Giáo án Giáo dục công dân Lớp 6 - Bài 13+14 - Nguyễn Văn Huynh
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân Lớp 6 - Bài 13+14 - Nguyễn Văn Huynh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
giao_an_giao_duc_cong_dan_lop_6_bai_1314_nguyen_van_huynh.doc
Nội dung text: Giáo án Giáo dục công dân Lớp 6 - Bài 13+14 - Nguyễn Văn Huynh
- HƯỚNG DẪN TỰ HỌC MÔN GDCD LỚP 6 Giáo viên: Nguyễn Văn Huynh HƯỚNG DẪN TỰ HỌC MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN 6 TUẦN 23 Bài 13: CÔNG DÂN NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM (tiết 2) A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM 2. Mối quan hệ giữa nhà nước và công dân: - Công dân Việt Nam có quyền và nghĩa vụ đối với nhà nước Việt Nam. - Nhà nước bảo vệ và đảm bảo việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công dân theo quy định của pháp luật. 3. Bổn phận của trẻ em: - Cố gắng học tập tốt để nâng cao kiến thức, rèn luyện phẩm chất, đạo đức để trở thành người công dân hữu ích cho đất nước. - Góp phần xây dựng tổ quốc Việt Nam ngày một phồn thịnh hơn. B. HỆ THỐNG CÂU HỎI BÀI TẬP Câu 1: Công dân là gì? Căn cứ để xác định công dân của một nước là gì ? (Đã học ở tiết 1) Câu 2: Thế nào là công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ? (Đã học ở tiết 1) Câu 3: Mối quan hệ giữa công dân và nhà nước được thể hiện như thế nào ? Câu 4: Em hãy chọn những trường hợp không phải công dân Việt Nam a. Người Việt Nam định cư và nhập quốc tịch nước ngoài. b. Người Việt Nam phạm tội bị phạt tù giam. c. Người Việt Nam dưới 18 tuổi. d. Người nước ngoài sang Việt Nam công tác. e. Trẻ em được tìm thấy tại Việt Nam nhưng không rõ cha mẹ là ai. Câu 5: Theo em, học sinh cần rèn luyện những gì để trở thành công dân có ích cho đất nước ? 1 Giáo viên: Nguyễn Văn Huynh Trường THCS Hồng An
- HƯỚNG DẪN TỰ HỌC MÔN GDCD LỚP 6 Tuần 24 Bài 14 : THỰC HIỆN TRẬT TỰ, AN TOÀN GIAO THÔNG (Tiết 1) A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM 1. Quy định chung. Để đảm bảo an toàn khi đi đường, chúng ta phải tuyệt đối chấp hành hệ thống báo hiệu giao thông. 2. Một số quy định khi đường. - Người đi bộ: + Đi trên hè phố, lề đường, không có lề đường đi sát mép đường. + Đi đúng phần đường quy định. + Khi đi qua đường phải tuân thủ đúng quy định. - Người điều khiển xe đạp không được: + Dàn hàng ngang, lạng lách, đánh võng. + Kéo đẩy xe khác. + Mang vác vật cồng kềnh. + Buông thả hai tay - Dưới 12 tuổi không được đi xe đạp người lớn. - Dưới 16 tuổi không được đi xe gắn máy. B. HỆ THỐNG CÂU HỎI BÀI TẬP Câu 1:Em hãy liệt kê các nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông. Trong các nguyên nhân đó thì nguyên nhân nào là phổ biến? Câu 2: Theo em, có những biện pháp nào bảo đảm an toàn khi tham gia giao thông? Câu 3:Em hãy nêu trách nhiệm của học sinh trong tham gia giao thông. Câu 4: Các bạn Liên, Tú, Hoàng đi xe đạp hàng ba, vừa đi vừa nói chuyện cười đùa. Gần đến ngã tư chưa đến vạch dừng thì đèn vàng bật sáng. Liên đạp xe thật nhanh và giục các bạn, Tú cũng vội vàng đạp xe theo Liên. Em hãy nhận xét về hành vi đi đường của Liên, Tú, Hoàng. Câu 5: Ngày chủ nhật, Phong (15 tuổi) lấy xe máy của mẹ đèo em đến nhà bà chơi. Thấy trời nắng, Phong mang theo chiếc ô. Trên đường đi, Phong bảo em ngồi đằng sau mở ô ra che nắng cho hai anh em. Đi được một đoạn thì hai bạn bị chú cảnh sát giao thông yêu cầu dừng lại. Cả hai anh em ngơ ngác không hiểu vì sao bị giữ lại? 1/ Em hãy cho biết Phong vi phạm quy định nào về an toàn giao thông ? 2/ Theo em, em của Phong có vi phạm quy định về an toàn giao thông không và vi phạm gì ? Trên đây là kiến thức trọng tâm của tuần 23,24. Các em HS cần chủ động tự học trong thời gian nghỉ học do dịch vi rút Corona. Nếu có gì không hiểu các em có thể hỏi giáo viên bộ môn của mình. Chúc các em có nhiều sức khỏe và hoàn thành thật tốt nội dung kiến thức môn học! 2 Giáo viên: Nguyễn Văn Huynh Trường THCS Hồng An
- HƯỚNG DẪN TỰ HỌC MÔN GDCD LỚP 6 3 Giáo viên: Nguyễn Văn Huynh Trường THCS Hồng An