Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Tuần 21+22 - Năm học 2019-2020 - Phạm Thị Vân
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Tuần 21+22 - Năm học 2019-2020 - Phạm Thị Vân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
giao_an_cong_nghe_lop_7_tuan_2122_nam_hoc_2019_2020_pham_thi.doc
Nội dung text: Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Tuần 21+22 - Năm học 2019-2020 - Phạm Thị Vân
- Chuyên đề ôn tập Năm học: 2019 - 2020 CHUYÊN ĐỀ ÔN TẬP TUẦN 21 MÔN CÔNG NGHỆ 7 Bài 37: THỨC ĂN VẬT NUÔI BÀI 38: VAI TRÒ CỦA THỨC ĂN ĐỐI VỚI VẬT NUÔI Phần I. Mục tiêu, kiến thức cần đạt. 1. Kiến thức: - Nhận biết nguồn gốc thức ăn vật nuôi Hiểu được vai trò của các chất dinh dưỡng trong thức ăn đối với vật nuôi 2. Kỹ năng: - Xác định rõ nguồn gốc 1 số loại thức ăn quen thuộc của gia súc gia cầm 3. Thái độ : có ý thức trong chăn nuôi Phần II. Kiến thức cần nhớ. 1. Thức ăn vật nuôi - Một số loại thức ăn của các vật nuôi sau: Lợn ăn các loại thức ăn thực vật và động vật (ăn tạp). Trâu, bò ăn các loại thức ăn thực vật. Gà, vịt ăn các loại thức ăn hạt ngô, thóc. - Như vậy vật nuôi chỉ ăn được những loại thức ăn phù hợp với đặc điểm sinh lí và tiêu hoá của chúng. 2. Nguồn gốc thức ăn vật nuôi Nguồn gốc từ thực vật: cám gạo, ngô vàng, bột sắn, khô dầu đậu tương. Nguồn gốc từ động vật: bột cá. Nguồn gốc khoáng: premic khoáng. - Nguồn gốc thực vật gồm các loại thức ăn: được chế biến từ thực vật thiên nhiên: rau muống, khoai lang củ, rơm lúa, ngô (bắp). - Nguồn gốc động vật gồm các loại thức ăn: bột cá, bột tôm, bột thịt, - Nguồn gốc khoáng, vitamin có trong các loại thức ăn: dưới dạng muối không độc chứa canxi, photpho, natri, Giáo viên: Phạm Thị Vân Trường THCS Hồng An 1
- Chuyên đề ôn tập Năm học: 2019 - 2020 - Thức ăn của vật nuôi có những thành phần dinh dưỡng: nước, protein, lipit, gluxit, khoáng, vitamin, Loại thức ăn khác nhau thì có thành phần dinh dưỡng khác nhau. Phần III. Các bài tập. Câu 1: Dựa vào bảng, hãy chọn các cụm từ dưới đây và điền vào chỗ trống của các câu trong vở bài tập sao cho phù hợp với vai trò thức ăn. Thức ăn cung cấp cho vật nuơi hoạt động và phát triển. Thức ăn cung cấp các chất cho vật nuôi lớn lên và tạo ra sản phẩm chăn nuôi như: thịt, cho đẻ trứng, vật nuôi cái tạo ra sữa nuôi con. Thức ăn còn cung cấp chất dinh dưỡng cho vật nuôi tạo ra lông, sừng móng. Trả lời: - Thức ăn cung cấp năng lượng cho vật nuơi hoạt động và phát triển. - Thức ăn cung cấp các chất dinh dưỡng cho vật nuôi lớn lên và tạo ra sản phẩm chăn nuôi như: thịt, cho gia cầm đẻ trứng, vật nuôi cái tạo ra sữa nuôi còn. Thức ăn còn cung cấp chất dinh dưỡng cho vật nuôi tạo ra lông, sừng móng. Câu 2: Hãy điền vào chỗ trống của các câu dưới đây có trong vở bài tập để thấy đượckết quả của sự tiêu hóa thức ăn: Nước được cơ thể hấp thụ thẳng qua vách ruột vào máu. Protein được cơ thể hấp thụ dưới dạng các Lipit được hấp thụ dưới dạng các được hấp thụ dưới dạng đường đơn. Muối khoáng được cơ thể hấp thụ dưới dạng các lon khoáng. Các được hấp thụ thẳng qua vách ruột vào máu. Trả lời: Giáo viên: Phạm Thị Vân Trường THCS Hồng An 2
- Chuyên đề ôn tập Năm học: 2019 - 2020 Nước được cơ thể hấp thụ thẳng qua vách ruột vào máu. Protein được cơ thể hấp thụ dưới dạng các Axit amin. Lipit được hấp thụ dưới dạng các Glyxerin và axit béo. Gluxit được hấp thụ dưới dạng đường đơn. Muối khoáng được cơ thể hấp thụ dưới dạng các lon khoáng. Các Vitamin được hấp thụ thẳng qua vách ruột vào máu. Phần IV. Các bài tập về nhà. Câu 1: Rơm lúa là loại thức ăn cho vật nuôi nào dưới đây? A. Trâu. B. Lợn. C. Gà. D. Vịt. Câu 2: Có mấy nguồn gốc thức ăn vật nuôi? A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 3: Trong các loại thức ăn sau, loại nào có nguồn gốc động vật? A. Cám. B. Khô dầu đậu tương. C. Premic vitamin D. Bột cá. Câu 4: Trong hỗn hợp thức ăn cho lợn gồm có các loại thức ăn sau, trừ: A. Cám. B. Ngô. C. Premic khoáng. D. Bột tôm. Câu 5: Trong các loại thức ăn sau, loại nào có nguồn gốc chất khoáng? A. Cám. B. Khô dầu đậu tương. C. Premic vitamin. D. Bột cá. Giáo viên: Phạm Thị Vân Trường THCS Hồng An 3
- Chuyên đề ôn tập Năm học: 2019 - 2020 CHUYÊN ĐỀ ÔN TẬP TUẦN 22 MÔN CÔNG NGHỆ 7 BÀI 39: CHẾ BIẾN VÀ DỰ TRỮ THỨC ĂN VẬT NUÔI. BÀI 40: SẢN XUẤT THỨC ĂN VẬT NUÔI Phần I. Mục tiêu, kiến thức cần đạt. 1. Kiến thức: - Hiểu được mục đích và biết được phương pháp chế biến và dự trữ thức ăn cho vật nuôi . 2. Kỹ năng: - Xác định rõ nguồn gốc 1 số loại thức ăn quen thuộc của gia súc gia cầm 3. Thái độ : - Có ý thức trong chăn nuôi Phần II. Kiến thức cần nhớ. - Chế biến thức ăn nhằm: + Tăng tính ngon miệng, dễ tiêu hoá. + Loại bỏ các chất độc hại + Giảm khối lượng, giảm độ thô cứng - Để thức ăn lâu bị hỏng và luôn có đủ thức ăn cho vật nuôi, người chăn nuôi phải dự trữ thức ăn. -Chế biến thức ăn bằng các pp: +Phương pháp hoá học +Phương pháp vi sinh vật +Phương pháp vật lí. - Dự trữ thức ăn bằng cách làm khô: với thức ăn là hạt, củ, cỏ, rơm Ủ xanh: với các loại rau cỏ rươi xanh. - Dựa vào thành phần dinh dưỡng của thức ăn người ta phân loại thức ăn: +Thức ăn giàu protêin hàm lượng protein >14% +Thức ăn giàu gluxit hàm lượng gluxit>50%. + Thức ăn thô hàm lượng xơ >30% Phần III. Các bài tập. Câu 1: Dựa vào các thành phần dinh dưỡng chủ yếu, em hãy phân loại và điền vào vở bài tập các loại thức ăn sau đây thuộc loại thức ăn nào. Tên thức ăn Thành phần dinh dưỡng chủ yếu Phân loại Giáo viên: Phạm Thị Vân Trường THCS Hồng An 4
- Chuyên đề ôn tập Năm học: 2019 - 2020 Bột cá Hạ Long. 46% protein. Đậu tương. 36% protein. Khô dầu lạc. 40% protein. Hạt ngô vàng. 8.9% protein và 69% gluxit. Rơm lúa. > 30% xơ. Trả lời: Tên thức ăn Thành phần dinh dưỡng chủ yếu Phân loại Bột cá Hạ Long. 46% protein. Thức ăn giàu protein. Đậu tương. 36% protein. Thức ăn giàu protein. Khô dầu lạc. 40% protein. Thức ăn giàu protein. Hạt ngô vàng. 8.9% protein và 69% gluxit. Thức ăn giàu gluxit. Rơm lúa. > 30% xơ. Thức ăn thô. Câu 2: Em hãy phân biệt thức ăn giàu protein, thức ăn giàu gluxit và thức ăn thô xanh? Lời giải: - Thức ăn giàu Protein là thức ăn có chứa hàm lượng protein > 14% (bột cá hạ long, đậu tương, khô dầu lạc, ). - Thức ăn giàu Gluxit thức ăn có chứa hàm lượng gluxit > 50% (hạt ngô vàng, ). - Thức ăn thô là thức ăn có chứa hàm lượng xơ > 30% (rơm lúa, ). Câu 3: Tại sao phải chế biến và dự trữ thức ăn vật nuôi? Giáo viên: Phạm Thị Vân Trường THCS Hồng An 5
- Chuyên đề ôn tập Năm học: 2019 - 2020 Lời giải: - Mục đích chế biến thức ăn: + Nhiều loại thức ăn phải qua chế biến vật nuôi mới ăn được. + Tăng mùi vị, tăng tính ngon miệng, dễ tiêu hoá. + Giảm khối lượng, giảm độ thô cứng. + Loại trừ chất độc hại. + Ví dụ: Làm chin hạt đậu tương sẽ giúp cho vật nuôi tiêu hóa tốt hơn, thức ăn nhiều tinh bột đem ủ với men rượu sẽ tạo ra mùi thơm, giúp vật nuôi ngon miệng - Mục đích của dự trữ thức ăn: + Giữ cho thức ăn lâu bị hỏng. + Luôn có đủ thức ăn cho vật nuôi. + Ví dụ: Vũ xuân, hè thu có nhiều thức ăn xanh, vật nuôi không ăn hết nên người ta phơi khô hoặc ủ xanh để dự trữ đến mùa đông cho vật nuôi ăn. Phần IV. Các bài tập về nhà. Câu 1: Mục đích của chế biến thức ăn là: A. Làm tăng mùi vị. B. Tăng tính ngon miệng. C. Dễ tiêu hóa, khử bỏ chất độc hại. D. Tất cả đều đúng. Câu 2: Mục đích của dự trũ thức ăn là: A. Làm tăng mùi vị. B. Tăng tính ngon miệng. C. Giữ thức ăn lâu hỏng. D. Dễ tiêu hóa, khử bỏ chất độc hại. Câu 3: Hạt đậu nành (đậu tương) sau khi làm chín sẽ giúp vật nuôi: Giáo viên: Phạm Thị Vân Trường THCS Hồng An 6
- Chuyên đề ôn tập Năm học: 2019 - 2020 A. Ăn ngon miệng hơn. B. Tiêu hóa tốt hơn. C. Khử bỏ chất độc hại. D. Cả A, B và C đều sai. Câu 4: Thức ăn xanh của vụ hè xuân, vật nuôi không ăn hết, người ta dùng để: A. Phơi khô dự trữ đến mùa đông. B. Ủ xanh làm phân bón. C. Ủ xanh làm thức ăn dự trữ đến mùa đông D. Cả A và C đều đúng. Câu 5: Thành phần dinh dưỡng chủ yếu của Khô dầu lạc (đậu phộng) là: A. Chất xơ. B. Protein. C. Gluxit. D. Lipid. Câu 6: Hạt ngô (bắp) vàng có chứa 8,9% protein và 69% gluxit. Vậy hạt ngô thuộc loại thức ăn giàu thành phần dinh dưỡng nào? A. Chất xơ. B. Protein. C. Gluxit. D. Lipid. Câu 7: Thành phần dinh dưỡng chủ yếu của Bột cá Hạ Long là: A. Chất xơ. B. Protein. C. Gluxit. D. Lipid. Giáo viên: Phạm Thị Vân Trường THCS Hồng An 7