nhiều lợi nhuận là A. Liên Xô B. Pháp C. Mĩ D. Anh Câu 24: Điểm chung trong nguyên tắc hoạt động của tổ chức Liên hợp quốc (1945), Định ước Henxinki (8 - 1975) và Hiệp ước Bali (2 - 1946) là gì? A. Tăng cường hỗ trợ nhân đạo cho các nước đang phát triển B. Thúc đẩy nhanh việc hợp tác về kinh tế, văn hóa, giáo dục C. Ủng hộ việc giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình D. Duy trì nền hòa bình và an ninh trên phạm vi toàn thế giới Câu 25: Để phát triển khoa học- kĩ thuật Nhật Bản có đặc điểm nào khác biệt với các nước tư bản? A. Chuyển giao công nghệ từ các nước tiên tiến Trang 3/6 - Mã đề thi 152
- B. Mua bằng phát minh sáng chế của nước ngoài C. Tập trung phát triển khoa học chinh phục vũ trụ D. Coi trọng và phát triển giáo dục, khoa học kĩ thuật Câu 26: Nhận định nào sau đâykhôngđúng về chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩở miền Nam Việt Nam? A. Có sự tham gia của quân đội Mĩ, quân đồng minh và quân đội Sài Gòn. B. Dựa vào vũ khí, trang thiết bị kĩ thuật và phương tiện chiến tranh của Mĩ C. Một hình thức chiến tranh xâm lược thực dân mới của Mĩ D. Âm mưu cơ bản là “Dùng người Việt đánh người Việt” Câu 27: Nguyên tắc quan trọng nhất của Việt Nam khi tham gia hội nhập vào nền kinh tế thế giới theo xu thế toàn cầu hoá là A. am hiểu luật pháp quốc tế B. bình đẳng trong cạnh tranh C. cạnh tranh lành mạnh D. giữ vững độc lập chủ quyền Câu 28: Cuộc biểu tình lớn nhất và tiêu biểu nhất của nông dân Nghệ - Tĩnh trong phong trào cách mạng 1930- 1931 diễn ra ở A. Can Lộc B. Thanh Chương C. Nam Đàn D. Hưng Nguyên Câu 29: Tính chất của cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam là A. cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới B. cách mạng dân chủ tư sản C. cách mạng xã hội chủ nghĩa D. cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân Câu 30: Với các hoạt động quân sự “tìm diệt”, Mĩ có âm mưu gì trong cuộc chiến tranh ở miền Nam Việt Nam giai đoạn 1965 -1968? A. Mở rộng chiến tranh ra toàn Đông Dương B. Tạo thế mạnh trên mặt trận ngoại giao C. Nhanh chóng kết thúc chiến tranh xâm lược D. Giành lại thế chủ động trên chiến trường Câu 31: Trong cuộc phản công chiến lược mùa khô (1965 - 1966) của Mĩ nhằm vào hướng chính nào? A. Miền Đông Nam Bộ B. Đồng bằng khu V và miền Đông Nam Bộ C. Miền Đông Nam Bộ và miền Tây Nam Bộ D. Đồng bằng khu V và miền Tây Nam Bộ Câu 32: Theo chỉ thị của Hồ Chí Minh ,ngày 22/12/1944 lực lượng vũ trang nào được thành lập? A. Trung đội Cứu Quốc Quân III B. Đội Việt Nam Tuyên Truyền Giải Phóng quân C. Đội du kích Bắc Sơn D. Việt Nam Giải Phóng Quân Câu 33: Chiến thắng nào của quân dân miền Nam trong giai đoạn 1965 -1968, tác động mạnh nhất đến nhân dân Mĩ? A. Chiến thắng mùa khô (1965-1966) B. Chiến thắng mùa khô (1966-1967) C. Tổng tiến công tết Mậu Thân (1968) Trang 4/6 - Mã đề thi 152
- D. Trận Vạn Tường (18-8-1965) Câu 34: Nguyên tắc bất biến của Chính phủ nước Việt Nam dân chủ Cộng hoà trong cuộc đấu tranh chống ngoại xâm và nội phản từ sau ngày 2-9-1945 đến trước ngày 19-12-1946 là A. phân hoá kẻ thù B. đảm bảo thắng lợi C. giữ vững độc lập dân tộc D. giữ vai trò lãnh đạo của Đảng Câu 35: Ba tư tưởng sau đây được trình bày trong tác phẩm nào của Nguyễn Ái Quốc 1. Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng 2. Cách mạng là phải do Đảng theo chủ nghĩa Mác Lênin lãnh đạo 3. Cách mạng Việt Nam phải gắn bó và đoàn kết với cách mạng thế giới A. Tạp chí Thư tín quốc tế B. Đường Kách mệnh C. Bản án chế độ thực dân Pháp D. Đời sống thợ thuyền Câu 36: Nét tương đồng về sự hình thành và phát triển của Liên minh châu Âu (EU) và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) là gì ? A. hạn chế ảnh hưởng từ các cường quốc bên ngoài, liên minh phát triển kinh tế B. từ sáu nước thành viên đã phát triển thành nhiều nước C. thành lập khi hoàn thành khôi phục kinh tế, sự hợp tác ban đầu còn lỏng lẻo D. từ thập kỉ 90 của thế kỉ XX, trở thành khu vực năng động và có địa vị quốc tế cao Câu 37: Mục tiêu bao trùm của Mĩ trong chính sách đối ngoại sau Chiến tranh thế giới thứ hai là A. đàn áp phong trào giải phóng dân tộc B. khống chế, chi phối các nước tư bản đồng minh C. xây dựng nên kinh tế, khoa học- kĩ thuật hùng mạnh D. thực hiện chiến lược toàn cầu với tham vọng bá chủ thế giới Câu 38: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng điêmt tương đồng giữa kế hoạch Đờ Lát đơ Tatxinhi và kế hoạch Rơve của Pháp – Mĩ? A. Cục diện chiến trường B. Lực lượng tham chiến C. Mục tiêu chiến tranh D. Kết quả của kế hoạch Câu 39: Một trong những ý nghĩa quốc tế to lớn của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 là A. đưa đến sự thành lập một tổ chức quốc tế mới của công nhân trên toàn thế giới B. tạo thế cân bằng trong so sánh lực lựơng giữa chủ nghĩa xã hội với chủ nghĩa tư bản C. đã đập tan ách áp bức bóc lột phong kiến, tư bản đưa nhân dân lao động lên làm chủ D. cổ vũ và để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu cho phong trào cách mạng thế giới Câu 40: Trong những năm 1965-1968, đế quốc Mĩ thực hiện chiến lược chiến tranh nào sau đây ở miền Nam Việt Nam? A. Chiến tranh đơn phương B. Việt Nam hoá chiến tranh C. Chiến tranh cục bộ D. Đông Dương hoá chiến tranh HẾT Trang 5/6 - Mã đề thi 152
- PHIẾU ĐÁP ÁN TRẮC NGHIỆM MÔN Lịch Sử 12 Mã đề: 152 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 A B C D 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 A B C D Trang 6/6 - Mã đề thi 152