Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn - Đề số 1 (Có đáp án)

doc 7 trang Đăng Bình 06/12/2023 1180
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn - Đề số 1 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_thu_thpt_quoc_gia_mon_ngu_van_de_so_1_co_dap_an.doc

Nội dung text: Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn - Đề số 1 (Có đáp án)

  1. ĐỀ ÔN TẬP SỐ 1 Thời gian làm bài: 120 phút; không kể thời gian phát đề I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc trích đoạn sau và thực hiện các yêu cầu: (1) Cái thú tự học cũng giống cái thú đi chơi bộ ấy. Tự học cũng là một cuộc du lịch, du lịch bằng trí óc, một cuộc du lịch say mê gấp trăm lần du lịch bằng chân, vì nó là du lịch trong không gian lẫn thời gian. Những sự hiểu biết của loài người là một thế giới mênh mông. Kể làm sao hết được những vật hữu hình và vô hình mà ta sẽ thấy trong cuộc du lịch bằng sách vở ? (2) Ta cũng được tự do, muốn đi đâu thì đi, ngừng đâu thì ngừng. Bạn thích cái xã hội ở thời Đường bên Trung Quốc thì đã có những thi nhân đại tài tả viên “Dạ minh châu” của Đường Minh Hoàng, khúc “Nghê thường vũ y” của Dương Quý Phi cho bạn biết. Tôi thích nghiên cứu đời con kiến, con sâu – mỗi vật là cả một thế giới huyền bí đấy, bạn ạ - thì đã có J.H.Pha-brow và hàng chục nhà sinh vật học khác sẵn sàng kể chuyện cho tôi nghe một cách hóm hỉnh hoặc thi vị. (3) Đương học về kinh tế, thấy chán những con số ư? Thì ta bỏ nó đi mà coi cảnh hồ Ba Bể ở Bắc Cạn hay cảnh núi non Thụy Sĩ, cảnh trời biển ở Ha-oai. Hoặc không muốn học nữa thì ta gấp sách lại, chẳng ai ngăn cản ta cả.” (Trích Tự học - một nhu cầu thời đại - Nguyễn Hiến Lê, NXB Văn hóa - Thông tin, Hà Nội, 2003) Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1 (0.5 điểm). Hãy ghi lại câu văn nêu khái quát chủ đề của đoạn trích trên. Câu 2 (0.5 điểm). Trong đoạn (1), tác giả chủ yếu sử dụng thao tác lập luận nào? Câu 3 (1.0 điểm). Hãy giải thích vì sao tác giả lại cho rằng khi “thấy chán những con số” thì “bỏ nó đi mà coi cảnh hồ Ba Bể ở Bắc Cạn hay cảnh núi non Thụy Sĩ, cảnh trời biển ở Ha-oai”? Câu 4 (1.0 điểm). Quan điểm: “Những sự hiểu biết của loài người là một thế giới mênh mông” giúp anh/chị rút ra bài học gì cho bản thân? II. LÀM VĂN (7.0 điểm) Câu 1 (2.0 điểm) Từ nội dung văn bản phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày lợi ích của việc tự học đối với mỗi người. Câu 2 (5.0 điểm) Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc, Quân xanh màu lá dữ oai hùm. Mắt trừng gửi mộng qua biên giới, Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm. Rải rác biên cương mồ viễn xứ, Trang 1
  2. Chiến trương đi chẳng tiếc đời xanh. Áo bào thay chiếu, anh về đất, Sông Mã gầm lên khúc độc hành. (Tây Tiến, Quang Dũng, SGK Ngữ văn 12, NXB Giáo dục, 2005) Từ việc phân tích khổ thơ trên, anh/chị hãy làm nổi bật vẻ đẹp hồn hậu, lãng mạn, hào hoa, bi tráng của ngòi bút Quang Dũng. LỜI GIẢI CHI TIẾT Nội dung Điểm ĐỌC HIỂU 3.0 Câu 1: Câu văn khái quát chủ đề của văn bản: “Cái thú tự học cũng giống cái thú đi chơi bộ ấy” 0,5 Câu 2: 0,5 - Thao tác lập luận: so sánh. - Tác dụng của thao tác lập luận này: chỉ ra sự giống nhau giữa sự tự học với thú đi chơi bộ, từ đó giúp người đọc thấy được lợi ích của sự tự học. Câu 3: Tác giả cho rằng khi “thấy chán những con số” thì “bỏ nó đi mà coi cảnh hồ Ba Bể ở 1,0 Bắc Cạn hay cảnh núi non Thụy Sĩ, cảnh trời biển ở Ha-oai”, bởi vì “coi cảnh hồ Ba Bể ở Bắc Cạn hay cảnh núi non Thụy Sĩ, cảnh trời biển ở Ha-oai” sẽ giúp ta thư giãn đầu óc, tâm hồn cởi mở, phóng khoáng hơn, làm cho đời sống đỡ nhàm chán, trở nên thú vị hơn. Câu 4: 1,0 Thí sinh có thể lựa chọn một trong số các thông điệp, trình bày suy nghĩ của mình về thông điệp đó. Sau đây là một vài gợi ý: - Hiểu biết của loài người là một thế giới mênh mông, do đó, mỗi người phải nỗ lực học hỏi để có được nhiều tri thức cho bản thân. - Hiểu biết của loài người là một thế giới mênh mông. Nó hứa hẹn nhiều thú vị để chúng ta khám phá và chiếm lĩnh. Vì vậy, con người phải chịu khó học hỏi để có được những niềm vui, sự thú vị ấy. - Hiểu biết của loài người là một thế giới mênh mông. Hiểu biết của mỗi người là hữu hạn. Vì thế, con người cần phải khiêm tốn và học hỏi không ngừng. LÀM VĂN 7,0 Câu 1: Từ nội dung văn bản phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) 2,0 trình bày lợi ích của việc tự học đối với mỗi người. a. Đảm bảo yêu cầu hình thức: đoạn văn 0,25 Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân - hợp, móc xích Trang 2
  3. hoặc song hành. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 0,25 Lợi ích của việc tự học đối với mỗi người. c. Triển khai vấn đề nghị luận 1,0 Thí sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề theo nhiều cách nhưng cần làm rõ lợi ích của việc tự học đối với mỗi người. Có thể triển khai theo hướng sau: - Giải thích: Tự học là hoạt động học tập diễn ra mà không có sự tham gia trực tiếp của người dạy. Chính chúng ta sẽ phải tự mình “giải mã” tri thức. Có thể tự học khi nghe giảng, đọc sách hay làm bài tập, - Phân tích, chứng minh: + Tự học là lúc chúng ta tích cực suy nghĩ, ghi chép, sáng tạo nhằm rút ra những điều cần thiết, hữu ích cho bản thân. + Tự học tạo điều kiện giúp chúng ta bình tâm suy nghĩ vấn đề, thấu hiểu những kiến thức mới. Thường xuyên tự học, ôn lại các kiến thức đã biết, chúng ta sẽ ghi nhớ kiến thức một cách tốt hơn. + Trong quá trình đó, chúng ta sẽ vận dụng các thao tác liên tưởng, so sánh, tưởng tượng, thậm chí phải mượn những kiến thức cũ để hiểu được kiến thức mới. Điều đó sẽ giúp trí não chúng ta hoạt động linh hoạt, nâng cao nhận thức. + Tự học là lực đẩy giúp chúng ta đào sâu khám phá. Chính trong quá trình đó, chúng ta sẽ thường xuyên hoài nghi, đặt câu hỏi cho bản thân. Và biết đâu, một ý tưởng nào đó chợt xuất hiện. Có những ý tưởng bất ngờ đã làm thay đổi thế giới. + Tự học là một công việc gian khổ, kéo dài trong suốt cuộc đời mỗi người. Nhờ đó, mỗi người sẽ có được ý chí quyết tâm và sự kiên trì, bền bỉ. + Càng cố gắng tự học, mỗi người càng trau dồi cho mình sự đa dạng kiến thức. Họ sẽ xử lý nhanh nhạy hơn khi đứng trước một vấn đề, sẽ điềm tĩnh giải quyết khó khăn, sẽ biết tin tưởng vào bản thân để vượt qua những kiến thức khó, cũng như các chướng ngại trong đời. + Việc tự học từ nhỏ sẽ giúp chúng ta thấu hiểu bản thân, sẽ quen dần với suy nghĩ độc lập, tự mình phấn đấu. Tự học sẽ khiến chúng ta tôn trọng tri thức, tôn trọng sự trung thực, tránh nhờ cậy, gian lận trong mọi trường hợp. Để rồi, bản thân sẽ có niềm vui đích thực khi chiếm lĩnh tri thức, thành công bằng chính sức lực của mình. - Bình luận: Những thiên tài trên thế giới đều thành công nhờ tinh thần tự học. - Bài học cho bản thân: Có thể nói, tự học là con đường ngắn nhất và duy nhất để hoàn thiện bản thân, biến ước mơ thành hiện thực. Đó cũng là mục đích và trách nhiệm của đời người. d. Chính tả, dùng từ đặt câu 0,25 Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt. e. Sáng tạo 0,25 Trang 3
  4. Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận. Câu 2: Vẻ đẹp hồn hậu, lãng mạn, hào hoa, bi tráng của ngòi bút Quang Dũng qua việc phân tích 5,0 chân dung người lính Tây Tiến. a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận 0,25 Mở bài giới thiệu được vấn đề; Thân bài triển khai được vấn đề; Kết bài khái quát được vấn đề. b. Xác định đúng vấn đề nghị luận 0,5 Chân dung người lính Tây Tiến hào hoa, bi tráng và ngòi bút hồn hậu, lãng mạn, phóng khoáng, tài hoa. c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm 0,5 Vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẻ và dẫn chứng. * Giới thiệu ngắn gọn về tác giả, tác phẩm, nhân vật và chi tiết được nhắc đến - Có thể nói Quang Dũng là một người nghệ sĩ đa tài, bởi ông không chỉ viết thơ, làm văn mà còn viết kịch và soạn nhạc. Riêng về thơ, ông có một hồn thơ phóng khoáng, lãng mạn và tài hoa, thể hiện rõ nhất trong bài thơ viết về người lính Tây Tiến và xứ Đoài của mình. - Bài thơ Tây Tiến của ông được xuất bản và phổ biến rộng rãi, rất nhiều người yêu thích ngay cả những người miền Nam thời bấy giờ. Tuy là một nghệ sĩ nổi tiếng nhưng ông sống cuộc sống đạm bạc, không thích khoe khoang tên tuổi với bất cứ ai. Khi ông nhận được tiền biếu của giới nhà giàu để sáng tác thơ, ông đã từ chối không nhận và nói rằng: “Văn chương chữ nghĩa rẻ rủng đến thế ư?”. Về sau, ông cũng như một số nhà thơ lớn khác, không sáng tác thêm được nhiều tác phẩm nổi bật và mất đi trong âm thầm. Thí sinh có thể cảm nhận theo nhiều cách nhưng cần đáp ứng các yêu cầu sau: 3,0 1. Giới thiệu chung về binh đoàn Tây Tiến: Tây Tiến là một đơn vị quân đội thành lập năm 1947 với nhiệm vụ là bảo vệ biên giới Việt - Lào, đánh tiêu hao lực lượng Pháp. Tây Tiến là địa bàn đóng quân, là vùng hoạt động rộng lớn hoang sơ, núi rừng hiểm trở, khắc nghiệt. Thành phần tham gia chủ yếu là học sinh, sinh viên. Điều kiện vô cùng khó khăn và hiểm trở. Đến năm 1948 thì cuộc chiến tranh kết thúc. Quang Dũng chuyển sang đơn vị khác tại Phù Lưu Chanh nhớ về đơn vị cũ, ông sáng tác bài thơ Tây Tiến lúc đầu có tên là Nhớ Tây Tiến. 2. Phân tích chân dung người lính: - Trên cái nền hùng vĩ, hiểm trở, dữ dội của núi rừng và duyên dáng thơ mộng, mĩ lệ của Tây Bắc, Quang Dũng đã khắc họa thành công hình tượng tập thể những người lính Tây Tiến với một vẻ đẹp đầy tính chất bi tráng: “Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc/ Quân xanh màu lá dữ oai hùm/ Mắt trừng gửi mộng qua biên giới/ Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm. ” - Trên những nẻo đường hành quân chiến đấu, vượt qua bao núi cao dốc thẳm “Heo hút cồn mây súng ngửi trời”, đoàn binh Tây Tiến hiện ra giữa màu xanh của núi rừng trùng điệp, vừa kiêu hùng vừa cảm động. Người chiến binh với quân trang màu xanh của lá rừng, với nước da Trang 4
  5. xanh phong sương vì sốt rét rừng, thiếu thuốc men, lương thực: “không mọc tóc”. Câu thơ trần trụi như hiện thực chiến tranh những năm đầu kháng chiến vốn thế. “Không mọc tóc” là hình ảnh phản ánh cái khốc liệt của chiến trường: “Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc/ Quân xanh màu lá dữ oai hùm ”. - Cái hình hài không lấy gì làm đẹp: “quân xanh màu lá”, “không mọc tóc” tương phản với “dữ oai hùm” là một nét chạm khắc tài tình làm nổi bật chí khí hiên ngang, tình thần quả cảm xung trận của các chiến binh Tây Tiến từng làm cho quân giặc phải khiếp sợ. “Dữ oai hùm” là một hình ảnh ẩn dụ nói lên chí khí người lính mang tính kế thừa và sáng tạo của Quang Dũng. Các chiến binh “Sát Thát” đời Trần: “Tam quân tì hổ khí thôn Ngưu (Phạm Ngũ Lão); “Tì hổ ba quân, giáo gươm sáng chói” (Trương Hán Siêu). Nghĩa quân Lam Sơn xung trận trong khí thế “bình Ngô”: “Sĩ tốt kén tay tì hổ/ Bề tôi chọn kẻ vuốt nanh” (Bình Ngô đại cáo) — Một dân tộc anh hùng trên trận tuyến đánh quân thù, thời đại nào cũng có những chiến sĩ “tì hổ” và “dữ oai hùm” như thế đó! Với niềm tự hào, Quang Dũng đã viết nên một câu thơ rất hay: “Quân xanh màu lá dữ oai hùm”, lấy cái “thô”, cái “mộc” để tô đậm cái đẹp, cái dũng khí ẩn chứa trong tâm hồn người chiến sĩ. - Trong bài thơ có một cái tên thành thị, hoa lệ: Hà Nội, nhưng đó không phải là một cái mốc có thật trên đường Tây Tiến mà ở đây trở thành một mốc của độ cao bởi giấc mơ kia chính là một đỉnh điểm. Câu thơ diễn tả tinh tế chân thật tâm lý của những người lính ra đi từ thủ đô. Hình ảnh Hà Nội và dáng kiều thơm hiện về trong đêm mơ không làm cho họ nản lòng, thối chí mà ngược lại là nguồn động viên, cổ vũ đối với các chiến sĩ. Một thoáng kỉ niệm êm đềm trong sáng ấy đã tiếp sức cho họ trong cuộc chiến đấu gian nan. Nó là động lực tinh thần giúp người lính băng qua những tháng ngày chiến tranh gian lao của đời mình: “Mắt trừng gửi mộng qua biên giới / Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm ”. - Bằng nghệ thuật nói quá, tác giả đã sử dụng hình ảnh “mắt trừng” để diễn tả tâm trạng của những người lính. Những người lính Tây Tiến sau những giờ phút hành quân chiến đấu, khi đêm về họ thao thức, trằn trọc trong đêm không sao ngủ được. Ánh mắt dữ dội, rực căm thù, họ gửi mộng ước của mình qua biên giới, ước nguyện giết kẻ thù và mỗi ngày quê hương đất nước thân yêu được yên bình. Bên trong cái dáng vẻ oai hùng dữ dằn ấy là một trái tim, là tâm hồn khao khát yêu thương với những kí ức đẹp lung linh về Hà Nội. - Bốn câu thơ tiếp theo là những nét vẽ bổ trợ, tô đậm bức chân dung người lính: “Rải rác biên cương mồ viễn xứ/ Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh/ Áo bào thay chiếu anh về đất/ Sông Mã gầm lên khúc độc hành ”. + Trong gian khổ và chiến trận, bao đồng đội đã ngã xuống trên chiến trường miền Tây. Họ nằm lại nơi chân đèo góc núi. Nấm mồ người chiến sĩ “rải rác biên cương”. Câu thơ để lại trong lòng ta nhiều thương cảm, biết ơn, tự hào: “Rải rác biên cương mồ viễn xứ”. Nếu tách câu thơ trên ra khỏi đoạn thơ thì nó tựa như bức tranh xám lạnh, ảm đạm và hiu hắt, đem đến nhiều xót Trang 5
  6. thương. Nhưng nằm trong văn cảnh, đoạn mạch, câu thơ tiếp theo: "Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh” đã nâng cao chí khí và tầm vóc người lính. Các anh đã ra trận vì một lí tưởng rất đẹp. “Đời xanh” là: trai trẻ, là tuổi thanh xuân của “Những chàng trai chưa trắng nợ anh hùng ” những học sinh, sinh viên Hà Nội. Họ lên đường đầu quân vì nghĩa lớn của chí khí làm trai. Họ “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”. Câu thơ “Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh” vang lên như một lời thề thiêng liêng, cao cả. Các anh quyết đem xương máu để bảo vệ độc lập, tự do cho Tổ quốc. Anh bộ đội cũng như nhân dân ta đã đứng lên kháng chiến với quyết tâm sắt đá: “Chúng ta thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu làm nô lệ”. - Quang Dũng ghi lại cảnh bi tráng giữa chiến trường miền Tây thuở ấy: “Áo bào thay chiếu anh vế đất! Sông Mã gầm lên khúc độc hành/ Rải rác biên cương mồ viễn xứ/ Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh ”. + Tác giả đã sử dụng từ Hán Việt cổ kính đầy trang trọng, tôn kính để nói về sự hi sinh, chiến đấu của người lính. Người lính đã chiến đấu và xác của họ nằm rải rác biên cương ấy. Tác giả dùng cách nói ẩn dụ “đời xanh ” để chỉ tuổi trẻ. Viết về chiến tranh không thể không viết về những hi sinh mất mát. Một nền văn học nhân đạo, một nghệ sĩ chân chính không chỉ biết đến niềm vui mà còn nói lên được nỗi đau của con người. Những con người “đầu xanh tuổi trẻ” “biết mơ mộng", “biết yêu đương” nhưng khi cần “chẳng tiếc đời xanh” hi sinh cho đất nước. Đó là một vẻ đẹp khí phách và phẩm chất của người lính. Và nhà thơ Thanh Thảo đã nói: “Tuổi hai mươi ai mà chẳng tiếc/ Nhưng ai cũng tiếc tuổi hai mươi thì còn chi Tổ quốc”. + Tiếp đến là hình ảnh “áo bào”: “Áo bào thay chiếu anh về đất”. Hình ảnh “áo bào” là hình ảnh ước lệ tượng trưng và nghệ thuật nói giảm “anh về đất”. Quang Dũng đã nâng nổi đau trong những câu thơ của mình sánh ngang với sự hi sinh cao cả ấy. Trên thực tế những người ra trận hy sinh trên chiến trường, đôi khi không có một manh chiếu để chôn cất, có người hi sinh trong bộ quần áo rách vá tả tơi trên đường hành quân nhưng Quang Dũng vẫn gọi đó là những chiếu áo bào, áo choàng của những tráng sĩ ngày xưa khi ra trận thể hiện sự trang trọng, tôn vinh, ca ngợi. + Trong cái nhìn lãng mạn ấy, sự hi sinh của những người lính còn được bao bọc trong một âm hưởng hùng tráng: “Sông Mã gầm lên khúc độc hành ”. Câu thơ vang dội như một khúc nhạc kì vĩ, một âm hưởng bi tráng. Sự hi sinh của người lính Tây Tiến được nâng lên tầm sử thi hoành tráng. Sự hi sinh lớn lao đó phải có sự đưa tiễn lớn lao như thế. Hình ảnh sông Mã gầm lên một khúc ca bi tráng để tiễn đưa những người lính Tây Tiến về với đất mẹ. 3. Đánh giá về ngòi bút Quang Dũng: - Cảm hứng lãng mạn của bài thơ trước hết là nỗi nhớ ngập tràn: tác giả nhớ rừng núi hoang vu, hiểm trở, dữ dội, nhớ những cảnh đẹp huyền ảo nên thơ, đặc biệt là nhớ bước quân hành của đoàn quân Tây Tiến, nhớ gương mặt, ánh mắt, nhớ cả những hi sinh gian khổ, những giây phút đồng đội nằm xuống nơi biên cương. Tất cả cứ theo dòng hồi ức mà hiện lên cùng với trí tưởng tượng phóng khoáng, bay bổng. Trang 6
  7. - Để giúp cho trí tướng tượng bay cao, bay xa và tình cảm, cảm xúc được diễn tả một cách đầy đủ, trọn vẹn nhất, nhà thơ đã vận dụng thủ pháp nghệ thuật tô đậm cái phi thường, gây ấn tượng mạnh về cái hùng vĩ, dữ dội cũng như cái tuyệt mĩ, thơ mộng. Một trong những thủ pháp nghệ thuật được sử dụng đắc địa nhất là thủ pháp đối lập. Đối lập giữa cái hùng vĩ, dữ dội với cái tuyệt mĩ, thơ mộng, đối lập giữa gian khổ, vất vả với anh hùng, bất khuất, đối lập giữa cái bi và cái hùng - Tây Tiến có phảng phất nét buồn đau nhưng đó là nét buồn đau bi tráng. Nằm trong thi pháp chung của nền văn học 1945 - 1975, khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn, Tây Tiến đã để lại dấu ấn riêng độc đáo. Đó là sự phối hợp hài hòa giữa các mặt đối lập trong các hình tượng thơ. Tây Tiến còn là sự gửi gắm tất cả men say ước nguyện của Quang Dũng vào sự nghiệp cứu nước. Vì thế, Tây Tiến hấp dẫn người đọc bởi thế giới nghệ thuật của cái đẹp, cái cao cả hào hùng - sản phẩm của một bút pháp và cảm hứng lãng mạn. d. Chính tả, dùng từ đặt câu 0,25 Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt. e. Sáng tạo 0,5 Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận. Trang 7