Giáo án Sinh học Lớp 8 - Tuần 24 - Bài 43+44 - Năm học 2019-2020 - Ngô Thị Nhinh
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học Lớp 8 - Tuần 24 - Bài 43+44 - Năm học 2019-2020 - Ngô Thị Nhinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
giao_an_sinh_hoc_lop_8_tuan_24_bai_4344_nam_hoc_2019_2020_ng.docx
Nội dung text: Giáo án Sinh học Lớp 8 - Tuần 24 - Bài 43+44 - Năm học 2019-2020 - Ngô Thị Nhinh
- Chuyên đề ôn tập Sinh học 8 Năm học 2019 - 2020 Chuyên đề ôn tập Sinh học 8 tuần 24 Bài 43: Giới thiệu chung hệ thần kinh Bài 44: Thực hành tìm hiểu chức năng của tủy sống I. Mục tiêu kiến thức cần đạt - Tr×nh bµy ®îc cÊu t¹o vµ chøc n¨ng cña n¬ron, ®ång thêi x¸c ®Þnh râ n¬ron lµ ®¬n vÞ cÊu t¹o c¬ b¶n cña hÖ thÇn kinh. - Ph©n biÖt ®îc c¸c thµnh phÇn cÊu t¹o cña hÖ thÇn kinh (bé phËn trung ¬ng vµ bé phËn ngo¹i biªn). - Ph©n biÖt ®îc chøc n¨ng quan s¸t, th¸i ®é yªu thÝch m«n häc. - TiÕn hµnh thµnh c«ng c¸c thÝ nghiÖm quy ®Þnh. - Tõ thÝ nghiÖm vµ kÕt qu¶ quan s¸t: + Nªu ®îc chøc n¨ng cña tuû sèng, dù ®o¸n ®îc thµnh phÇn cÊu t¹o cña tuû sèng. + §èi chiÕu víi cÊu t¹o cña tuû sèng ®Ó kh¼ng ®Þnh mèi quan hÖ gi÷a cÊu t¹o vµ chøc n¨ng. II. Kiến thức cần nhớ 1. Mô thần kinh gồm: +Tế bào thần kinh đệm Hệ thần +Tế bào thần kinh ( nơron) kinh 2. Cấu tạo và chức năng nơ ron - Thân chứa nhân Các sợi nhánh ở quanh thân - Một sợi trục thường có bao miêlin, tận cùng có cúc Xi-náp Thân và sợi nhánh tạo nên chất xám Sợi trục tạo nên chất trắng và dây thần kinh Giáo viên Ngô Thị Nhinh Trường THCS Hồng An 1
- Chuyên đề ôn tập Sinh học 8 Năm học 2019 - 2020 - Chức năng của nơron là: + Cảm ứng: Khả năng tiếp nhận các kích thích và phản ứng lại các kích thích bằng hình thức phát sinh xung thần kinh + Dẫn truyền: Khả năng lan truyền xung thần kinh theo một chiều nhất định từ nơi phát sinh hoặc tiếp nhận truyền đi dọc theo sợi trục 3. Hệ thần kinh gồm bộ phận trung ương và bộ phận ngoại biên. + Bộ phận trung ương có não và tuỷ sống được bảo vệ trong các khoang xương và màng não tuỷ: Hộp sọ chứa não, tủy sống nằm trong ống xương sống. + Nằm ngoài trung ương thần kinh là bộ phận ngoại biên, có các dây thần kinh do các bó sợi cảm giác và bó sợi vận động tạo nên. Thuộc bộ phân ngoại biên còn có các hạch thần kinh. + Dựa vào chức năng, hệ thần kinh chia thành 2 hệ: HTK vận động và HTK sinh dưỡng. 4. Thí nghiệm tìm hiểu chức năng của tuỷ sống + Bước 1: Tiến hành thí nghiệm 1, 2, 3 theo giới thiệu ở bảng 44. + Cắt đầu ếch hoặc phá não. + Treo lên giá 3 -5 phút cho ếch hết choáng. Bước 2: Thí nghiệm 4,5. - Cắt ngang tuỷ ở đôi dây thần kinh thứ 1 và thứ 2 (ở lưng) - Lưu ý: nếu vết cắt nông có thể chỉ cắt đường lên (trong chất trắng ở mặt sau tuỷ sống) do đó nếu kích thích chi trước thì 2 chi sau cũng co (đường xuống trong chất trắng còn). + Bước 3: Thí nghiệm 6 và 7 (huỷ tuỷ ở trên vết cắt ngang rồi tiến hành như SGK) Tiến hành thành công thí nghiệm sẽ có kết quả: + Thí nghiệm 1: Chi sau bên phải co. + Thí nghiệm 2: Co cả 2 chi sau. + Thí nghiệm 3: Cả 4 chi đều co. + Thí nghiệm 4: Cả 2 chi sau co. + Thí nghiệm 5: Chỉ 2 chi trước co. + Thí nghiệm 6: 2 chi trước không co. + Thí nghiệm 7: 2 chi sau co. → Kết luận: Tuỷ sống có các căn cứ thần kinh điều khiển sự vận động của các chi (PXKĐK). Giữa các căn cứ thần kinh có sự liên hệ với nhau. 5. Cấu tạo tủy sống Cấu tạo ngoài: Giáo viên Ngô Thị Nhinh Trường THCS Hồng An 2
- Chuyên đề ôn tập Sinh học 8 Năm học 2019 - 2020 - Tuỷ sống nằm trong cột sống từ đốt cổ thức I đến thắt lưng II, dài 50 cm, hình trụ, có 2 phần phình (cổ và thắt lưng), màu trắng, mềm. - Tuỷ sống bọc trong 3 lớp màng: màng cứng, màng nhện, màng nuôi. Các màng này có tác dụng bảo vệ, nuôi dưỡng tuỷ sống. Cấu tạo trong: - Chất xám nằm trong, hình chữ H (do thân, sợi nhánh nơron tạo nên) là căn cứ của các PXKĐK. - Chất trắng ở ngoài (gồm các sợi trục có miêlin) là các đường dẫn truyền nối các căn cứ trong tuỷ sống với nhau và với não bộ III. Bài tập vận dụng Bài tập trắc nghiệm: Chọn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng 1. Hệ thần kinh sinh dưỡng điều hòa hoạt động của các cơ quan: A. Hô hấp và cơ bắp B. Vận động C. Dinh dưỡng và sinh sản D. Liên quan đến cơ vân 2. Chức năng của tủy sống là: A. Trung khu phản xạ(PX) có điều kiện(ĐK) B. Trung khu phản xạ không điều kiện C. Chất trắng dẫn truyền, chất xám là trung khu PX có ĐK D. Chất trắng dẫn truyền, chất xám là trung khu PX không ĐK 3. Nhân của nơ ron nằm ở: A. Thân B. Sợi trục C. Sợi nhánh D. Bao miêlin 4. Đặc điểm nào đúng khi nói về tủy sống: A. Chất trắng nằm ngoài chất xám nằm trong B. Chất xám nằm ngoài và chất trắng ở trong C. Điều khiển toàn bộ hoạt động có ý thức D. Không có liên hệ gì với não bộ Hoàn thành sơ đồ sau Hệ thần kinh Tuỷ sống Bộ phận ngoại biên Hạch thần kinh Giáo viên Ngô Thị Nhinh Trường THCS Hồng An 3
- Chuyên đề ôn tập Sinh học 8 Năm học 2019 - 2020 Tủy sống Đặc điểm Cấu tạo ngoài - Vị trí: - Hình dáng: - Màu sắc: Cấu tạo trong - Chất xám: - Chất trắng: Câu hỏi tự luận: 1. Trình bày cấu tạo, chức năng của nơ ron? Vẽ và chú thích một nơ ron điển hình? 2. Các căn cứ điều khiển phản xạ do thành phần nào của tủy sống đảm nhận? Thí nghiệm nào chứng minh. 3. Các căn cứ hệ thần kinh liên hệ với nhau nhờ thành phần nào của tủy sống? Thí nghiệm nào chứng minh? 4. Trình bày cấu tạo và nêu chức năng các thành phần của hệ thần kinh? 5. Xét về mặt chức năng, hệ thần kinh chia thành mấy phân hệ, chức năng của từng phân hệ là gì? Lấy ví dụ. 6. Trình bày cấu tạo của tủy sống, chức năng của từng thành phần. Giáo viên Ngô Thị Nhinh Trường THCS Hồng An 4