Giáo án Sinh học Lớp 7 - Tuần 23 - Chủ đề: Lớp chim - Ngô Thị Nhinh
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học Lớp 7 - Tuần 23 - Chủ đề: Lớp chim - Ngô Thị Nhinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
giao_an_sinh_hoc_lop_7_tuan_23_chu_de_lop_chim_ngo_thi_nhinh.docx
Nội dung text: Giáo án Sinh học Lớp 7 - Tuần 23 - Chủ đề: Lớp chim - Ngô Thị Nhinh
- Giáo viên: Ngô Thị Nhinh Môn: Sinh 7 Chuyên đề ôn tập Sinh học 7 Chủ đề : Lớp chim Tuần 23: Chim bồ câu, cấu tạo ngoài và cấu tạo trong của chim bồ câu I. Mục tiêu kiến thức cần đạt - Tìm hiểu đời sống và giải thích sự sinh sản của chim bồ câu là tiến bộ hơn so với thằn lằn bóng. - Giải thích được cấu tạo ngoài của chim bồ câu thích nghi hoàn toàn với đời sống bay lượn - Phân biệt kiểu bay vỗ cánh và kiểu bay lượn. - Trình bày được cấu tạo, hoạt động của các hệ cơ quan: tiêu hóa, tuần hoàn, hô hấp, bài tiết, sinh sản, thần kinh và giác quan. - Phân tích được đặc điểm cấu tạo của chim thích nghi với đời sống bay. II. Kiến thức cần nhớ 1. Đời sống + Sống trên cây bay giỏi + Tập tính làm tổ + Là động vật hằng nhiệt - Sinh sản + thụ tinh trong + Trứng có nhiều noãn hoàng, có vỏ đá vôi + Có hiện tượng ấp trứng nuôi con bằng sữa diều 2. Đặc điểm cấu tạo ngoài - Thân: Hình thoi - Chi trước: cánh chim - Chi sau: 3 ngón trước + 1 ngón sau - Lông ống: Có các sợi lông làm thành phiến mỏng - Lông tơ: có các sợi lông mảnh làm thành chùm lông xốp. - Mỏ sừng: Bao lấy hàm, không có răng - Cổ: dài khớp với đầu - Tuyến phao câu: Tiết chất nhờn 3. Di chuyển - Đi - Bay: Bay vỗ cánh 4. Cấu tạo trong + Hệ tiêu hóa - Ống tiêu hóa phân hóa thành các cơ quan đảm nhiệm các chức năng khác nhau mang tính chuyên hóa cao - Tốc độ tiêu hóa cao. + Hệ tuần hoàn Chuyên đề ôn tập Sinh học 7 – Giáo viên Ngô Thị Nhinh 1
- - Tim 4 ngăn, gồm 2 nửa, 2 vòng tuần hoàn - Máu đi nuôi cơ thể là máu đỏ tươi + Hệ hô hấp - Phổi có mạng ống khí. - Một số ống khí thông với túi khí bề mặt trao đổi khí rộng. - Sự thông khí: + Khi bay do sự hút nay của hệ thống túi khí + Khi đậu do sự thay đổi thể tích của lồng ngực + Bài tiết: Thận sau, không có bóng đái + Sinh dục: Chim trống có bộ phận giao phối tạm thời - Chim mái chỉ có buồng trứng và ống dẫn trứng bên trái phát triển + Hệ thần kinh Bộ não: não trước, não giữa, tiểu não phát triển. - Giác quan: + Mắt tinh có mí thứ ba. + Tai có ống tai ngoài. III. Bài tập vận dụng Bài tập: Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời đúng: 1) Điều nào sau đây là đúng đối với hệ tuần hoàn của chim bồ câu: a) Tim có hai nửa, chứa riêng biệt máu đỏ tươi và đỏ thẫm b) Ở mỗi nửa tim, giữa tâm nhĩ và tâm thất có van tim. c) Nửa trái của tim chứa máu đỏ tươi d) Cả a, b, c đều đúng. 2) Bề mặt trao đổi khí ở phổi chim bồ câu rất rộng là do: a) Có mạng ống khí b) Có hệ thống túi khí hỗ trợ c) Có nhiều phế quản d) Cả a, b, c đều sai 3) Sự hô hấp của Chim là nhờ sự co giãn của: a) Các cơ sườn b) Các túi khí c) Các cơ ngực d) Cả a và b đều đúng Câu hỏi vận dụng 1. Hoàn thành bảng sau để giải thích những đặc điểm cấu tạo ngoài của chim thích nghi với sự bay Đặc điểm cấu tạo ngoài Ý nghĩa thích nghi - Thân: Hình thoi - Chi trước: cánh chim - Chi sau: 3 ngón trước + 1 ngón sau - Lông ống: Có các sợi lông làm thành phiến mỏng - Lông tơ: có các sợi lông mảnh làm thành chùm lông xốp. Chuyên đề ôn tập Sinh học 7 – Giáo viên Ngô Thị Nhinh 2
- - Mỏ sừng: Bao lấy hàm, không có răng - Cổ: dài khớp với đầu - Tuyến phao câu: Tiết chất nhờn 2. Trình bày đặc điểm đời sống và đặc điểm sinh sản của chim bồ câu 3. So sánh kiểu bay vỗ cánh và bay lượn 4. Trình bày đặc điểm hô hấp của chim bồ câu thích nghi với đời sống bay lượn ? 5. So sánh những đặc điểm sai khác của chim bồ câu so với thằn lằn Các hệ cơ quan Chim bồ câu Thằn lằn Tuần hoàn Tiêu hóa Hô hấp Bài tiết Sinh sản 6. Trình bày đặc điểm cấu tạo trong của chim bồ câu? Chuyên đề ôn tập Sinh học 7 – Giáo viên Ngô Thị Nhinh 3