Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn năm 2020 - Đề số 1 - Trường THPT Hòa Hợi (Có đáp án)

doc 7 trang Đăng Bình 06/12/2023 1360
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn năm 2020 - Đề số 1 - Trường THPT Hòa Hợi (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_thu_thpt_quoc_gia_mon_ngu_van_nam_2020_co_dap_an.doc

Nội dung text: Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn năm 2020 - Đề số 1 - Trường THPT Hòa Hợi (Có đáp án)

  1. Bộ đề chuẩn cấu trúc ĐỀ DỰ ĐOÁN KÌ THI THPT QUỐC GIA NĂM 2020 Môn thi: NGỮ VĂN ĐỀ SỐ 1 Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề I. ĐỌC – HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn văn bản sau và trả lời câu hỏi: (1) Thứ Năm, ngày 23 tháng 3, 1944 Người lo việc thực phẩm của chúng tôi đã ra khỏi tù, do vậy giờ đây nhiều việc đã khá hơn. Hôm qua một máy bay đã rơi gần chỗ chúng tôi, trên nóc một trường học. Rất may không có học trò trong đó. Có một ngọn lửa nhỏ và hai người bị chết. Các phi công bên trong máy bay đã thoát ra kịp thời nhưng bọn Đức đã bắn họ ngay. Người dân địa phương rất tức giận - Điều đó thật hèn mạt, kinh tởm. Chúng tôi - những người phụ nữ trong "Ngôi nhà bí mật" rất khiếp sợ. Tôi căm ghét tiếng súng. (2) Thứ Hai, ngày 3 tháng 4, 1944 Mình sắp mô tả khẩu phần ăn của chúng mình. Thực phẩm là vấn đề khó khăn và quan trọng không những đối với chúng tôi ở "Ngôi nhà bí ẩn" này mà còn đối với mọi người ở Hà Lan, ở toàn Châu Âu và ngay cả ở nơi khác. Chúng tôi sống ở đây đã 21 tháng và thường ở một thời đểm nào đó, chỉ có một loại thức ăn nào đó để ăn. Chẳng hạn một loại rau hay xà lách. Chúng tôi ăn chúng với khoai tây, bằng mọi cách mà chúng tôi có thể nghĩ ra. Nhưng giờ thì không còn rau cỏ gì cả. Chúng tôi ăn khoai tây và đậu nấu. Chúng tôi nấu xúp. Chúng tôi còn ít bịch dự trữ để nấu ăn, ăn cũng hơi hấp dẫn. Nhưng mà ăn đậu với mọi thứ, ngay cả bên trong bánh mì. Lúc sôi động nhất là khi chúng tôi ăn một miếng nhỏ xúc xích, mỗi lần một tuần và để ít mứt vào bánh mì - dĩ nhiên là không có bơ. Nhưng chúng tôi vẫn sống và gần như mọi thức ăn, ăn nghe ngon. (3) Thứ Tư, ngày 5 tháng 4, 1944 Đã lâu lắm rồi, tôi đã thực sự không quan tâm đến việc học hành. Chiến tranh có vẻ còn lâu mới chấm dứt. Nếu nó kéo dài hơn tháng 9, mình không thể trở lại trường, mình không muốn trễ hai năm. Không có gì ngoại trừ mơ mộng và suy tưởng, cho đến một đêm thứ Bảy bỗng mình cảm thấy khiếp sợ. Mình mặc áo ngủ ngồi trên sàn nhà và mình đọc kinh cầu nguyện. Sau đó mình lăn ra sàn nhà và khóc. Nhưng mình biết mình phải chiến đấu chống lại nó. Sau cùng lúc 10 giờ, mình đã leo lên giường, sự đau khổ đã đi qua! Và giờ đây nó đã thực sự đi qua. Mình biết rằng mình phải học lại. Mình muốn làm một cái gì đó cho đời mình. Mình muốn mình là một nhà báo. Mình biết mình có thể viết. Một ít chuyện của mình cũng khá, một phần cuốn nhật ký của mình khá linh động và thích thú, nhưng mình không biết mình có thật sự là một nhà viết văn giỏi. Nhưng nếu mình không viết sách hoặc báo, mình có thể luôn viết cho mình. Mình không muốn sống như Mẹ, như bà Van Daan và như mọi người đàn bà khác, họ chỉ làm công việc gia đình của họ và sau đó bị quên lãng. Mình cần có nhiều hơn là một ông chồng và mấy đứa con. Mình Trang 1
  2. muốn mình có ích và mang niềm vui đến cho tất cả mọi người, ngay cả những người mình chưa hề gặp. Mình muốn mình vẫn sống sau khi mình chết đi. Mình cám ơn Chúa về việc viết lách của mình. Do vậy mình tiếp tục cố gắng, và mọi việc sẽ ổn cả bởi vì mình sẽ không bỏ cuộc. (Nhật kí Anne Frank - NXB Thế giới, Nhà sách Nhã Nam, H, 2016). * Nhật ký Anne Frank là một cuốn sách bao gồm các trích đọan từ một cuốn nhật ký do Anne Frank (lúc đó 13 tuổi) viết trong khi cô bé đang trốn cùng gia đình trong thời kỳ Đức Quốc xã chiếm đóng Hà Lan. Câu 1: Cuộc sống của người dân đã gặp phải những khó khăn gì khi xảy ra chiến tranh? Câu 2: Phân tích tác dụng của việc sử dụng những câu văn ngắn liên tiếp trong đoạn văn bản Câu 3: Từ nội dung văn bản, anh/chị rút ra được bài học nhận thức gì thái độ sống của con người khi đối diện với hoàn cảnh chiến tranh? Câu 4: Anh/chị hiểu gì về thông điệp mà Anne Frank đưa ra “Mình cần có nhiều hơn là một ông chồng và mấy đứa con”? II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm): Hãy viết một đoạn văn ngắn để lí giải cho quan điểm sống của A.Frank: “Mình muốn làm một cái gì đó cho đời mình” đưa ra trong văn bản Đọc - hiểu. Câu 2 (5,0 điểm) Con Sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ấn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khói núi Mèo đốt nương xuân. Tôi đã nhìn say sưa làn mây mùa xuân bay trên Sông Đà, tôi đã xuyên qua đám mây mùa thu mà nhìn xuống dòng nước Sông Đà. Mùa xuân dòng xanh ngọc bích chứ nước Sông Đà không xanh màu xanh canh hến của nước Sông Gâm Sông Lô. Mùa thu nước sông Đà lừ lừ chín đỏ như da mặt một người bầm đi vì rượu bữa, lừ lừ cái màu đỏ giận dữ ở một người bất mãn bực bội gì mỗi độ thu về. Chưa hề bao giờ tôi thấy dòng sông Đà là đen như thực dân Pháp đã đè ngửa con sông ra đổ mực Tây vào mà gọi bằng cái tên Tây láo lếu, rồi cứ như thế mà phiết vào bản đồ lai chữ. Con Sông Đà gợi cảm. Đối với mỗi người, Sông Đà lại gợi một cách. Đã có lần tôi nhìn Sông Đà như nhìn một cổ nhân. Chuyến ấy ở từng đi núi cũng đã hơi lâu, đã thấy thèm chỗ thoáng. Mải bám gót anh liên lạc, quên đi mất là mình sắp đổ ra Sông Đà. Xuống một cái dốc núi, thấy trước mắt loang loáng như trẻ con nghịch chiếu gương vào mắt mình rồi bỏ chạy. Tôi nhìn thấy cái miếng sáng lóe lên một màu nắng tháng ba Đường thi “Yên hoa tam nguyệt há Dương Châu ”. Bờ Sông Đà, bãi Sông Đà, chuồn chuồn bươm bướm Sông Đà. Chao ôi, trông con sông, vui như thấy nắng giòn tan sau kì mưa dầm, vui như nối lại chiêm bao đứt quãng. Đi rừng dài ngày rồi lại bắt ra Sông Đà, đúng thế, nó đằm đằm ấm ấm như gặp lại cố nhân, mặc dầu người cố nhân ấy mình biết là lắm bệnh lắm chứng, chốc dịu dàng đấy, rồi chốc lại bắn tính và gắt gỏng thác lũ ngay đấy (Trích Người lái đò Sông Đà, Nguyễn Tuân - SGK Ngữ Văn 12, tập Một). Trang 2
  3. Cảm nhận về vẻ đẹp của dòng Sông Đà trong đoạn văn bản, từ đó hãy nêu những nhận xét khái quát về cái tôi tài hoa, độc đáo Nguyễn Tuân. LỜI GIẢI CHI TIẾT Phần Nội dung Điểm Câu 1: Cuộc sống của người dân đã gặp phải những khó khăn gì khi xảy ra 0,5 điểm chiến tranh? Cuộc sống của người dân đã gặp rất nhiều khó khăn trong hoàn cảnh chiến tranh, ảnh hưởng lớn lao đến cuộc sống sinh hoạt thường nhật: - Thiếu lương thực nghiêm trọng. - Cơ sở vật chất, các điều kiện sinh hoạt bị phá hoại trầm trọng. - Luôn đối diện với nguy hiểm từ bom đạn gây ra. Câu 2: Phân tích tác dụng của việc sử dụng những câu văn ngắn liên tiếp 0,5 điểm trong đoạn văn bản Tác dụng của việc sử dụng những câu văn ngắn: - Gây ấn tượng mạnh cho các sự kiện, tạo nhịp điệu dồn dập trong đoạn văn, nhấn mạnh diễn biến nhanh chóng của sự kiện. - Từ đó, góp phần khắc họa sự khốc liệt, tàn bạo, những nguy hiểm luôn rình rập I của chiến tranh với con người. Đọc hiểu Câu 3: Từ nội dung văn bản, anh/chị rút ra được bài học nhận thức gì thái 1 điểm (3,0 đ) độ sống của con người khi đối diện với hoàn cảnh chiến tranh? Bài học nhận thức về thái độ sống của con người trước hoàn cảnh chiến tranh: Bài học về tinh thần lạc quan, về ý chí nghị lực, về khát vọng tình yêu và hạnh phúc. Chiến tranh luôn gây ra nhiều đau thương. Tuy nhiên, con người trong hoàn cảnh ngặt nghèo đó không thế bỏ cuộc và tuyệt vọng mà cần biết chiến đấu để vươn lên, chống chọi với hoàn cảnh, tin tưởng và hi vọng vào cuộc sống. Câu 4: Anh/chị hiểu gì về thông điệp mà Anne Frank đưa ra “Mình cần có 1 điểm nhiều hơn là một ông chồng và mấy đứa con”? Ý nghĩa thông điệp A.Frank đưa ra: - Ông chồng và những đứa con tượng trưng cho hạnh phúc gia đình, cũng tượng trưng cho quan niệm truyền thống về người phụ nữ, người phụ nữ chỉ nên là của gia đình, cần nhiều hơn có nghĩa là người phụ nữ cần nuôi dưỡng tư tưởng về vai trò, vị trí xã hội của mình, vượt ra khỏi giới hạn của gia đình. - Thông điệp của A.Frank thể hiện một tư tưởng tiến bộ, tư tưởng về sự bình đẳng Trang 3
  4. dành cho người phụ nữ, về việc khẳng định vị trí quan trọng của người phụ nữ trên mọi lĩnh vực; chống lại quan niệm lạc hậu coi thường người phụ nữ. Người phụ nữ ngoài vai trò là vợ, là mẹ, họ cũng có đủ khả năng để làm được những to lớn như những người đàn ông. Câu 1: Hãy viết một đoạn văn ngắn để lí giải cho quan điểm sống của A.Frank: 2,0 điểm “Mình muốn làm một cái gì đó cho đời mình” đưa ra trong văn bản Đọc - hiểu. Đảm bảo yêu cầu hình thức đoạn văn 0,25đ Có thể trình bày đoạn văn theo nhiều cách: diễn dịch, quy nạp, móc xích, song hành Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 0,25đ Khát vọng sống lớn lao ở mỗi con người. Triển khai vấn đề cần nghị luận 1,0đ Có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng cần lí giải rõ về khát vọng sống lớn lao ở mỗi con người. - “muốn làm một cái gì đó” chỉ khát vọng sống, ý chí thực hiện một công việc, một niềm đam mê. Quan niệm của A.Frank đã khẳng định điều quan trọng nhất với mỗi con người chính là nuôi dưỡng khát vọng sống. - Cuộc đời của mỗi con người vô cùng ngắn ngủi, cũng gặp rất nhiều khó khăn, II thử thách. Không có cuộc sống nào là bằng phẳng mà nhiều khi khó khăn, thách Làm văn thức còn liên tục, dồn dập. Đối diện với cuộc đời, bản thân mỗi con người cần có (7,0đ) khát vọng sống, cần đặt ra những mục tiêu để phấn đấu. Mục tiêu đó cần cụ thể thiết thực, phù hợp với hoàn cảnh riêng của cá nhân. Con người lấy mục tiêu đó để không ngừng cố gắng và sẽ là động lực để hướng tới thành công (dẫn chứng). - Quan niệm trên là rất đúng đắn, khẳng định được bản lĩnh, ý chí con người nói chung và của những người phụ nữ nói riêng. Chính tả, dùng từ, đặt câu 0,25đ Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa Tiếng Việt Sáng tạo: 0,25đ Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận Câu 2: 5,0 điểm Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận 0,25đ Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết bài. Phần Mở bài biết dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn đề; phần Thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần Kết bài khái quát được vấn đề và thể hiện được nhận thức của cá nhân Trang 4
  5. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 0,5đ Vẻ đẹp của Sông Đà và khái quát về cái tôi tài hoa độc đáo của Nguyễn Tuân qua đoạn trích. Triển khai vấn đề cần nghị luận 3,5đ Cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp dẫn chứng và lí lẽ để làm sáng tỏ những ý cơ bản sau: Giới thiệu tác giả, tác phẩm - Nguyễn Tuân là cây bút xuất sắc của văn học Việt Nam hiện đại, là một nhà văn có cá tính độc đáo, có thể coi ông là một định nghĩa về người nghệ sĩ. Nét nổi bật trong phong cách của Nguyễn Tuân đó là luôn nhìn sự vật ở phương diện văn hóa và mĩ thuật, nhìn con người ở phẩm chất nghệ sĩ và tài hoa. Sáng tác của Nguyễn Tuân thể hiện hài hòa màu sắc cổ điển và hiện đại. Đặc biệt, ông thường có cảm hứng mãnh liệt với cái cá biệt, phi thường, dữ dội và tuyệt mĩ. - Người lái đò Sông Đà là bài tùy bút được in trong tập Sông Đà (1960) của Nguyễn Tuân. Sông Đà nói chung và Người lái đò Sông Đà nói riêng đều tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật độc đáo của Nguyễn Tuân: uyên bác, tài hoa, không quản nhọc nhằn để cố gắng khai thác kho cảm giác và liên tưởng phong phú, bộn bề, nhằm tìm cho ra những chữ nghĩa xác đáng nhất, có khả năng làm lay động người đọc nhiều nhất. Phân tích vẻ đẹp của Sông Đà qua đoạn trích * Khái quát về hình tượng Sông Đà trong bài tùy bút: - Trải suốt từ trang đầu đến trang cuối tác phẩm là hình ảnh dòng sông Đà được chụp lại ở nhiều chiều, nhiều góc độ khác nhau. Mở đầu bài tuỳ bút, Nguyễn Tuân đã có hai câu đề từ giới thiệu tính chất độc đáo của dòng sông Đà “Đẹp vậy thay tiếng hát trên dòng sông” và “Chúng thuỷ giai đông tẩu/ Đà giang độc bắc lưu”. Lời đề từ thứ nhất gợi ra vẻ đẹp kiều diễm, thơ mộng của dòng sông. Câu thứ hai nhấn vào tính chất đặc biệt của sông Đà, mọi con sông đều chảy theo hướng đông, riêng mình sông Đà chảy theo hướng bắc. Đó như là một sự cưỡng lại tự nhiên để khẳng định cá tính của dòng sông. Và điều này đã khiến con sông trở nên dữ tợn với nhiều vực xoáy, luồng chết, đá ghềnh, sóng thác. Hung bạo mà trữ tình, những nét đẹp ấy đã cuốn hút tâm hồn người nghệ sĩ, để nhà văn làm sống dậy trên trang văn một dòng sông độc đáo, lạ thường không kém gì dòng sông của tự nhiên. - Đà giang, bên cạnh vẻ dữ dội, hung bạo như “kẻ thù số một” của con người còn mang vẻ đẹp mơ màng, thơ mộng của một con người nồng nàn xúc cảm. Sông Đà chỉ thực sự trữ tình khi chảy qua chợ Bờ, và để lại những hòn đá Trang 5
  6. thác xa xôi trên thượng nguồn Tây Bắc. Từ đây Sông Đà mới bắt đầu có một "Đà giang độc bắc lưu". Sông Đà trữ tình được miêu tả qua nhiều góc độ với những phát hiện tài hoa và tinh tế, là kết quả của tâm huyết, của dụng công tìm tòi khó nhọc mà người nghệ sĩ đã dồn lên ngòi bút. * Góc nhìn từ trên cao (máy bay), Sông Đà rnang vẻ đẹp của một mĩ nhân: - Từ trên cao nhìn xuống, con sông hiện ra “tuôn dài, tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc, chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban, hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khói núi mèo đốt nương xuân”. - Câu văn dài như dòng sông, gợi dáng vẻ yêu kiều, thanh tân, trong trẻo mà cũng bí ẩn. Những từ ngữ ngân nga, réo rắt “tuôn dài, tuôn dài” “bung nở hoa ban” “cuồn cuộn mù khói” tạo nên đường nét cho một bức tranh thuỷ mặc hay âm hưởng cho một bản nhạc trữ tình sâu lắng. - Vẻ đẹp của dòng sông hài hòa với núi rừng Tây Bắc, được núi rừng điểm tô thêm cho nhan sắc mĩ miều. * Nhìn ngắm sông Đà từ nhiều thời gian khác nhau, tác giả đã phát hiện ra những sắc màu tươi đẹp và đa dạng của dòng sông. Màu nước biến đổi theo mùa, mỗi mùa có vẻ đẹp riêng trong cách so sánh rất cụ thể: - Mùa xuân, nước Sông Đà xanh màu “xanh ngọc bích”, tươi sáng, trong trẻo, lấp lánh. - Mùa thu, nước Sông Đà lại “lừ lừ chín đỏ như da mặt một người bầm đi vì rượu bữa, lừ lừ cái màu đỏ giận dữ ở một người bất mãn bực bội gì mỗi độ thu về”. - Đặc biệt, nhà văn khẳng định chưa bao giờ con sông có màu đen như thực dân Pháp đã “đè ngửa con sông ta ra đổ mực Tây vào”, và gọi bằng cái tên lếu láo Sông Đen. * Góc nhìn từ bờ bãi sông Đà, dòng sông mang vẻ đẹp của một “cố nhân” - Vẻ đẹp của nước Sông Đà gợi nhớ đến một trò chơi của con trẻ “trước mắt thấy loang loáng như trẻ con nghịch chiếu gương vào mắt mình rồi bỏ chạy”, đẹp một cách hồn nhiên và trong sáng. - Vẻ đẹp của nắng sông Đà lại gợi nhớ đến thế giới Đường thi “tôi nhìn cái miếng sáng lóe lên một màu nắng tháng ba Đuờng thi “Yên hoa tam nguyệt há Dương Châu”” (Xuôi thuyền về Dương Châu giữa tháng ba, mùa hoa khói). - Vẻ đẹp của bờ bãi sông Đà lại gợi nhớ đến thế giới thần tiên trong khu vườn cổ tích “bờ sông Đà, bãi sông Đà, chuồn chuồn bươm bướm trên sông Đà”. → Nhà văn đã cảm nhận được cái chất “đằm đằm ấm ấm” thân thuộc khi gặp lại sau một thời gian “ở rừng đi núi đã hơi lâu”. Niềm vui ngấm vào từng từ, từng chữ, chất thơ ngấm vào tùng cảnh sắc thiên nhiên. Trang 6
  7. Nhận xét về cái tôi tài hoa, độc đáo của Nguyễn Tuân - Tùy bút Người lái đò sông Đà nói chung và đoạn trích nói riêng đem lại cho người đọc những ấn tượng mạnh mẽ. Phải có lòng yêu thiên nhiên tha thiết, sự gắn bó sâu nặng với cảnh vật, con người Tây Bắc, sự thấu hiểu và trân trọng những con người lao động, Nguyễn Tuân mới có thể viết được bài bút kí như thế. - Thể tuỳ bút với kết cấu phóng túng in đậm nét cái “tôi” của tác giả. Đằng sau bức tranh về thiên nhiên Sông Đà trữ tình luôn hiện diện cái tôi nghệ sĩ tài hoa, giác quan tinh nhạy, trí tưởng tượng sắc bén, dồi dào. Đó còn là cái tôi luôn có cảm hứng mãnh liệt với những cái tuyệt mĩ, cái tôi giàu suy tư trước vẻ đẹp của thiên nhiên, đất nước, cái tôi uyên bác, trí tuệ. Chính tả, dùng từ, đặt câu 0,25đ Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa Tiếng Việt. Sáng tạo: 0,5đ Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận. Trang 7