Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 22 - Trường THCS Bình Thủy

doc 4 trang Đăng Bình 07/12/2023 1020
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 22 - Trường THCS Bình Thủy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_6_tuan_22_truong_thcs_binh_thuy.doc

Nội dung text: Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 22 - Trường THCS Bình Thủy

  1. Tuần 22 - Tiết 81+ 82 QUAN SÁT, TƯỞNG TƯỢNG, SO SÁNH VÀ NHẬN XÉT TRONG VĂN MIÊU TẢ I- QUAN SÁT, TƯỞNG TƯỢNG, SO SÁNH VÀ NHẬN XÉT TRONG VĂN MIÊU TẢ 1- Tìm hiểu các đoạn văn -Đoạn 1: Tả Dế Choắt: Tả Dế Choắt hình dáng gầy gò, ốm yếu đáng thương thể hiện ở những từ ngữ: gầy gò, lêu nghêu, ngắn củn, bè bè, nặng nề, ngẩn ngẩn, ngơ ngơ. Liên tưởng, so sánh và nhận xét: như gã nghiện thuốc phiện, như người cởi trần mặc áo gi-lê. -Đoạn 2: Tả cảnh sông nước vùng Cà Mau Tả cảnh đẹp hùng vĩ của sông nước Cà Mau. Dòng sông mênh mông, cá nước ., rừng đước , trời xanh, nước xanh, rừng xanh, tiếng rì rào bất tận: + Phép so sánh: giăng chi chít như mạng nhện, như thác, như người bơi ếch, như dãy trường thành. + Sự liên tưởng phong phú Người đọc hình dung được cảnh vật một cách cụ thể. -Đoạn 3: Tả cảnh cây gạo khi mùa xuân đến Chim ríu rít, cây gạo – tháp đèn khổng lồ, ngàn hoa lửa, ngàn búp nõn: + Hình ảnh so sánh: như tháp đèn, như ngọn lửa, như nến xanh. + Sự tưởng tượng phong phú: thú vị vì hoa gạo lấp ló, đu đưa khi ẩn, khi hiện trong gió xuân. Cảnh thiên nhiên đẹp, đầy sức sống. 2/ Ghi nhớ (SGK/28) II- LUYỆN TẬP Bài 1: a- Điền từ (1) Gương bầu dục, (2) cong cong, (3) lấp lánh, (4) cổ kính, (5) xanh um. b. Miêu tả cảnh Hồ Gươm: Mặt hồ sáng long lanh. Cầu Thê Húc màu son. Đền Ngọc Sơn, góc đa già rễ lá xum xuê. Tháp Rùa xây trên hồ đất, - Đây là đặc điểm nổi bật mà các hồ khác không có. *Bài 2: + Những hình ảnh tiêu biểu, đặc sắc cho thấy Mèn có thân hình đẹp, cường tráng: . + Những hình ảnh tiêu biểu, đặc sắc cho thấy Mèn có tính tình ương bướng kiêu căng Bài 3: Ghi chép những đặc điểm ngôi nhà, hoặc căn phòng, nêu đặc điểm nào nổi bật. Bài 4: - Mặt trời: như một chiếc mâm lửa. - Bầu trời: sáng trong và mát mẻ như khuôn mặt của bé sau một giấc ngủ. - Những hàng cây như những bức tường thành cao vút. *Bài 5: Viết một đoạn văn tả lại quang cảnh một dòng sông.
  2. Tuần 22 - Tiết 83+ 84 BỨC TRANH CỦA EM GÁI TÔI Tạ Duy Anh I- TÌM HIỂU CHUNG 1- Tác giả: Tạ Duy Anh, sinh năm 1959; quê ở Chương Mỹ, Hà Tây ( SGK/33 ) 2- Tác phẩm: a. Xuất xứ: “Bức tranh của em gái tôi” là truyện ngắn đạt giải nhì trong cuộc thi viết “Tương lai vẫy goị” của báo thiếu niên Tiền phong b. Thể loại: Truyện ngắn c. Phương thức biểu đạt: Tự sự kết hợp miêu tả. d. Ngôi kể: Ngôi thứ nhất - Nhân vật chính: người anh và người em. - Nhận vật trung tâm: người anh đ- Từ khó – SGK tr/34 e. Bố cục: 3 phần II- ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN 1- Nhân vật người anh: - Khi phát hiện ra em gái chế thuốc vẽ: Người anh ngạc nhiên, xem thường, vui vẻ. - Khi tài năng hội họa của em gái được phát hiện: người anh cảm thấy mình bất tài nên buồn, ghen ghét, đố kị nhưng vẫn thầm cảm phục tài năng của em. - Khi đứng trước bức tranh đạt giải của em: Thoạt tiên là sự ngỡ ngàng, rồi đến hãnh diện, sau đó là xấu hổ Xúc động trước tình cảm trong sáng của em; ăn năn, hối hận nhận ra lỗi lầm và hạn chế của bản thân mình. Kể diễn biến tâm trạng nhân vật tự nhiên, người anh đã hiểu được tình cảm trong sáng và lòng nhân hậu của người em. 2- Vẻ đẹp của cô em gái Kiều Phương: - Ngoại hình: mặt luôn bị bôi bẩn. - Cử chỉ và hành động: + vui vẻ chấp nhận biệt danh anh đặt cho; + hay lục lọi đồ đạc; + tự chế thuốc vẽ, tự học vẽ; + vui vẻ, vừa làm vừa hát Thích khám phá, hiếu động. - Tài năng, tình cảm: + Trước khi thi: xét nét, quan sát anh vì anh là thân thuộc nhất và chọn anh để vẽ trong bức tranh dự thi. Tài hội hoạ, thể hiện anh trai thật hoàn hảo. + Khi đạt giải, ôm cổ anh, mong anh cùng đi nhận giải Yêu quý anh trai. => Hồn nhiên, hiếu động, có tài hội họa, tình cảm trong sáng và lòng nhân hậu. 3 - Ý nghĩa: Tình cảm trong sáng, nhân hậu, bao giờ cũng lớn hơn, cao đẹp hơn lòng ghen ghét, đố kị. 4 - Bài học: Ghen ghét, đố kị trước tài năng của người khác là một tính xấu. Mỗi người cần vượt qua mặc cảm, tự ti để có được sự trân trọng và niềm vui thực sự chân thành trước thành công hay tài năng của người khác. Tình cảm trong sáng, lòng nhân hậu và sự độ lượng có thể giúp cho con người vượt lên bản thân, tự hoàn thiện mình. *TỔNG KẾT- CỦNG CỐ BÀI HỌC: + Nghệ thuật: Kể chuyện bằng ngôi thứ nhất. Miêu tả tinh tế tâm lí nhân vật. + Nội dung: Truyện cho thấy tình cảm trong sáng hồn nhiên và lòng nhân hậu của người em gái đã giúp cho người anh nhận ra phần hạn chế ở chính mình.
  3. Đại ý: Tình cảm trong sáng, hồn nhiên và Nhân vật chính: Tác giả: Tạ NHÂN VẬT TÁC GIẢ lòng nhân hậu củaĐ cẠô Ie mÝ gái đã giúp người người anh và cô Duy Anh CHÍNH anh nhận ra phần hạn chế của chính mình em gái Nhân vật cô Nhân vật BỨC TRANH CỦA em gái người anh EM GÁI TÔI - Xem anh là Khi đứng Khi tài Trong thân thuộc nhất trước bức năng của cuộc sống để vẽ dự thi, tranh đạt em gái đời Hồn muốn anh cùng - Vẫn giải của em được phát thường nhiên, giữ thái nhận giải. gái hiện hiếu độ và - Vẽ anh rất hoàn hảo tin động, tình yêu Thương tưởng phẩm Ngỡ ngàng, Tự ti, cáu gắt say mê thương vô cớ; xem em nhưng chất tốt của hãnh diện, hội họa trộm tranh có phần anh xấu hổ anh của em xem thường Trong sáng, nhân hậu Đố kị, ghen tị III. LUYỆN TẬP Bài tập1- (SGK/35): Viết đoạn văn thuật lại tâm trạng của người anh trong truyện khi đứng trước bức tranh được giải nhất của em gái. - HS tự làm ( GV gợi các ý sau: Tâm trạng người anh khi đứng trước bức tranh “Anh trai tôi” , thoạt tiên là sự ngỡ ngàng, rồi đến hãnh diện, sau đó là xấu hổ. Người anh ngỡ ngàng vì không nghĩ em vẽ mình, và hình ảnh của mình trong tranh lại hoàn hảo như thế Hãnh diện vì thấy mình trong tranh lại đẹp và được biết bao nhiêu người nhìn ngắm Cuối cùng là người anh cảm thấy xấu hổ vì dưới mắt của em gái, mình thật hoàn hảo; còn dưới mắt người anh, em gái chỉ là Mèo, mặt luôn bị bôi bẩn. Người anh thấy mình không xứng đáng với những gì em dành cho mình, thấy mình ích kỉ, nhỏ nhen với em gái ). - Bài tập 2- (SGK/35): Giả định một thành viên trong lớp hoặc gia dình em đạt được thành tích xuất sắc nào đó. Em thử hình dung và tả lại thái độ của những người xung quanh trước thành tích ấy. - HS tự làm (GV gợi các ý: Trong lớp có nhiều người rất vui khi bạn mình đạt thành tích xuất sắc: Niềm vui có thể ồn ào của những người bạn trai, lặng lẽ mà tế nhị của các bạn gái; có thể biểu hiện bằng lời nói hay hành động. Một số ghen tị và buồn nhưng rồi tự mình cũng thay đổi để cùng chung vui với bạn). - Bài tập 3 (củng cố - làm thêm) HS trả lời câu hỏi sau:
  4. Tâm trạng và thái độ của người anh được miêu tả ở những thời điểm nào? Trước khi phát hiện em có tài vẽ. Khi phát hiện ra tài năng của em. Khi đứng trước bức tranh đạt giải nhất của em gái. - Bài tập 4 (củng cố - làm thêm) HS trả lời câu hỏi sau: Qua truyện “Bức tranh của em gái tôi”, em thích nhân vật nào nhất? Vì sao? Em học tập được gì ở nhân vật ấy? - HS trình bày (tùy ý thích của HS) VD: + Người anh trai: Sự mặc cảm, tự ti và tính đố kị là thói xấu thường gặp ở nhiều người. Ở đây nhân vật người anh cũng chỉ là một cậu bé, nên ta có thể thông cảm và tha thứ khi cậu ấy đố kị em gái mình. Điều quan trọng là cậu ấy đã nhận ra sai lầm và chắc chắn cậu ấy sẽ trở thành người tốt Em học tính thật thà, dũng cảm; có lỗi thì mạnh dạn nhận lỗi và sau đó biết sửa lỗi của mình + Kiều Phương: Yêu thương người thân, sống chan hòa, không ghen ghét, đố kị, say mê học tập, có tài năng nhưng rất khiêm tốn.