Giáo án Giáo dục công dân Lớp 7 - Tuần 21, Bài 14: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên - Trần Thị Nguyệt

doc 2 trang Như Liên 15/01/2025 50
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân Lớp 7 - Tuần 21, Bài 14: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên - Trần Thị Nguyệt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_giao_duc_cong_dan_lop_7_tuan_21_bai_14_bao_ve_moi_tr.doc

Nội dung text: Giáo án Giáo dục công dân Lớp 7 - Tuần 21, Bài 14: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên - Trần Thị Nguyệt

  1. Hướng dẫn ôn tập GDCD 7 (Tuần 21) Bài 14: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN A. Kiến thức cần nhớ. a, Môi trường: - Môi trường sống (môi trường sinh thái) là toàn bộ các điều kiện tự nhiên, nhân tạo bao quanh con người có tác động tơí đời sống, sự tồn tại phát triển của con người và thiên nhiên, khác với môi trường XH: môi trường giáo dục, môi trường học tập - Thành phần môi trường: là các yếu tố tạo thành môi trường (Không khí, đất, nước âm thanh, ánh sáng, núi, rừng, sông, hồ, hệ sinh thái, khu dân cư, khu sản xuất, khu bảo tồn thiờn nhiờn và các hình thái vật chất khác. - Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường: + Do tác động tiêu cực của con người trong đời sống và trong các hoạt động kinh tế, không thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường & tài nguyờn thiờn nhiờn, chỉ nghĩ đến lợi ích trước mắt. + VD: ô nhiễm môi trường nước, không khí, cạn kiệt tài nguyên. b, Tài nguyên thiên nhiên: - Tài nguyờn thiờn nhiờn là những của cải vật chất có sẵn trong tự nhiên mà con người có thể khai thác, chế biến, sử dụng, phục vụ cuộc sống. + Tài nguyên rừng: các loài động vật (hổ, báo,hươu, nai ) thực vật (đinh, lim, sến, táu, cây thuốc ) quí hiếm + Tài nguyên đất: quĩ đất sử dụng trong chăn nuôi, trồng trọt. + Tài nguyên nước: sông, hồ, biển, các mạch nước ngầm + Sinh vật biển + Khoáng sản: các khoáng vật, khoáng chất có ích ở thể lỏng,thể khí, thể rắn có trên mặt đất, trong lòng đất, dưới đáy biển c, Bảo vệ môi trường: - Là các hành động giữ cho môi trường xanh, sạch, đẹp, đảm bảo cân bằng sinh thái. - Không sử dụng các nguyên, nhiên, vật liệu có tác nhân gây ô nhiễm môi trường; không vứt rác bừa bãi. - Thường xuyên áp dụng các biện pháp bảo vệ môi trường trong sản xuất và sinh hoạt; xử lí hiệu quả các chất thải cụng nghiệp, chất thải sinh hoạt. - Đưa tiêu chí bảo vệ môi trường vào trong những tiêu chí đáng giá hiệu quả sản xuất kinh doanh. - Khái thác và sử dụng hợp lí nguồn tài nguyờn thiờn nhiờn, chăm sóc, bảo vệ các loài động vật, thực vật quí hiếm. - Nghiên cứu các biện pháp ngăn chặn, khắc phục các hậu quả xấu do con người và thiờn nhiờn gây ra. 2. Vai trò của môi trường, tài nguyên thiên nhiên đối với cuộc sống và phát triển của con người, xã hội: - Tài nguyờn thiờn nhiờn là bộ phận thiết yếu của môi trường, có quan hệ chặt chẽ với môi trường. Mỗi hoạt động kinh tế khai thác tài nguyên thiờn nhiờn dù tốt hay xấu đều có tác động đến môi trường. Trường THCS Hồng An1 Giáo viên: Trần Thị Nguyệt
  2. Hướng dẫn ôn tập GDCD 7 (Tuần 21) - Môi trường và tài nguyên thiên nhiên có tầm quan trọng đặc biệt đối với đời sống con người, tạo nên cơ sở vật chất để phát triển kinh tế, văn hóa, XH; tạo cho con người phương tiện sinh sống, phát triển trí tuệ, đạo đức, tinh thần - Sự ô nhiễm huỷ hoại môi trường, sử dụng tài nguyên thiên nhiên không có kế hoạch sẽ gây mất cân bằng sinh thái làm môi trường suy thoái, gây ra lũ lụt, mưa bão, làm ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống sinh hoạt của con người B. Bài tập Câu hỏi: Em hiểu thế nào là môi trường? Môi trường có ảnh hưởng thế nào đến cuộc sống con người? Cho một vài ví dụ về những việc làm ô nhiễm môi trường. C. GỢI Ý, HƯỚNG DẪN - Môi trường là toàn bộ các điều kiện tự nhiên (đất, nước, không khí ), nhân tạo bao quanh con người (sân bay, nhà ở, bệnh viện ), có tác động tới đời sống, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên. - Môi trường và tài nguyên thiên nhiên có tâm quan trọng đặc biệt đối với đời sống con người: + Tạo cơ sở vật chất để phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội: nước, khoáng sản, chất đốt + Là cơ sở tồn tại của xã hội: nước để uống, không khí để thở - Ví dụ về những việc làm ô nhiễm môi trường: + Xả rác thải bừa bãi xuống ao, hồ, sông suối. + Khai thác thủy sản bằng chất nổ. + Đốt rơm, rạ. Trường THCS Hồng An2 Giáo viên: Trần Thị Nguyệt