Giáo án Phát triển thẩm mĩ Lớp Chồi - Đề tài: In đốm con báo hoa

doc 5 trang thuongdo99 6510
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Phát triển thẩm mĩ Lớp Chồi - Đề tài: In đốm con báo hoa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_phat_trien_tham_mi_lop_choi_de_tai_in_dom_con_bao_ho.doc

Nội dung text: Giáo án Phát triển thẩm mĩ Lớp Chồi - Đề tài: In đốm con báo hoa

  1. Giáo án LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THẨM MỸ MÔN HỌC: TẠO HÌNH Chủ đề : Cùng nhau đi sở thú Đề tài : In đốm con báo hoa Thể loại : Theo đề tài Đối tượng : Trẻ mẫu giáo nhỡ (4 – 5 tuổi) Số lượng: 25 – 30 trẻ Thời gian : 25 -30 phút I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU 1. Kiến thức. - Trẻ biết đặc điểm, thức ăn, nơi sống của loài báo, biết về bộ lông của loài báo - Trẻ biết sử dụng vân tay in màu tạo thành đốm hoa cho con báo để thành bức tranh hoàn chỉnh. - Trẻ nhận xét được đặc điểm, nội dung của bức tranh: Cách làm, màu sắc . 2. Kĩ năng. - Trẻ có kĩ năng quan sát, chú ý, ghi nhớ có chủ định. - Rèn trẻ kĩ năng in dấu vân tay, chấm màu tạo thành đốm. - Rèn kĩ năng sử dụng màu nước khéo léo. - Trẻ biết sử dụng màu sắc phong phú, hợp lí để tạo ra nhiều đốm đẹp. 3. Thái độ. - Trẻ hào hứng khi tham gia tiết học, biết giữ sản phẩm do mình và bạn tạo ra.
  2. - Trẻ tự tin giới thiệu sản phẩm của mình với bạn và cô. II. CHUẨN BỊ 1. Địa điểm, đội hình. - Địa điểm: Trong lớp học - Đội hình: + Trẻ ngồi ghế hình chữ U + Trẻ về nhóm để thực hành 2. Đồ dùng - Đồ dùng của cô: Tranh mẫu in dập đốm báo từ dấu vân tay + Trang phục gọn gàng, phù hợp + Video về loài báo + Tivi, máy chiếu + Giá treo tranh + Que chỉ - Đồ dùng của trẻ: + Giấy vẽ + Màu nước, khay đựng màu + Khăn lau tay 3. Môi trường - Lớp học sạch sẽ thoáng mát, đủ ánh sáng. 4. Phương pháp: Dùng lời, đàm thoại, làm mẫu, trưng bày sản phẩm của trẻ III. TIẾN HÀNH Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Ổn định tổ chức, gây hứng thú - Cô cho trẻ xem video về loài báo - Trẻ xem. Hỏi trẻ: + Chúng mình vừa xem video về con gì? - Trẻ trả lời. + Con báo sống ở đâu?
  3. + Thức ăn của con báo? + Bộ lông của con báo như thế nào? + À! Con báo có rất nhiều đốm trên lung và mình làm cho chiếc áo của chúng không còn đơn điệu đấy. Hôm nay cô sẽ cho chúng mình làm những đốm cho con báo, điều đặc biệt là các con được làm từ chính đôi bàn tay của chúng mình đấy! + Chúng mình sẽ cùng cô làm những bức tranh thật đẹp nhé! 2. Nội dung chính * Hoạt động 1: Quan sát, đàm thoại tranh mẫu. Cô đưa ra tranh mẫu và đàm thoạị với trẻ: Tranh con - Trẻ trả lời. báo có những đốm được in bằng dấu vân tay + Cô có bức tranh gì đây? + Ai có nhận xét về bức tranh này? + Cô đã dùng chất liệu gì nhỉ? + Những đốm trên mình con báo có màu gì? + Các con có biết cô đã làm như thế nào không? - Trẻ trả lời. Làm mẫu: + Đầu tiên cô sẽ làm gì nhỉ? + Đầu tiên cô sẽ dung đầu ngón tay chấm vào màu nước và in lên thân con báo. Cô đã làm được một đốm cho con báo rồi. Cô cứ làm như vậy với nhiều màu sắc khác nhau để tạo ra nhiều đốm cho con báo * Hoạt động 2: Hỏi ý tưởng của trẻ + Con sẽ làm những nhứng đốm cho con báo này như thế nào? - Trẻ trả lời. + Con sẽ chọn màu gì để in thành đốm cho bức tranh đẹp nhỉ? - Trẻ trả lời. + Bây giờ chúng mình dùng đầu ngón tay in thành thật
  4. nhiều đốm cho con báo để bức tranh thật đẹp nhé! * Hoạt động 3: Trẻ thực hiện - Cô cho trẻ nhẹ nhàng về chỗ ngồi. - Cô bao quát, nhắc nhở trẻ, động viên trẻ, theo dõi trẻ -Trẻ thực hiện. thực hiện, giúp đỡ trẻ còn lúng túng. Đối với trẻ nhanh, cô động viên trẻ đặt tên cho bức tranh của mình * Hoạt động 4: Trưng bày sản phẩm - Đã hết thời gian, cô mời các con dừng tay và mang - Trẻ trưng bày sản sản phẩm của mình lên trưng bày cho cô và các bạn khác phẩm. nhận xét và đánh giá. - Cô treo bài của trẻ lên giá tranh. - Cô cho trẻ đứng xung quanh cô, cô gọi 3-4 trẻ nhận xét về bức tranh mà trẻ thích nhất. + Con thích bức tranh nào nhất? - Trẻ trả lời. + Vì sao con lại thích bức tranh đó? - Trẻ trả lời. - Cho trẻ giới thiệu về sản phẩm của mình - Trẻ trả lời. + Đâu là bức tranh của con? + Con hãy giới thiệu cho cô và các bạn nghe về bức tranh của mình + Con đã làm bức tranh này như thế nào? - Trẻ vận động. + Con sẽ đặt tên bức tranh này là gì? - Cô nhận xét 1-2 bài làm được. - Cô nhận xét chung. 3. Kết thúc. - Cho trẻ chơi trò chơi “Hổ hổ báo báo” - Cách chơi: Cho trẻ đi vòng tròn, cô đi bên trong theo chiều ngược lại, lần lượt chạm vào vai các bạn và đặt tên hổ hoặc báo. Bạn nào là báo sẽ vào trong vòng tròn, khi đủ số lượng báo nhất định cô sẽ cho các bạn báo làm động tác và tiếng kêu giống con báo
  5. - Cô cho trẻ chơi 2 – 3 lần - Cô khen ngợi, động viên trẻ và chuyển hoạt động.