Giáo án Vật lí Lớp 7 - Chủ đề: Nguồn âm (Tiết 1) - Năm học 2020-2021 - Cao Thị Phương Anh

doc 11 trang thuongdo99 2860
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lí Lớp 7 - Chủ đề: Nguồn âm (Tiết 1) - Năm học 2020-2021 - Cao Thị Phương Anh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_vat_li_lop_7_chu_de_nguon_am_tiet_1_nam_hoc_2020_202.doc

Nội dung text: Giáo án Vật lí Lớp 7 - Chủ đề: Nguồn âm (Tiết 1) - Năm học 2020-2021 - Cao Thị Phương Anh

  1. Chủ đề Nguồn âm – Vật lý 7 Năm học: 2020 - 2021 CHỦ ĐỀ: NGUỒN ÂM TIẾT 1: NGUỒN ÂM VÀ MỘT SỐ ĐẶC TÍNH CỦA ÂM I. Mục tiêu 1. Kiến thức: - Nhận biết được nguồn âm. Nêu được đặc điểm chung của nguồn âm. - Hiểu được thế nào là 1 dao động, tần số. Nêu được mối quan hệ giữa độ cao và tần số của âm, sử dụng được thuật ngữ âm cao (âm bổng), âm thấp (âm trầm) và tần số khi so sánh hai âm. 2. Kỹ năng: - Thu thập và xử lí thông tin, hoạt động nhóm, CNTT. 3. Thái độ: - Yêu thích môn học, ham học hỏi, nghiêm túc, hợp tác tốt. - Linh hoạt trong hoạt động nhóm, chủ động sáng tạo trong học tập. - Có ý thức bảo vệ môi trường. 4. Năng lực – Phẩm chất: a. Hình thành và phát triển năng lực: - Thuyết trình và giao tiếp. - Hợp tác trong nhóm. - Sử dụng công nghệ thông tin. - Giải quyết vấn đề và sáng tạo. b. Phẩm chất: tự tin, tự chủ. II. Phương pháp, kĩ thuật dạy học - Phương pháp dạy học phát triển năng lực học sinh, trực quan, gợi mở - vấn đáp. Trường THCS Long Biên 1 GV: Cao Thị Phương Anh
  2. Chủ đề Nguồn âm – Vật lý 7 Năm học: 2020 - 2021 - Kỹ thuật dạy học: Tổ chức trò chơi, hoạt động nhóm III. Chuẩn bị 1. Chuẩn bị của giáo viên: + Máy chiếu. + Video các âm thanh khác nhau. + Bộ câu hỏi trắc nghiệm cho phần mềm Quizizz. (Phụ lục đính kèm) + Mạng wifi. 2. Chuẩn bị của học sinh: + Điện thoại hoặc Ipad + Tìm hiểu chung về nguồn âm. IV. Các bước lên lớp 1. Ổn định trật tự (1 phút): - Kiểm tra sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ: không 3. Bài mới: A. Hoạt động mở đầu (5 phút) * Mục tiêu: - Tạo cảm hứng, tâm lý thoải mái cho học sinh khi bước vào tiết học. - Hướng học sinh đến nội dung của bài học. * Phát triển năng lực: cảm xúc, cảm thụ nghệ thuật. * Phương pháp: trực quan, gợi mở - vấn đáp. Trường THCS Long Biên 2 GV: Cao Thị Phương Anh
  3. Chủ đề Nguồn âm – Vật lý 7 Năm học: 2020 - 2021 Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung - Hoạt động: “Thử tài trí nhớ” - Mở file âm thanh chứa âm thanh khác nhau. - Yêu cầu học sinh lắng nghe, ghi lại âm thanh mà em - Lắng nghe đoạn âm thanh, ghi nghe được. nhớ âm thanh nghe được - 2 hs lên bảng ghi lại những âm thanh nghe được. - So sánh kết quả của các bạn, nhận xét, bổ sung - Chiếu file âm thanh + hình ảnh => đáp án - Nhận xét kết quả hoạt động mở đầu - Gợi mở nhận biết nguồn âm: Âm thanh phát ra từ - Tìm nguồn âm của những âm cây đàn ghi ta khi gảy thì cây đàn ghi ta khi gảy là thanh mà em nghe được. nguồn âm. Em hãy tìm các nguồn âm khác trong đoạn - Trả lời clip trên. - Nhận xét, tổng hợp các trường hợp nêu trên được gọi - Lắng nghe là nguồn âm - Vậy nguồn âm là gì? - Nhận xét,chốt kiến thức - Trả lời: - Hs lấy ví dụ về nguồn âm Dự kiến: Nguồn âm là các nhạc Tiết 1: Nguồn âm và - Dẫn dắt vào bài cụ phát ra âm một số đặc tính của Nguồn âm là vật phát ra âm âm Trường THCS Long Biên 3 GV: Cao Thị Phương Anh
  4. Chủ đề Nguồn âm – Vật lý 7 Năm học: 2020 - 2021 B. Hoạt động hình thành kiến thức ( 30 phút) * Mục tiêu: - Nhận biết một số nguồn âm thường gặp trong cuộc sống. - Phát hiện được đặc điểm chung của nguồn âm. - Hiểu được khái niệm tần số dao động, biết thêm thông tin về hạ âm, siêu âm, ngưỡng nghe. - Thu thập, xử lý thông tin. * Phát triển năng lực: năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực hợp tác, năng lực quản lý. * Phương pháp dạy học tích cực: trực quan, gợi mở - vấn đáp, thực hành, giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm. Hoạt động 1: Tìm hiểu về nguồn âm (12 phút) Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung I. Tìm hiểu về nguồn âm - Trong các trường hợp trên thì khi nào chúng 1. Nhận biết nguồn âm trở thành nguồn âm? Vật phát ra âm là - Với các tác động trên thì các vật đã có sự thay nguồn âm đổi như thế nào để phát được ra âm? - Yêu cầu học sinh các nhóm dự đoán: khi phát - Thảo luận nhóm, nêu dự đoán ra âm, các vật có đặc điểm gì? - Vậy dự đoán nào là đúng, các nhóm hãy các 2.Đặc điểm của nguồn dụng cụ có sẵn trong phòng thí nghiệm và tiến âm hành thí nghiệm để kiểm tra dự đoán. Trường THCS Long Biên 4 GV: Cao Thị Phương Anh
  5. Chủ đề Nguồn âm – Vật lý 7 Năm học: 2020 - 2021 Thí nghiệm 1: Thời gian: 5 phút Hình thức: Nhóm lớn Mục đích TN: Tìm hiểu đặc điểm của nguồn âm Các bước TN: Bước 1: Tạo ra âm thanh bằng các dụng cụ đã chọn. Bước 2: Quan sát nguồn âm, lắng nghe, kiểm tra dự đoán. Bước 3: Ghi lại kết quả vào bảng phụ Bước 4: Nhận xét: Khi phát ra âm, - Nêu lại các bước làm thí nghiệm, nhắc lưu ý - Nhóm chọn các dụng cụ có sẵn trong khi tiến hành thí nghiệm. phòng thí nghiệm, tiến hành thí nghiệm để kiểm tra dự đoán. - Quan sát học sinh làm thí nghiệm, trợ giúp nếu - Chú ý lắng nghe có - Nhóm trưởng điều hành, phân công công việc cụ thể cho từng thành viên trong nhóm và tiến hành thí nghiệm kiểm tra. - Yêu cầu các nhóm tổng hợp kết quả thí - Tổng hợp kết quả thí nghiệm, nghiệm và đưa ra kết luận ghi vào bảng phụ. - Yêu cầu các nhóm trình bày kết quả thí - Đại diện các nhóm báo cáo kết quả thí Trường THCS Long Biên 5 GV: Cao Thị Phương Anh
  6. Chủ đề Nguồn âm – Vật lý 7 Năm học: 2020 - 2021 nghiệm. nghiệm - Yêu cầu nhóm khác nhận xét, bổ sung - Thảo luận kết quả thí nghiệm - Tổng hợp kết quả thí nghiệm, thống nhất kết quả thí nghiệm. - Tổng hợp kết quả các nhóm và gợi mở về đặc điểm chung của nguồn âm. - Phát hiện đặc điểm của nguồn âm Khi phát ra âm, các - Nhận xét: Có những vật khi rung rất khó quan vật đều dao động sát, khen nhóm có cách tiến hành thí nghiệm sáng tạo. - Giới thiệu về dao động - Yêu cầu hs nêu đặc điểm của âm. - Khi phát ra âm, các vật đều dao động - Chốt kiến thức: - Lắng nghe, ghi bài Khi phát ra âm, các vật đều dao động - Tổ chức hoạt động củng cố kiến thức mục I - Sử dụng điện thoại thông minh, trả lời - Nhận xét, tặng quà nhóm nhất (++) câu hỏi trực tuyến. - Với chúng ta khi nói âm thanh đã được tạo ra - Quan sát, lắng nghe như thế nào? (Video mô tả hoạt động dây thanh quản) - Nhờ có sự dao động của dây thanh quản mà - Suy nghĩ, trả lời chúng ta có thể phát được ra âm. Có phải tất cả các vật khi dao động đều phát ra âm không? - Dẫn dắt vào mục II. Tìm hiểu đặc tính của âm Trường THCS Long Biên 6 GV: Cao Thị Phương Anh
  7. Chủ đề Nguồn âm – Vật lý 7 Năm học: 2020 - 2021 Hoạt động 2 : Tìm hiểu một số đặc tính của âm (18 phút) Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung - Tìm hiểu về một số đặc tính của âm. II. Tìm hiểu một số - Yêu cầu học sinh tìm hiểu dụng cụ, các bước - Tìm hiểu thông tin SGK, nêu dụng cụ và đặc tính của âm tiến hành thí nghiệm 1 trang 31 và làm C1 cách tiến hành thí nghiệm 1. Tần số - Thí nghiệm 2: Mục đích TN: Tìm mối liên hệ giữa dao động nhanh, chậm và tần số. Thời gian: 3 phút Hình thức: Nhóm lớn Các bước TN Bước 1: Kéo con lắc khỏi vị trí cân bằng Bước 2: Đếm số dao động của con lắc trong 10 giây (trong 2 trường hợp con lắc dây ngắn và con lắc dây dài) Bước 3: Tính số dao động trong 1 giây Bước 4: Nhận xét - Yêu cầu hs quan sát mô hình Thí nghiệm ảo - Hoạt động theo nhóm: Quan sát và đếm - Giới thiệu 1 dao động; số dao động và tổng hợp thông tin - Yêu cầu học sinh hoàn thành nội dung phiếu - Học sinh hoàn thành phiếu học tập học tập mục 2. - Thảo luận kết quả thí nghiệm, báo cáo - Yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả Trường THCS Long Biên 7 GV: Cao Thị Phương Anh
  8. Chủ đề Nguồn âm – Vật lý 7 Năm học: 2020 - 2021 - Dựa vào kết quả hoạt động nhóm gv dẫn dắt - Nhận xét, bổ sung Tần số là số dao động tới khái niệm, đơn vị tần số. trong 1 giây - Yêu cầu học sinh hoàn thành nhận xét - Hoàn thành nhận xét Đơn vị: Héc Dao động càng nhanh (chậm), tần số dao động - Trả lời Kí hiệu: Hz càng lớn (nhỏ) Nhận xét: Dao động - Nhận xét, đánh giá - Lắng nghe càng nhanh, tần số - Gợi mở để giải đáp vấn đề: Các vật dao động - Quan sát, lắng nghe dao động càng lớn thì đều phát ra âm. - Giới thiệu hạ âm, siêu âm, ngưỡng nghe - Cung cấp từ khóa, đường link yêu cầu học - Tìm kiếm thông tin về hạ âm, siêu âm và sinh các nhóm tự nghiên cứu về hạ âm, siêu âm, ngưỡng nghe ngưỡng nghe. - Nhóm trưởng tổng hợp thông tin và báo cáo. - Nhận xét kết quả báo cáo của các nhóm - Tổng hợp một số thông tin về hạ âm, ngưỡng - Lắng nghe nghe và siêu âm. C. Hoạt động luyện tập Đã lồng ghép trong các hoạt động hình thành kiến thức D. Vận dụng (7 phút) * Mục tiêu: - Củng cố lại những kiến thức được học trong bài. - Tạo tâm lý thoải mái, vui vẻ cho học sinh trước khi kết thúc bài học. Trường THCS Long Biên 8 GV: Cao Thị Phương Anh
  9. Chủ đề Nguồn âm – Vật lý 7 Năm học: 2020 - 2021 - Gợi mở đến các kiến thức của tiết học tiếp theo. * Phát triển năng lực: năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực tự học. * Phương pháp: luyện tập, giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm, ứng dụng công nghệ thông tin. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung - Hs có biết chơi nhạc cụ biểu diễn một bản - Lắng nghe, thưởng thức III. Vận dụng nhạc -Tổng kết hoạt động học tập của các nhóm, đánh giá. 4. Hướng dẫn về nhà (2’): TÌM HIỂU MỐI QUAN HỆ GIỮA DAO ĐỘNG NHANH CHẬM VÀ ĐỘ CAO CỦA ÂM Thí nghiệm 1: Tiến hành theo các bước thí nghiệm 11.2 (Dụng cụ: thước thẳng, mặt bàn) Tiếp tục tìm hiểu và tự thiết kế một nhạc cụ đơn giản * Hướng dẫn học sinh làm nhạc cụ từ cốc, nước Trường THCS Long Biên 9 GV: Cao Thị Phương Anh
  10. Chủ đề Nguồn âm – Vật lý 7 Năm học: 2020 - 2021 PHIẾU HỌC TẬP Nhóm: Con lắc nào dao động nhanh? Số dao động Số dao động Con lắc Con lắc dao động chậm? trong 10 giây trong 1 giây a (dài) b (ngắn) Trường THCS Long Biên 10 GV: Cao Thị Phương Anh
  11. Chủ đề Nguồn âm – Vật lý 7 Năm học: 2020 - 2021 PHỤ LỤC Các câu hỏi trắc nghiệm trên phầm mềm Quizizz: Câu 1. Âm thanh được tạo ra nhờ: o nhiệt o điện o ánh sáng o dao động Câu 2. Vật nào phát ra âm trong các trường hợp dưới đây o Khi kéo căng vật o Khi uốn cong vật o Khi nén vật o Khi làm vật dao động Câu 3. Khi ta nói, bộ phận nào trên cơ thể dao động để phát ra âm? o Miệng o Lưỡi o Dây thanh quản o Cổ họng Câu 4. Nhạc cụ nào sau đây phát ra âm nhờ cột không khí bên trong dao động? o Đàn bầu o Sáo o Đàn ghi ta o Đàn piano Câu 5. Khi ti vi hoạt động, bộ phận nào của tivi dao động để phát ra âm? o Núm chỉnh âm thanh o Người nói trong tivi o Màng loa tivi o Màn hình tivi Trường THCS Long Biên 11 GV: Cao Thị Phương Anh