Đề thi thử THPT Quốc gia môn Lịch sử - Năm học 2020-2021 - Trường THPT Thái Phiên

docx 5 trang Đăng Bình 12/12/2023 190
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử THPT Quốc gia môn Lịch sử - Năm học 2020-2021 - Trường THPT Thái Phiên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_thi_thu_thpt_quoc_gia_mon_lich_su_nam_hoc_2020_2021_truon.docx

Nội dung text: Đề thi thử THPT Quốc gia môn Lịch sử - Năm học 2020-2021 - Trường THPT Thái Phiên

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP NĂM HỌC 2020 - 2021 THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG MÔN: LỊCH SỬ – LỚP 12 TRƯỜNG THPT THÁI PHIÊN THỜI GIAN: 50 Phút (không kể thời gian giao đề) Đề minh họa (Đề thi có 04 trang) PHẦN TRẮC NGHIỆM (7.0 điểm) Câu 1: Tờ báo nào dưới đây do Nguyễn Ái Quốc làm chủ nhiệm, kiêm chủ bút trong thời gian hoạt động ở nước ngoài? A. Sự thật. B. Đời sống công nhân. C. Người cùng khổ. D. Nhân đạo. Câu 2: Việc Nguyễn Ái Quốc bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế Cộng sản và tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp (12/1920) là mốc đánh dấu A. sự thiết lập quan hệ giữa Việt Nam với các nước thuộc địa trên thế giới. B. bước ngoặt quyết định trong cuộc đời hoạt động của Nguyễn Ái Quốc. C. sự chấm dứt tình trạng khủng hoảng về đường lối cứu nước ở Việt Nam. D. bước ngoặt quyết định trong tiến trình phát triển của cách mạng Việt Nam Câu 3: Sự kiện nào đánh dấu công nhân Việt Nam bước đầu đi vào đấu tranh tự giác? A. Năm 1920, công nhân Sài Gòn - Chợ Lớn thành lập tổ chức Công hội. B. Năm 1921, Liên đoàn công nhân tàu biển ở Viễn Đông được thành lập. C. Tháng 5/1929, hơn 200 công nhân xưởng sửa chữa ô tô Avia (Hà Nội) bãi công. D. Tháng 8/1925, hơn một nghìn công nhân xưởng đóng tàu Ba Son (Sài Gòn) bãi công. Câu 4: Một trong những nguyên nhân thất bại của phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam từ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đến đầu năm 1930 là do giai cấp tư sản A. Chỉ sử dụng phương pháp đấu tranh ôn hòa. B. Chưa được giác ngộ về chính trị. C. Nhỏ yếu về kinh tế và non kém về chính trị. D. Chỉ đấu tranh đòi quyền lợi giai cấp. Câu 5: Tính chất cách mạng non yếu của giai cấp tư sản Việt Nam trong phong trào dân tộc dân chủ công khai 1919 – 1925 được thể hiện ở việc A. Chủ yếu đấu tranh đòi quyền lợi kinh tế. B. Chưa thành lập được các tổ chức chính trị của mình. C. Sẵn sàng thỏa hiệp khi được Pháp nhượng bộ một số quyền lợi. D. Chưa tập hợp được quần chúng nhân dân để phát động các cuộc đấu tranh. Câu 6: Ngày 2/1/1963, quân dân miền Nam Việt Nam giành thắng lợi trong trận A. Bình Giã (Bà Rịa). B. Đồng Xoài (Bình Phước). C. Ấp Bắc (Mĩ Tho). D. Ba Gia (Quảng Ngãi). 1
  2. Câu 7: Chiến thắng nào của nhân dân miền Nam Việt Nam trong đông – xuân 1964 – 1965 góp phần làm phá sản chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ? A. Vạn Tường (Quảng Ngãi). B. Núi Thành (Quảng Nam). C. Đồng Xoài (Bình Phước). D. Khe Sanh (Quảng Trị). Câu 8: Trong hai cuộc kháng chiến chống đế quốc xâm lược (1945 - 1975), nhân dân Việt Nam đã giành thắng lợi bằng việc A. dùng sức mạnh của nhiều nhân tố thắng sức mạnh quân sự và kinh tế. B. dùng sức mạnh của vật chất đánh thắng sức mạnh của ý chí và tinh thần. C. lấy số lượng quân đồng thắng vũ khí chất lượng cao. D. lây lực thăng thế, lấy ít thằng nhiều về quân số. Câu 9: Mĩ chính thức tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất trong khi thực hiện chiến lược chiến tranh nào ở miền Nam Việt Nam? A. “Chiến tranh đơn phương”. B. “Đông Dương hóa chiến tranh”. C. “Việt Nam hóa chiến tranh”. D. “Chiến tranh đặc biệt”. Câu 10: Nội dung nào dưới đây là một trong những điểm khác nhau giữa chiến lược “Chiến tranh cục bộ” (1965-1968) với chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961-1965) của Mĩ ở Việt Nam? A. Đặt dưới sự chỉ huy của hệ thống “cố vấn” Mĩ. B. Có sự tham chiến trực tiếp của quân đội Mĩ. C. Dựa vào viện trợ kinh tế và quân sự của Mĩ. D. Là loại hình chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới. Câu 11: Nét tương đồng về nghệ thuật quân sự của chiến dịch Điện Biên Phủ (1954) và chiến dịch Hồ Chí Minh (1975) là gì? A. Chia cắt, từng bước đánh chiếm các cơ quan đầu não của đối phương. B. Tập trung lực lượng, bao vây, tổ chức tiến công hợp đồng binh chủng. C. Từng bước xiết chặt vòng vây, kết hợp đánh tiêu diệt và đánh tiêu hao. D. Bao vây, đánh lấn, kết hợp tiến công quân sự với nỗi dậy của quần chúng. Câu 12: Việt Nam gia nhập ASEAN (1995) đã đem lại nhiều cơ hội lớn để nước ta thực hiện mục tiêu đổi mới đất nước là một nhận định đúng, ngoại trừ việc A. hội nhập, học hỏi và tiếp thu được nhiều thành tựu khoa học - kĩ thuật từ bên ngoài. B. thu hút nguồn vốn đầu tư của nước ngoài để phát triển kinh tế. C. mở rộng, trao đổi và giao lưu văn hóa với bên ngoài. D. nền kinh tế bị cạnh tranh khốc liệt, bản sắc văn hóa dân tộc có nguy cơ bị xói mòn. Câu 13: Việt Nam có thể rút ra kinh nghiệm gì từ sự phát triển kinh tế của các nước tư bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai để đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước? A. Ứng dụng các thành tựu khoa học - kĩ thuật. B. Sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên. C. Tăng cường xuất khẩu công nghệ phần mềm. D. Nâng cao trình độ tập trung vốn. Câu 14: Một trong những điểm khác biệt giữa phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi với châu Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai là về A. nhiệm vụ đấu tranh chủ yếu. B. kết cục của cuộc đấu tranh. C. mục tiêu đấu tranh chủ yếu. D. tổ chức lãnh đạo thống nhất của châu lục. Câu 15: Một trong những điểm khác biệt của công cuộc cải tổ ở Liên Xô (1985 – 1991) so với công cuộc cải cách – mở cửa ở Trung Quốc (từ 1978) là gì? 2
  3. A. Tiến hành cải tổ khi đất nước lâm vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng. B. Duy trì, củng cố và nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản. C. Xóa bỏ chế độ một đảng, thực hiện đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập. D. Lấy phát triển kinh tế làm trọng tâm, mở rộng hội nhập quốc tế. Câu 16: Mĩ chính thức tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất trong khi thực hiện chiến lược chiến tranh nào ở miền Nam Việt Nam? A. “Chiến tranh đơn phương”. B. “Đông Dương hóa chiến tranh”. C. “Việt Nam hóa chiến tranh”. D. “Chiến tranh đặc biệt”. Câu 17: Trong đường lối đổi mới đất nước (từ tháng 12/1986), Đảng Cộng sản Việt Nam chủ trương hình thành cơ chế kinh tế nào? A. Thị trường. B. Tập trung. C. Bao cấp. D. Kế hoạch hóa. Câu 18: Hình thức đấu tranh chống Mĩ - Diệm chủ yếu của nhân dân miền Nam Việt Nam trong những năm 1954 – 1959 là A. khởi nghĩa giành lại chính quyền. B. dùng bạo lực cách mạng. C. đấu tranh chính trị hòa bình. D. đấu tranh vũ trang. Câu 19: Trong đường lối đổi mới đất nước (từ tháng 12/1986), Đảng Cộng sản Viêṭ Nam chủ trương thực hiện chính sách đối ngoại A. hòa bình, hữu nghi,̣ hợp tác. B. hòa bình, hữu nghi,̣ trung lập. C. hữu nghi,̣ coi trọng hợp tác kinh tế. D. hòa bình, mở rộng hợp tác về văn hóa. Câu 20: Tinh thần “Đi nhanh đến, đánh nhanh thắng” và khí thế “Thần tốc, bất ngờ, táo bạo, chắc thắng” đó là tinh thần và khí thế của quân ta trong chiến dịch A. Tây Nguyên. B. Huế - Đà Nẵng. C. Hồ Chí Minh. D. Khe Sanh. Câu 21: Phong trào “Đồng khởi” đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của cách mạng miền Nam Việt Nam vì đã A. làm lung lay tận gốc chính quyền ngô Đình Diệm. B. giáng đòn nặng nề vào chính sách thực dân kiểu mới của Mĩ ở miền Nam. C. phá vỡ từng mảng lớn bộ máy cai trị của địch ở miền Nam Việt Nam. D. đưa cách mạng miền Nam từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công. Câu 22. Để tối đa hóa nguồn lợi nhuận, trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở Việt Nam, thực dân Pháp vẫn duy trì phương thức bóc lột nào? A. Phương thức bóc lột tư bản chủ nghĩa B. Phương thức bóc lột phong kiến C. Phương thức bóc lột thực dân D. Phương thức bóc lột tiền tư bản chủ nghĩa Câu 23: Nguyên nhân quyết định thắng lợi bước đầu của công cuộc đổi mới ở Việt Nam hiện nay là A. truyền thống yêu nước của dân tộc. B. sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. C. sự giúp đỡ của cộng đồng quốc tế. D. tình đoàn kết của ba nước Đông Dương. 3
  4. Câu 24: Chiến thắng nào dưới đây của quân dân Việt Nam đã buộc Mĩ phải kí Hiệp định Pa-ri năm 1973 về chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam? A. Chiến thắng Ấp Bắc (Mĩ Tho). B. Chiến thắng Vạn Tường (Quảng Ngãi). C. Chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không”. D. Tổng tiến công và nổi dậy tết Mậu Thân. Câu 25: Điểm tương đồng giữa nội dung đường lối đổi mới về kinh tế ở Việt Nam (từ tháng 12/1986) và Chính sách kinh tế mới (NEP, 1921) ở nước Nga Xô viết là A. ưu tiên phát triển công nghiệp nặng: công nghiệp chế tạo máy móc, công nghiệp năng lượng, B. xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần có sự quản lý của nhà nước. C. xây dựng kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa, kiểm soát bằng pháp luật. D. thay chế độ trung thu lương thực thừa bằng thuế lương thực. Câu 26: Đặc điểm lớn nhất, độc đáo nhất của cách mạng Việt Nam thời kì 1954 - 1975 là một Đảng lãnh đạo nhân dân A. tiến hành đồng thời hai chiến lược cách mạng ở hai miền Nam - Bắc. B. thực hiện nhiệm vụ đưa cả nước đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. C. hoàn thành cách mạng dân chủ và xã hội chủ nghĩa trong cả nước. D. hoàn thành cuộc cách mạng dân chủ nhân dân trong cả nước. Câu 27. Sự kiện nước Đức kí văn bản đầu hàng không điều kiện ngày 9-5-1945 có ý nghĩa gì? A. Liên Xô đã giành thắng lợi hoàn toàn B. Chiến tranh chấm dứt hoàn toàn ở châu Âu C. Chiến tranh chấm dứt hoàn toàn trên thế giới D. Chủ nghĩa phát xít bị tiêu diệt hoàn toàn Câu 28. Phan Bội Châu và các đồng chí của ông chủ trương thành lập Hội Duy tân nhằm mục đích gì? A. Đánh đuổi giặc Pháp, giành độc lập, thiết lập chế độ quân chủ lập hiến ở Việt Nam B. Duy tân làm cho đất nước cường thịnh để giành độc lập C. Đánh đuổi giặc Pháp, đánh đổ phong kiến, hành lập chính thể cộng hòa D. Đánh đổ ngôi vua, phát triển đất nước theo con đường tư bản chủ nghĩa PHẦN TỰ LUẬN(3.0 điểm) Câu 1(1.0 điểm): Sau khi tìm hiểu về Luận cương chính trị của Trần Phú, em hãy trình bày những hạn chế của nó. Câu 2(2.0 điểm): Chứng minh rằng: phong trào Đồng Khởi – Bến Tre là bước ngoặt của cách mạng Miền Nam Việt Nam? HẾT Họ và tên: SBD: 4