Giáo án Toán Lớp 3 - Bài 19: Bảng chia 7 - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Thị Thanh Hường

docx 5 trang thuongdo99 4790
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán Lớp 3 - Bài 19: Bảng chia 7 - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Thị Thanh Hường", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_toan_lop_3_bai_19_bang_chia_7_nam_hoc_2020_2021_nguy.docx

Nội dung text: Giáo án Toán Lớp 3 - Bài 19: Bảng chia 7 - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Thị Thanh Hường

  1. TRƯỜNG TH ĐỒNG THÁP Thứ bảy ngày 24 tháng 10 năm 2020 GV thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Hường KẾ HOẠCH BÀI GIẢNG Môn: Toán (lớp 3) BÀI: BẢNG CHIA 7 I. MỤC TIÊU: Sau bài học, học sinh có khả năng : 1. Kiến thức: - Lập bảng chia 7 dựa vào bảng nhân 7. Bước đầu thuộc bảng chia 7. - Thực hiện được các phép tính trong bảng chia 7 và phép tính có kết quả bằng 0. - Biết được cách giải 2 dạng toán: Chia thành các phần bằng nhau, chia thành các nhóm bằng nhau. 2. Kỹ năng: - Vận dụng bảng chia 7, thực hành chia trong phạm vi 7. - Đọc, phân tích và xác định dạng toán lời văn và tìm những lời giải, phép tính, đơn vị phù hợp cho từng dạng toán. 3.Thái độ: - Hứng thú trong học tập và thực hành toán. Yêu thích môn toán. II.CHUẨN BỊ: - Giáo viên: Máy chiếu, phiếu bài tập, - Học sinh: Sách vở, bộ đồ dùng học toán 3. III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.Kiểm tra bài cũ: - GV gọi 2 HS đọc lại bảng nhân 7. -2 HS đọc bảng nhân 7 -Yêu cầu HS hỏi nhau 2 phép tính bất kì của bảng -2 bạn lần lượt hỏi lại nhau các nhân 7 phép tính trong bảng nhân 7. -Gọi HS nhận xét. -1HS nhận xét -GV nhận xét 3.Bài mới a. Giới thiệu bài -GV giới thiệu bài và ghi tên bài lên bảng. (Cô thấy các con đã rất thuộc bảng nhân 7 rồi đấy. Hôm nay chúng ta sẽ dựa vào bảng nhân 7 để lập bảng chia 7. Và đó cũng chính là tên bài học hôm nay: Bảng chia 7 -> GV viết tên bài lên -HS nhắc lại tên bài. bảng) b. Lập bảng chia 7 *GV yêu cầu HS lấy 2 tấm bìa, mỗi tấm bìa có 7 -HS lấy tấm bìa yêu cầu từ bộ đồ chấm tròn từ bộ đồ dùng. dùng. -GV đưa 2 tấm bìa lên màn chiếu. -HS theo dõi
  2. +Mỗi chúng ta lấy được bao nhiêu chấm tròn? +14 chấm tròn + Vì sao con biết có 14 chấm tròn? +7 được lấy 2 lần là 7 x 2 = 14 -GV bấm phép tính nhân: 7 x 2 = 14. -GV nêu bài toán mới: Bây giờ cô có 14 chấm tròn, cô chia đều vào các tấm bìa, sao cho mỗi tấm bìa có 7 chấm tròn. Ta được mấy tấm bìa như vậy? - 2 tấm bìa. +Vì sao con biết có hai tấm bìa? + vì em đếm thấy có 2 tấm bìa -Yêu cầu HS thể lập 1 phép chia từ phép nhân 7 x 2= 14, để có kết quả là 2? -HS nêu 14 : 7 = 2 -GV bấm phép chia 14:7=2 +Dựa vào đâu mà con lập được phép chia này? +Dựa vào phép nhân 7 x 2 = 14, con lấy tích chia cho thừa số này thì được thừa số kia. 14:7=2 là một trong các PT của bảng chia 7. -Gọi HS đọc lại phép tính - HS đọc lại 14 : 7 = 2 Như vậy ta đã lập được một phép chia trong bảng chia 7. * GV yêu cầu HS lấy 3 tấm bìa, mỗi tấm bìa có 7 -HS lấy 3 tấm bìa từ bộ đồ dùng. chấm tròn từ bộ đồ dùng. -GV đưa 3 tấm bìa lên màn chiếu. -HS theo dõi +Bạn nào cho cô biết lần này mỗi chúng ta lấy + HS TL được tất cả bao nhiêu chấm tròn? + Vì sao con biết có 21 chấm tròn? -7 chấm tròn được lấy 3 lần ta có 7 x 3 = 21 -GV chiếu phép tính nhân: 7 x 3 = 21. -Yêu cầu HS lập cho cô một phép chia có số chia -HS nêu 21 : 7 = 3 là 7, từ phép nhân 7 x 3 = 21. -GV ghi phép chia 21:7 = 3 +Vì sao con có thể lập được phép chia này? - HS TL +Thế các con cho cô biết kết quả là 3 cho ta biết điều gì? - HS TL Từ phép nhân 7 x 3= 21, ta lập được phép chia 21: 7 = 3. Đây là 1 phép tính trong bảng chia 7. -Gọi HS đọc lại phép tính -3HS đọc lại. * Từ phép nhân 7 x 1=7, ta lập được phép chia nào trong bảng chia 7? -HS nêu 7 : 7 = 1 -Các con tìm kết quả của phép chia 28 : 7 bằng cách nào? - HS TL -Gọi HS đọc lại 4 phép tính -3 HS đọc -GV yêu cầu HS dựa vào bảng nhân 7, để hoàn -HS hoàn thành bảng chia 7 vào thành bảng chia 7 vào sách giáo khoa. sách giáo khoa. -GV gọi 6 HS hoàn thành nốt bảng chia 7 -6 HS nêu -GV gọi HS đọc bảng chia 7. - HS đọc xuôi, ngược bảng chia +Một bạn nêu cho cô tên gọi các thành phần của phép chia. +SBC, SC, Thương. -Các số bị chia trong bảng chia 7 là các số như
  3. thế nào? -HS TL - Vậy còn các thương trong bảng chia 7 có đặc điểm gì? - HS TL -GV chốt lại: Như vậy các con có thể dựa vào các nhận xét vừa rồi để học thuộc bảng chia 7 một cách dễ dàng. Sau đây chúng ta sẽ đọc lại nhiều lần bảng chia 7 để chúng mình cùng thuộc bảng chia 7 tại lớp nhé. c. Học thuộc bảng chia 7. -GV cho HS đọc đồng thanh bảng chia 7 vừa hình thành. -GV tổ chức cho hs đọc thuộc lòng bảng chia 7. -HS theo dõi để học thuộc - Xóa 5 thương -HS đọc - Xóa một số thương và SBC -HS đọc - Xóa SC -HS đọc - HS nhận xét. -GV nhận xét Vậy trong trường hợp: khi viết kết quả của các phép tính trong bảng chia 7, nếu như các con quên, không nhớ được kết quả của phép chia nào đó, thì ta làm thế nào? -HS nêu. Các con chú ý là:Nếu quên kết quả của phép chia trong bảng chia 7, ta có thể dựa vào phép nhân để lập lại phép chia và tìm kết quả của phép chia đó. Cả lớp nhớ chưa. 4. Luyện tập : Vừa rồi cô thấy các con đã thuộc bảng chia 7 rồi đấy, bây giờ chúng ta sẽ vận dụng để làm tính và giải toán nhé.Chúng ta chuyển sang phần Luyện tập Bài 1: Tính nhẩm -Gọi HS nêu yêu cầu bài. - HS nêu -Yêu cầu học sinh tính nhẩm theo nhóm đôi. -HS tính nhẩm theo nhóm đôi. -Gọi HS nối tiếp báo cáo kết quả. -12 HS nối tiếp báo cáo kết quả -Gọi HS nhận xét. -HS nhận xét. -GV hỏi : + Bạn nào cho cô biết: Ở bài tập 1, phép tính nào không có trong bảng chia 7? - HS nêu + Vì sao em tìm được 0 : 7 = 0 + Vì 0 chia cho bất kì số nào khác không cũng bằng 0 +Các phép tính còn lại thuộc bảng chia nào các con đã học? -HS nêu -GV chốt: Bài tập 1 giúp các con ghi nhớ điều gì? - HS nêu (Cô khen lớp mình làm bài rất tốt. Chúng ta tiếp tục chuyển sang bài2) Bài 2: Tính nhẩm
  4. -Gọi HS nêu yêu cầu của bài. - HS nêu - Để tính nhẩm bài này nhanh chúng ta cần dựa vào kiến thức gì đã học? - HS nêu -Gọi HS nêu KQ cột 1. - 1 HS nêu -Con có nhận xét gì về các phép tính ở cột 1? - HSTL :Các phép tính ở cột 1 đều có các số 7;5;35. Con lấy tích chia thừa số này đc thừa số kia. * Đó chính là mối quan hệ giữa phép nhân và phép chia. Các con hãy dựa vào mối quan hệ đó để tính nhanh KQ 3 các PT còn lại vào phiếu bài tập cho cô. -HS làm bài. - Gọi HS nêu kết quả theo từng cột. -HS nêu KQ - Gọi HS nhận xét. -HS nhận xét - GV bấm kết quả. * Những bạn nào có kết quả như của cô thì giơ tay. - HS giơ tay. - Cô thấy các con đều làm đúng, cô khen tất cả các con. -GV chốt: Qua bài tập 2, giúp các con nắm chắc mqh giữa phép nhân và phép chia. Từ 1 phép x chúng ta lập được 2 phép chia tương ứng. Lấy tích chia cho 1 thừa số ta được thừa số kia. Bài 3: -Gọi 1 hs đọc bài toán. -1 hs đọc bài toán. -Bài toán cho biết gì? -HS nêu - Em hiểu xếp đều là xếp như thế nào? -HS nêu ( Có hình ảnh minh họa) -Bài toán hỏi gì? -HS nêu -Muốn biết mỗi hàng có bao nhiêu HS ta làm như thế nào? -HS nêu - Bài toán thuộc dạng nào? - 1 bạn lên bảng giải .Cả lớp các con giải bài -1HS làm trên bảng, cả lớp làm toán vào vở vở. -GV chấm , nhận xét bài HS -Chữa bài HS làm trên bảng -Gọi HS nhận xét -HS nhận xét. -> GV bấm bài giải trên màn hình -GV chốt: Muốn biết 1 hàng có bao nhiêu học sinh ta lấy số học sinh có chia cho 7. Vì vậy đơn vị của BT là học sinh Bài 4: -Gọi HS đọc đề toán. -1 hs đọc bài toán. -Bài toán cho biết gì? -HS nêu -Bài toán hỏi gì? -HS nêu - Muốn biết 56 HS xếp được bao nhiêu hàng con làm như thế nào? -HS nêu
  5. Bài toán thuộc dạng nào? -HS nêu -> Các con sẽ tự tóm tắt và giải bài 4 vào vở ô li -Cả lớp làm vở - Cô mời 1 bạn lên làm trên bảng cho cô. -1HS làm trên bảng -GV chấm , nhận xét 2 bài -Chữa bài HS làm trên bảng -Gọi HS nhận xét -HS nhận xét. -> GV bấm bài giải trên màn hình .-GV chốt: Muốn biết 56 học sinh xếp được bao nhiêu hàng, ta lấy số học sinh cần xếp chia cho số học sinh của 1 hàng. Vì vậy đơn vị của BT là hàng Trên màn hình có cả 2 bài. Bài 3 Bài 4 - Bạn nào cho cô biết : bài toán 3 và bài toán 4 giống và khác nhau như thế nào? - HS nêu - Chính vì vậy khi giải các con lưu ý viết đúng câu lời giải và đơn vị của mỗi bài các con nhé. -GV chốt: Ở bài 3 có nội dung chia 56 HS thành 7 phần HS lắng nghe. bằng nhau nên đơn vị của thương cũng giống đơn vị của số bị chia đều là học sinh Còn bài 4: có nội dung chia 56 HS thành các nhóm ( hàng) mỗi ( hàng) có 7 HS nên đơn vị của thương là hàng khác đơn vị của số bị chia 5.Củng cố - GV tổ chúc cho HS chơi trò chơi: Ngôi nhà yêu - HS chơi thương -GV nhận xét, tuyên dương HS tích cực trong giờ -HS lắng nghe. học IV. Dặn dò: - Về nhà các em học thuộc bảng chia 7 - Xem và chuẩn bị tiết sau: Luyện tập trang 36 V. Rút kinh nghiệm tiết dạy: