Phiếu bài tập số 1+ 2 môn Ngữ Văn Lớp 6

docx 8 trang Như Liên 15/01/2025 150
Bạn đang xem tài liệu "Phiếu bài tập số 1+ 2 môn Ngữ Văn Lớp 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxphieu_bai_tap_so_1_2_mon_ngu_van_lop_6.docx

Nội dung text: Phiếu bài tập số 1+ 2 môn Ngữ Văn Lớp 6

  1. Phiếu bài tập số 1: Đoạn trích: Dế Mèn phiêu lưu kí Bài tập 1: Tóm tắt đoạn trích "Bài học đường đời " - Mèn là chàng Dế thanh niên cường tráng, kiêu ngạo, xốc nổi. - Mèn coi thường chê bai anh hàng xóm Dế Choắt ốm yếu xấu xí. - Một chiều Mèn trêu chị Cốc xong trốn vào hang khiến chị hiểu lầm đánh Choắt trọng thương. - Trước khi chết Choắt khuyên Mèn bỏ thói hunghăng bậy bạ. - Mèn xót thương Choắt và ân hận vô cùng về bài học đường đời đầu tiên. Bài tập 2: Viết đoạn văn tả tâm trạng Mèn khi đứng trước nấm mộ Dế Choắt. * Nội dung: + Cay đắng vì lỗi lầm + Xót thương Dế Choắt + ăn năn về hành động tội lỗi + Lời hứa với người đã khuất: thay đổi cách sống (Chú ý khung cảnh xung quanh nấm mồ) * Hình thức: + Đoạn văn 5 - 7 câu + Ngồi kể 1 - nhân vật Mèn xưng tô ÔN LUYỆN PHÓ TỪ A. LÝ THUYẾT: I. Phó từ là gì? Phó từ là từ chuyên đi kèm với động từ, tính từ để bổ sung ý nghĩa cho động từ, tính từ. Ví dụ: Bạn Tuấn đang học bài ở trong lớ PT ĐT Tôi đã làm xong bài tập về nhà. PT ĐT Cái bút màu xanh rất đẹp ấy là của anh trai tôi. TT PT II. CÁC LOẠI PHÓ TỪ:
  2. * Phó từ gồm có hai loại: - Phó từ đứng trước động từ, tính từ + Quan hệ thời gian; + Mức độ; + Sự tiếp diễn tương tự; + Sự phủ định; + Sự cầu khiến. - Phó từ đứng sau động từ, tính từ: + Khả năng; + Kết quả và hướng. * Một số ví dụ về phó từ: Đã, đang, thật, rất, cũng, vẫn, không, chưa, chẳng, hãy, đừng, chớ, lắm, vào, ra, được, Bảng tổng hợp các chức danh, ý nghĩa của phó từ: Phó từ Chức danh/ Đứng trước ĐT TT Đứng sau Ý nghĩa Quan hệ đã, sẽ, đang, làm thời gian Mức độ thật, rất, đẹp xấu Tiếp diễn cũng, vẫn, đi tương tự không, chưa, Phủ định chẳng, hãy, đừng, Cầu khiến chớ, Khả năng được Mức độ thật, rất. Kết quả vào, ra. và hướng * Đặt câu: Tôi đã làm xong các bài tập thầy giáo vê nhà ngay từ tối qua rồi. Cái bút màu xanh rất đẹp này là của tôi. Chiều mai, cả gia đình bạn Nga cũng đi du lịch tại TP. Vũng Tàu.
  3. PHÓ TỪ Đứng trước Đứng sau TG MĐ TDTT PĐ CK MĐ KN KQ&H B. Luyện tập: Bài tập 1: Em hãy tìm phó từ trong các câu sau đây: a) Sáng nay, chúng tôi đã đến thủ đô Hà Nội vào lúc 5 giờ 45 phút. b) Căn nhà đang xây kia là của gia đình tôi. c) Cái quyển sách màu vàng rất đẹp kia là của mẹ tôi mua cho tôi đó. d) Anh Tuấn đang đi vào trong nhà, rồi anh lại đi ra phía sau vườn lấy một số đồ dùng lao động. e) Mùa xuân đã về, từng đàn chim én bay từ đâu về đậu trên cây gạo cất tiếng hót ríu rít. Bài tập 2: Tìm các phó từ trong đoạn văn sau đây: Viên quan ấy đã đi nhiều nơi, đến đâu quan cũng ra những câu đố oái oăm để hỏi mọi người, tuy mất nhiều công mà vẫn chưa thấy có người nào thật lỗi lạc. ( Em bé thông minh) Bài tập 3: Em hãy điền các phó từ thích hợp vào chỗ trống trong đoạn văn sau. Mùa hè năm nay, chúng tôi sẽđi tham quan quê Bác Hồ. Ở đây, các bạn sẽ được những cô, chú hướng dẫn viên Khu di tích Kim Liên giới thiệu một cách cụ thể chi tiết về gia đình và sự nghiệp của Bác, được ngắm cảnh làng Sen rất đẹp, còn được lên thăm mộ Bà Hoàng Thị Loan nữa. Tôi cũng nghĩ rằng: nếu ai đã thăm quê Bác thì không quên được. Còn với tôi đây là một chuyến đi thật bổ ích. Nếu có dịp được nghỉ hè, các bạn đừng bỏ quên chuyến đi này nhé. Bài tập 4: Em hãy đặt 2 câu hoặc viết một đoạn văn ngắn từ 4 đến 5 câu có sử dụng các loại phó từ.
  4. ÔN LUYỆN TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN MIÊU TẢ I. KHÁI NIỆM VĂN MIÊU TẢ: Văn miêu tả là loại văn nhằm giúp người đọc, người nghe hình dung những đặc điểm, tính chất nổi bật của một sự vật, sự việc, con người, phong cảnh, làm cho những cái đó như hiện lên trước mắt người đọc, người nghe. Trong văn miêu tả, năng lực quan sát của người viết, người nói thường bộc lộ rõ nhất. * Tình huống 1: Đang trên đường tới trường, em gặp một người thân họ hàng mới từ ngoài quê vào lại chưa biết nhà em ở đâu. Vậy em làm thế nào để người thân của em tìm ra được nhà em? * Tình huống 2: Có một người bạn mong muốn kết bạn với em qua phương tiện thông tin đại chúng. Người bạn đó muốn biết về em. Vậy em phải làm gì để giúp người bạn đó biết được mình? * Tình huống 3: Em đã từng tận mắt chứng kiến một cảnh mưa lũ khủng khiếp tại que em. Một người bạn của em muốn được tìm hiểu về cảnh mưa lũ đó. Làm thế nào để người bạn của em biết được? * Tình huống 4: Có một lần em đi thi học sinh giỏi môn Địa lí đã gặp một người bạn cùng đi thi có hỏi em “Tại sao mùa đông ở miền Bắc không như mùa đông ở miền Trung, miền Nam?” Vậy em phải làm làm gì để giúp người bạn đó hiểu được? II. LUYỆN TẬP : Đề1: Em hãy lập dàn bài cho đề văn miêu tả con đường thân quen từ nhà em tới trường. A/ MỞ BÀI: Giới thiệu trường em đang học(Trường nào? Ở đâu?). Giới thiệu nơi nhà em ở(Ở đâu? Tên con đường em đi học(Tên gì?). B/ THÂN BÀI: - Con đường gắn bó với em từ khi nào? - Điạ điểm xuất phát(bắt đầu đi từ đâu? ) Trên đoạn đường em đi học xung quanh
  5. - đường có đặc điểm gì nổi bật gợi ấn tượng? (Những thôn xóm, các khu di tích, cánh đồng, vườn hoa, cầu, công viên, cảnh mọi người đi lại, chợ, các cơ quan, đơn vị, ). B/ KẾT BÀI: Tình cảm, cảm xúc của em đối với con đường. Đề 2: Em hãy lập dàn bài cho đề văn miêu tả một quang cảnh đồng quê em yêu thích. A/ MỞ BÀI: - Giới thiệu vài nét ấn tượng về cảnh đồng quê (Bãi ven sông, Con sông mang nặng phù sa, bãi nổi giữa sông, những ruộng ngô, lạc, trải một màu xanh). - Thời gian em quan sát để miêu tả. B/ THÂN BÀI: - Giới thiệu quang cảnh chung: cảnh vật xung quanh. - Cảnh đồng quê có những gì? (Ngô, lúa, khoai, lạc, cây đa, ) - Cảnh người dân lao động trên cánh đồng đó như thế nào? (Quan sát, so sánh, tưởng tượng, ) C/ KẾT BÀI: - Tình cảm, cảm xúc đối với cánh đồng. - Vẻ đẹp bình dị của cảnh đồng quê. Phiếu bài tập số 2: Văn bản SÔNG NƯỚC CÀ MAU: Bài 1:(trang 23) * Cảm nhận về vùng đất Cà Mau - Cảm nhận về thiên nhiên vẻ đẹp hùng vĩ đầy sức sống. + Không gian mênh mông trời nước cây lá toàn màu xanh thơ mộng. + Âm thanh rì rào bất tận của tiếng sóng, gió, rừng cây. + Sông ngòi kênh rạch chi chít: Rạch Mái Giầm, kênh Ba Khía, kênh Bọ Mắt +Dòng sông Năm Căn; rộng hơn ngàn thước, nước đổ ầm ầm ngày đêm, cá bơi hàng đàn đen trũi. + Rừng đước cao ngất như bức trường thành vô tận. + Chợ Năm Căn; trù phú, đông vui, tấp nập, thuyền bè san sát, những đống gỗ cao như núi, bến vận hà nhộn nhịp, những ngôi nhà bè ánh đèn măng sông sáng rực. + Độc đáo; họp trên sông như khu phố nổi, thuyền bán hàng len lỏi, tiếng nói, màu sắc quần áo người bán hàng Bài 2: Câu 4b (trang 22 SGK)
  6. * Các động từ trong câu: thoát qua, đổ ra, xuôi về * Không thể thay đổi trình tự các động từ ấy vì như thế sẽ làm sai lạc nội dung đặc biệt là sự diễn tả trạng thái hoạt động của con thuyền trong mỗi khung cảnh. - Thoát qua; nói con thuyền vượt qua một nơi khó khăn nguy hiểm. - Đổ ra; diễn tả con thuyền từ con kênh nhỏ đổ ra dòng sông lớn. - Xuôi về; diễn tả con thuyền nhẹ nhàng xuôi theo dòng nước ở nơi dòng sông êm ả. SO SÁNH I. KHÁI NIỆM SO SÁNH: II. CẤU TẠO CỦA PHÉP SO SÁNH: ?- Theo em, để có được một mô hình cấu tạo của phép so sánh đầy đủ thì phải có mấy yếu tố? Đó là những yếu tố nào? Trình bày đặc điểm của các yếu tố? Em hãy nêu ví dụ? ?- Vậy để có được một phép so sánh có nhất thiết phải có đầy đủ 4 yếu tố như trong mô hình của phép so sánh không? Trong một phép so sánh, các yếu tố nào thường lược bỏ đi? Vì sao? Em hãy nêu ví dụ? ?- Theo em, vị trí các yếu tố trong mô hình của phép so sánh có nhất thiết phải thay đổi không? Vì sao? Em hãy nêu ví dụ? III. CÁC KIỂU SO SÁNH 1. Có hai kiểu so sánh: So sánh ngang bằng và so sánh không ngag bằng: Ví dụ 1: P. điện Vế A Từ so sánh Vế B SS - Những Chẳng bằng mẹ ngôi sao Thức - Mẹ là ngọn gió - Chẳng bằng: Vế A không ngang bằng vế B - Là : Vế A ngang bằng vế B IV. TÁC DỤNG CỦA SO SÁNH a. Câu văn có sử dụng phép so sánh - Có chiếc lá tựa mũi tên nhọn - Có chiếc lá như con chim bị lảo đảo - Có chiếc lá như thầm bảo
  7. - Có chiếc lá như sợ hãi b. Sự vật được so sánh là chiếc lá (vật vô tri, vô giác) - So sánh trong hoàn cảnh lá rụng c. Đoạn văn hay, giàu hình ảnh, gợi cảm, xúc động, trân trọng ngòi bút tài hoa, tinh tế của tác giả. d. Có được cảm xúc đó là nhờ tác giả đã sử dụng thành công phép so sánh V. Luyện tập Bài tập 1 Tìm phép so sánh trong các câu ca dao sau: - Qua cầu ngả nón trông cầu, Cầu bao nhiêu nhịp dạ em sầu bấy nhiêu. - Qua đình ngả nón trong đình, Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu. Bài tập 2: Tìm những tập hợp từ chứa hình ảnh so sánh trong các câu sau: a. Thân em như ớt trên cây Càng tươi ngoài vỏ, càng cay trong lòng. b. Trường Sơn: chí lớn ông cha Cửu Long: lòng mẹ bao la sóng trào. c. Đường vô xứ Nghệ quanh quanh Non xanh nước biếc như tranh hoạ đồ. d. Lòng ta vui như hội, Như cờ bay, gió reo! Tạo ra hình ảnh mới mẻ cho sự vật, sự việc, gợi cảm giác cụ thể, khả năng diễn đạt phong phú, sing động. * Nhận xét: - Phương diện so sánh có thể lộ rõ nhưng có thể ẩn. - Có thể có từ so sánh hoặc không (dấu hai chấm). - Vế B có thể được đảo lên trước vế A. - Vế A và B có thể có nhiều vế. Bài tập 3: Đặt 5 câu văn có sử dụng phép so sánh. Bài tập 4: Viết đoạn văn miêu tả mùa xuân.