Lý thuyết và bài tập môn Lịch sử Lớp 12 - Bài 1: Sự hình thành trật tự mới sau chiến tranh thế giới thứ hai (1945-1949) - Trường THPT Thái Phiên

pdf 4 trang Đăng Bình 12/12/2023 170
Bạn đang xem tài liệu "Lý thuyết và bài tập môn Lịch sử Lớp 12 - Bài 1: Sự hình thành trật tự mới sau chiến tranh thế giới thứ hai (1945-1949) - Trường THPT Thái Phiên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfly_thuyet_va_bai_tap_mon_lich_su_lop_12_bai_1_su_hinh_thanh.pdf

Nội dung text: Lý thuyết và bài tập môn Lịch sử Lớp 12 - Bài 1: Sự hình thành trật tự mới sau chiến tranh thế giới thứ hai (1945-1949) - Trường THPT Thái Phiên

  1. Tiết 1 - Bài 1 SỰ HÌNH THÀNH TRẬT TỰ MỚI SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI (1945 - 1949) I. Hội nghị Ianta (2/1945) và những thỏa thuận của ba cường quốc * Hoàn cảnh triệu tập. - Đầu năm 1945, Chiến tranh thế giới thứ hai sắp kết thúc, nhiều vấn đề bức thiết đặt ra trước các nước Đồng minh đòi hỏi phải giải quyết, đó là: 1.Nhanh chóng đánh bại các nước phát xít. 2.Tổ chức lại trật tự thế giới sau chiến tranh 3. Việc phân chia thành quả chiến thắng giữa các nước thắng trận. - Từ ngày 4- 11/2/1945, một Hội nghị quốc tế được triệu tập tại Ianta (Liên Xô) với sự tham dự của những người đứng đầu 3 cường quốc: Liên Xô, Mĩ, Anh. * Nội dung: Hội nghị đã đưa ra những quyết định quan trọng: - Nhanh chóng tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật. - Thành lập tổ chức Liên hợp quốc - Phân chia phạm vi ảnh hưởng của 3 cường quốc ở châu Âu và châu Á. * Ý nghĩa: Những quyết định của Hội nghị Ianta đã trở thành khuôn khổ của trật tự thế giới mới từng bước được thiết lập sau chiến tranh, thường gọi là trật tự hai cực ianta II. Sự thành lập Liên hợp quốc * Sự thành lập: - Từ ngày 25/4 đến 26/6/1945, một Hội nghị quốc tế lớn gồm đại biểu 50 nước họp tại San phranxixcô (Mĩ) đã thông qua Hiến chương và tuyên bố thành lập tổ chức Liên hợp quốc. * Mục đích:Duy trì hòa bình và an ninh thế giới; đấu tranh để thúc đẩy, phát triển các mối quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa các nước trên cơ sở tôn trọng quyền bình đẳng và nguyên tắc dân tộc tự quyết. * Nguyên tắc hoạt động: HS theo dõi SGK * Bộ máy hoạt động: Gồm 6 cơ quan như: Đại hội đồng, Hội đồng bảo an, Ban thư ký * Vai trò của LHQ:
  2. - Là một diễn đàn quốc tế vừa hợp tác, vừa đấu tranh nhằm duy trì hòa bình và an ninh thế giới. - Thúc đẩy việc giải quyết các vụ tranh chấp, xung đột ở nhiều khu vực. - Thúc đẩy các mối quan hệ hữu nghị và hợp tác quốc tế. - Giúp đỡ cá dân tộc về kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế nhân đạo *.Hạn chế: bị các nước lớn chi phối Bài tập Câu 1. Trong các tổ chức (có tên viết tắt theo tiếng Anh) sau đây, tổ chức nào không trực thuộc Liên hợp quốc ? A. WHO. B. UNICEF. C. UNESCO. D. WTO. Câu 2. Hội nghị cấp cao Ianta được tổ chức ở nước nào? Thời gian diễn ra hội nghị? A. Liên Xô (2-1945). B. Mĩ (6-1945). C. Pháp (4-1945). D. Liên Xô (7-1945). Câu 3. Nội dung nào sau đây không phải là quyết định của Hội nghị I-an-ta (2- 1945)? A. Nhanh chóng kết thúc chiến tranh và têu diệt tận gốc rễ chủ nghĩa phát xít. B. Thống nhất về việc thành lập tổ chức Liên hợp quốc. C. Thoả thuận về việc đóng quân tại các nước nhằm giải giáp quân đội phát xít. D. Thành lập toà án quốc tế Nuyrămbe để xét xử tội phạm chiến tranh. Câu 4. Khi mới thành lập, các ủy viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc gồm: A. Mĩ, Anh, Pháp, Liên Xô, Tây Đức. B. Mĩ, Anh, Pháp, Liên Xô, Trung Quốc. C. Mĩ, Anh, Pháp, Liên Xô, Nhật Bản. D. Mĩ, Anh, Tây Đức, Liên bang Nga, Nhật Bản. Câu 5. Nội dung nào không phải là nguyên tắc hoạt động của Liên hợp quốc? A. Duy trì hòa bình, anh ninh thế giới. B. Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình. C. Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của tất cả các nước.
  3. D. Bình đẳng chủ quyền giữa các nước và quyền tự quyết của các dân tộc. Câu 6. Tổ chức Liên hợp quốc thành lập không nhằm mục đích nào sau đây? A. Duy trì hòa bình, an ninh thế giới. B. Phát triển các mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc. C. Tiến hành hợp tác quốc tế giữa các nước. D. Phân chia thành quả thắng lợi sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Câu 7. Ngày 16 – 10 – 2007 Đại hội đồng Liên hợp quốc đã bầu Việt Nam làm: A. Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an, nhiệm kì 2008 – 2009. B. Ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an, nhiệm kì 2008 – 2009. C. Chủ tịch Đại Hội đồng, nhiệm kì 2009 – 2010. D. Tổng Thư kí, nhiệm kì 2010 – 2015. Câu 8. Hội nghị quốc tế Xan Phranxixcô (từ 4-1945 đến 6-1945) thông qua văn kiện quan trọng nào? A. Thông qua bản Hiến chương Liên hợp quốc. B. Tuyên bố của Liên hợp quốc về vũ khí hạt nhân. C. Công ước của Liên hợp quốc về giải trừ quân bị. D. Công ước của Liên hợp quốc về luật biển. Câu 9. Cơ quan nào của Liên hợp quốc có sự tham gia đầy đủ đại diện các nước thành viên, có quyền bình đẳng về lá phiếu khi đưa ra những quyết định quan trọng của Liên hợp quốc? A. Ban Thư kí. B. Đại Hội đồng. C. Hội đồng Bảo an. D. Hội đồng quản thác. Câu 10. Mục đích của Liên hợp quốc được nêu rõ trong văn kiện nào sau đây? A. Hiến chương Liên hợp quốc. B. Công ước Liên hợp quốc. C. Tuyên ngôn Liên hợp quốc. D. Văn kiện về quyền con người. Câu 11. Cơ quan nào sau đây không thuộc tổ chức Liên hợp quốc? A. Đại hội đồng. B. Hội đồng Bảo an. C. Hội đồng kinh tế - xã hội. D. Hội đồng châu Âu.
  4. Câu 12. Ngày 24 – 10 – 1945 văn kiện nào sau đây của Liên Hợp quốc chính thức có hiệu lực? A. Hiến chương Liên hợp quốc. B. Công ước Liên hợp quốc. C. Tuyên ngôn Liên hợp quốc. D. Văn kiện về quyền con người. Câu 13. Sau hơn nửa thế kỉ tồn tại và hoạt động, Liên Hợp quốc là A. một diễn đàn vừa hợp tác, vừa đấu tranh. B. tổ chức liên kết chính trị, kinh tế. C. tổ chức liên minh về chính trị. D. liên minh về kinh tế và văn hóa. Câu 14. Tháng 9 - 1977, Việt Nam trở thành thành viên thứ 149 của tổ chức nào dưới đây? A. Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV). B. Liên hợp quốc (UNO). C. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). D. Tổ chức thương mại thế giới (WTO).