Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tiết 10: Bình thông nhau. Máy nén thủy lực - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Thị Hương Thảo

docx 6 trang thuongdo99 3370
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tiết 10: Bình thông nhau. Máy nén thủy lực - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Thị Hương Thảo", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_vat_li_lop_8_tiet_10_binh_thong_nhau_may_nen_thuy_lu.docx

Nội dung text: Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tiết 10: Bình thông nhau. Máy nén thủy lực - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Thị Hương Thảo

  1. Giáo án thi giáo viên giỏi Thành phố môn Vật Lý 8 Năm học 2020 - 2021 Ngày soạn: TIẾT 10 - BÌNH THÔNG NHAU – MÁY THỦY LỰC I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Biết được bình thông nhau là bình có 2 hay nhiều nhánh được nối thông với nhau. - Nêu được các mặt thoáng trong bình thông nhau chứa cùng một chất lỏng đứng yên thì ở cùng độ cao. - Mô tả được cấu tạo của máy thủy lực và nêu được nguyên tắc hoạt động của máy này là truyền nguyên vẹn độ tăng áp suất tới mọi nơi trong chất lỏng. - Hiểu khi ta tác dụng một lực f lên pít tông nhỏ có diện tích s. lực này gây một áp suất f p lên mặt chất lỏng p = áp suất này được chất lỏng truyền đi nguyên vẹn tới pit tông s lớn có diện tích S và gây ra lực F = pS nâng pít tông B lên. 2. Kĩ năng: - Làm được thí nghiệm chứng tỏ mực chất lỏng trong các nhánh của bình thông nhau chứa cùng một loại chất lỏng đứng yên luôn có cùng độ cao. - Rèn kỹ năng tra cứu thông tin, xử lý kết quả thí nghiệm, vận dụng giải thích một số hiện tượng thực tế liên quan. 3. Thái độ: Rèn luyện tính độc lập, tinh thần hợp tác trong nhóm học tập. Yêu thích môn học. 4. Định hướng các năng lực được hình thành: Phát triển năng lực hợp tác nhóm, năng lực giao tiếp, giải quyết vấn đề, thực hành. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên - Chuẩn bị cho mỗi nhóm: 1 Bình thông nhau, chất lỏng (rượu, nước, dầu), chai đựng chất lỏng, 2 xi lanh, ống dây mềm, giá gỗ. - Cho cả lớp: 1 kích ô tô thủy lực, ấm siêu tốc có nhánh đọc mực nước. 2. Học sinh - SGK, vở, các dụng cụ học tập - Mỗi học sinh chuẩn bị 1 điện thoại di động. III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Tổ chức lớp (1ph) 2. Kiểm tra bài cũ (Kết hợp bài mới) GV: Nguyễn Thị Hương Thảo Trường THCS Gia Thụy
  2. Giáo án thi giáo viên giỏi Thành phố môn Vật Lý 8 Năm học 2020 - 2021 3. Bài mới HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (7ph) * Mục tiêu: - Hs biết được nội dung cơ bản của bài học, tạo tâm thế hứng thú cho học sinh chuẩn bị tiếp thu kiến thức mới. * Phương pháp: - Vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, sử dụng đồ dùng trực quan. * Phát triển năng lực - Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp. HOẠT ĐỘNG GV HOẠT ĐỘNG HS NỘI DUNG CẦN ĐẠT GV tổ chức cho hs chơi trò Hs chơi trò chơi: chơi. “Vòng quay kỳ diệu” Kết thúc trò chơi, GV chốt kiến thức về áp suất chất lỏng. Từ C3 GV đưa tình huống học tập: nối thông 2 bình lại với nhau. GV vào bài. Hs trả lời dự đoán. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 1. Tìm hiểu về bình thông nhau (10ph) * Mục tiêu: - Biết được bình thông nhau là gì? Biết được đặc điểm của bình thông nhau - Làm được thí nghiệm với bình thông nhau. - Đưa ra được đặc điểm của bình thông nhau. - Hiểu được ứng dụng của bình thông nhau trong đời sống - Hứng thú với hoạt động, có thái độ làm việc, học tập nghiêm túc * Phương pháp: - Thực nghiệm, vấn đáp, hoạt động nhóm, thuyết trình * Phát triển năng lực: - Năng lực tự học, năng lực thực nghiệm, năng lực tự quản lí, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác nhóm, năng lực sử dụng ngôn ngữ đặc trưng môn Vật lí, thuyết trình, phản biện HOẠT ĐỘNG GV HOẠT ĐỘNG HS NỘI DUNG CẦN ĐẠT GV giới thiệu Bình thông I. BÌNH THÔNG NHAU nhau: (chiếu slide) - Bình thông nhau là bình Hs lắng nghe, quan sát có hai hay nhiều nhánh được nối thông với nhau GV: Nguyễn Thị Hương Thảo Trường THCS Gia Thụy
  3. Giáo án thi giáo viên giỏi Thành phố môn Vật Lý 8 Năm học 2020 - 2021 Đưa một số hình ảnh về - Trong bình thông nhau bình thông nhau . chứa cùng một chất lỏng ? Bình thông nhau có cấu Hs trả lời. đứng yên, các mực chất tạo như thế nào? lỏng ở các nhánh luôn luôn GV chốt khái niệm bình HS ghi vở khái niệm bình ở cùng độ cao. thông nhau. thông nhau. ? Từ hình bình thông nhau trên, nếu đổ chất lỏng vào 1 nhánh của bình thì mực chất lỏng trong bình sẽ như HS trả lời thế nào? GV: để kiểm chứng dự đoán, GV tổ chức cho hs hoạt động nhóm làm thí nghiệm trong 2 phút. GV chia nhóm: Làm thí nghiệm kiểm chứng mực chất lỏng trong Hoạt động nhóm làm thí các nhánh của bình thông nghiệm. nhau. Yêu cầu hs báo cáo. Đại diện nhóm báo cáo Các nhóm bổ sung nhận xét chéo. ? qua kết quả của các nhóm? Các con có kết luận HS trả lời. gì về đặc điểm của bình thông nhau? GV chốt lại kiến thức, diễn Hs ghi vở đặc điểm của giải về mặt lý thuyết bằng bình thông nhau. cách lấy 2 điểm A, B trên mỗi nhánh của bình. So sánh áp suất => so sánh độ cao. GV giới thiệu: Bình siêu tốc: Hs quan sát bình siêu tốc, ? Hãy cho biết mực nước dựa vào kiến thức bình trong bình giờ đang ở mức thông nhau vừa học để trả nào? lời. GV giới thiệu: Đây là 1 ứng dụng của bình thông Hs trả lời GV: Nguyễn Thị Hương Thảo Trường THCS Gia Thụy
  4. Giáo án thi giáo viên giỏi Thành phố môn Vật Lý 8 Năm học 2020 - 2021 nhau trong thực tế. ? Liên hệ thực tế kể tên 1 số ứng dụng của bình thông nhau? GV yêu cầu hs kể tên 1 vài Hs quan sát ứng dụng. GV chiếu slide giới thiệu ứng dụng. Ngoài ra còn rất nhiều ứng dụng khác, yêu cầu hs tiếp tục tìm hiểu. Giới thiệu: Kích thủy lực nâng ô tô. 2 hs tham gia. Gv gọi 2 hs lên tham gia Hs khác quan sát thử thách. GV dẫn vào tìm hiểu phần Máy thủy lực. 2. Tìm hiểu về máy thủy lực (10ph). * Mục tiêu: - Biết được cấu tạo và nguyên lý hoạt động của máy thủy lực - Kể tên được 1 vài ứng dụng của máy thủy lực trong thực tế - Hợp tác nhóm tốt tìm tòi kiến thức. - Hứng thú với hoạt động, có thái độ làm việc, học tập nghiêm túc * Phương pháp: - Thực nghiệm, vấn đáp, hoạt động nhóm, thuyết trình * Phát triển năng lực: - Năng lực tự học, năng lực thực nghiệm, năng lực tự quản lí, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác nhóm, năng lực sử dụng ngôn ngữ đặc trưng môn Vật lí, thuyết trình, phản biện HOẠT ĐỘNG GV HOẠT ĐỘNG HS NỘI DUNG CẦN ĐẠT GV yêu cầu mỗi nhóm hs II. MÁY THỦY LỰC tìm hiểu kiến thức theo kỹ Hđ nhóm theo kỹ thuật 1. Cấu tạo thuật “khăn trải bàn” Khăn trải bàn: - Gồm: 2 xi lanh, một nhỏ, trong 4 phút, yêu cầu hs một lớn có đậy pit tông thực hiện nội dung sau: được nối thông với nhau, Tìm hiểu cấu tạo và hoạt trong có chứa đầy chất lỏng động của máy thủy lực. (thường là dầu). Hình thức: 1. Hoạt động cá nhân: 2. Nguyên tắc hoạt động (2ph): tra cứu thông tin - Hđ cá nhân: 2ph F S bằng điện thoại cá nhân, tra - Tổng hợp ý kiến: 2 phút f s GV: Nguyễn Thị Hương Thảo Trường THCS Gia Thụy
  5. Giáo án thi giáo viên giỏi Thành phố môn Vật Lý 8 Năm học 2020 - 2021 cứu thông tin sách giáo khoa. 2. Tổng hợp ý kiến (2ph): - S lớn hơn s bao nhiêu lần => lực nâng F cũng lớn GV gọi 1 đại diện nhóm trả Đại diện nhóm báo cáo hơn lực tác dụng f bấy lời. Nhóm khác bổ sung nhiêu lần. GV chốt: - Cấu tạo: - Nguyên tắc hoạt động: Khi tác dụng một lực f lên pit tông s. Lực này gây ra áp suất p = f/s lên mặt chất lỏng. Áp suất này được chất lỏng truyền nguyên vẹn đến pittông S và gây ra lực F nâng pit tông S lên pít tông này. Vậy: S lớn hơn s bao nhiêu lần => lực nâng F cũng lớn hơn lực tác dụng f bấy nhiêu lần. Gv yêu cầu hs dựa vào kiến thức máy thủy lực đã học để giải thích hoạt động của kích thủy lực. (Nếu hs chưa giải thích được hoặc giải thích chưa Hs trả lời thỏa đáng, GV chiếu slide cấu tạo và hoạt động của kích thủy lực) ? Nêu một số ứng dụng của máy nén thủy lực trong Hs quan sát, ghi nhớ. thực tế? Gv chiếu clip giới thiệu thêm về ứng dụng trong thực tế. ? Nêu lại những kiến thức Hs trả lời. cần nhớ trong bài? GV: Nguyễn Thị Hương Thảo Trường THCS Gia Thụy
  6. Giáo án thi giáo viên giỏi Thành phố môn Vật Lý 8 Năm học 2020 - 2021 HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (5ph) Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học Phương pháp dạy học: nêu và giải quyết vấn đề Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp. HOẠT ĐỘNG GV HOẠT ĐỘNG HS NỘI DUNG CẦN ĐẠT Gv tổ chức cho hs trả lời câu hỏi. GV chiếu slide hệ thống Hs tham gia trả lời câu hỏi câu hỏi đã chuẩn bị. của GV HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG (10ph) * Mục tiêu: Chế tạo được ít nhất một sản phẩm mang tính ứng dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. * Phương pháp: - Thực nghiệm, vấn đáp, hoạt động nhóm, thuyết trình * Phát triển năng lực: - Năng lực tự học, năng lực thực nghiệm, năng lực tự quản lí, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác nhóm, năng lực sử dụng ngôn ngữ đặc trưng môn Vật lí, thuyết trình, phản biện HOẠT ĐỘNG GV HOẠT ĐỘNG HS NỘI DUNG CẦN ĐẠT GV chiếu slide hướng dẫn Hs quan sát: thực hiện hoạt động: làm Hoạt động nhóm thực hiện sản phẩm STEM. Trình bày sản phẩm Đại diện 1 nhóm trình bày GV Nhận xét sản phẩm của nhóm GV chấm điểm nhóm Nhóm khác quan sát, bổ sung. Nhắc các nhóm chưa hoàn thiện về nhà tiếp tục đưa ra phương án hoàn thiện. IV. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ (1 phút) - Học thuộc ghi nhớ - Làm các bài tập sách bài tập. - Đọc trước phần I bài áp suất khí quyển ở SGK và có thể tìm hiểu thêm trên mạng Internet. GV: Nguyễn Thị Hương Thảo Trường THCS Gia Thụy