Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao hiệu quả chất lượng dạy học môn âm nhạc ở tiểu học - Hoàng Thị Hằng
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao hiệu quả chất lượng dạy học môn âm nhạc ở tiểu học - Hoàng Thị Hằng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nang_cao_hieu_qua_cha.docx
- Bia SKKN.doc
Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao hiệu quả chất lượng dạy học môn âm nhạc ở tiểu học - Hoàng Thị Hằng
- A.ĐẶT VẤN ĐỀ I. Lý do chọn đề tài Âm nhạc là bộ môn nghệ thuật dùng âm thanh và nhịp điệu để diễn tả tư tưởng, tình cảm của con người, nó xuất hiện từ lâu đời và gắn bó mật thiết với con người từ lúc lọt lòng mẹ cho đến hết cuộc đời. Âm nhạc là bộ môn năng khiếu giúp học sinh cảm thấy thoải mái, vui vẻ hơn sau những giờ học căng thẳng; giúp học sinh mạnh dạn tự tin,năng động ,sáng tạo đồng thời thúc đẩy phong trào văn hoá văn nghệ trong lớp, trong trường thêm vui tươi lành mạnh Đây là môn học được đánh giá là phương tiện hiệu quả nhất, phát triển ở học sinh khả năng lĩnh hội, cảm thụ và hiểu cái đẹp. Hình tượng âm nhạc của bài hát, bản nhạc có tác động rất nhiều vào cảm xúc của các em. Từ đó giúp cho việc phát triển trí tuệ, óc thẩm mĩ, trí tưởng tượng. Thông qua nội dung bài hát các em thêm yêu cuộc sống, yêu quê hương đất nước, yêu truyền thống, bản sắc dân tộc con người Việt Nam. Học sinh tiểu học rất nhạy cảm với âm thanh, nhịp điệu, tiết tấu. Từ việc nghe hát, nghe nhạc, tập hát và biết được một số kiến thức phổ thông về âm nhạc .Tất cả những điều đó sẽ tạo thành một trình độ văn hoá tối thiểu để góp phần cùng các môn học khác giáo dục nhân cách con người. Giáo dục âm nhạc trong nhà trường chính là cho trẻ em quyền được phát triển: Đức, trí, thể, mỹ, tài năng, tinh thần Vậy giáo dục âm nhạc trong nhà trường phổ thông là việc làm thiết thực nhất để hướng tới mục tiêu giáo dục toàn diện và phát triển hoàn thiện nhân cách của con người . Làm thế nào để có thể tôn vinh sứ mệnh cao cả -hiệu quả của việc dạy- học âm nhạc luôn là bài toán khó với những người truyền ngọn lửa nghệ thuật đến với học trò. . Chính vì vậy, bản thân tôi là một giáo viên giảng dạy môn âm nhạc của trường từ năm 2005 đến nay, tôi nhận thấy chất lượng đạt chưa cao qua quá trình giảng dạy và kiểm tra đánh giá. Tình trạng đó, bắt buộc bản thân tôi phải suy nghĩ cần phải làm gì để nâng cao chất lượng-hiệu quả môn âm nhạc Tìm ra biện pháp giảng dạy thích hợp nhất là một việc làm vô cùng cần thiết để thu hút ,giúp cho các em say mê, hứng thú trong học tập, các em thấy mình mạnh dạn, tự tin hơn trong việc thể hiện những năng lực của bản thân để từ đó nâng cao hiệu quả -chất lượng môn học .Chúng tôi -giáo viên âm nhạc mỗi khi sinh hoạt đều nói bây giờ chúng tôi phải tôi luyện sao cho mình giốg như “phù thủy tài ba” mỗi khi dạy-hoc thì mới phù hợp với học sinh lứa tuổi tiểu học . Chính vì thế mà tôi đã chọn đề tài nghiên cứu là: ““Một số biện pháp nâng cao hiệu quả -chất lương dạy học môn âm nhạc ở tiểu học” 1/23
- II. Mục đích nghiên cứu đề tài - Nghiên cứu thực trang day-học âm nhạc tiểu học từ đó đề xuất một số biện pháp nâng cao hiệu quả- chất lượng dạy học môn âm nhạc ở tiểu học”. Để học sinh lĩnh hội được tốt nhất ý nghĩa giáo dục âm nhạc từ đó giúp các em phát triển toàn diện nhất ; phù hợp với điều kiện, đặc thù và hình thức tổ chức giáo dục âm nhạc của trường . - Đề tài này có thể là một tham khảo, gợi ý cho đồng nghiệp trong quá trình giảng dạy . III. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu: - Đối tượng nghiên cứu: ““Một số biện pháp nâng cao hiệu quả- chất lượng dạy học môn âm nhạc ở tiểu học” - Khách thể và phạm vi nghiên cứu: Học sinh Trường tiểu học Thọ An Đan Phượng Hà Nội. -Thời gian thực hiện : Năm học 2018-2019 IV. Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp trực quan - Phương pháp đàm thoại - Phương pháp đối chiếu so sánh - Phương pháp điều tra -Phương pháp phân tích và tổng hợp B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. Cơ sở lý luận và thực tiễn 1. Cơ sở lý luận Chương trình môn Âm nhạc vận dụng quan điểm lấy người học làm trung tâm, nhằm biến quá trình giáo dục thành tự giáo dục; giúp HS phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo. Giáo viên là người tổ chức, hướng dẫn hoạt động, tạo môi trường học tập thân thiện để HS có cơ hội giao tiếp, hợp tác, trải nghiệm, tìm tòi kiến thức và phát huy tiềm năng hoạt động âm nhạc.Để giúp các em có thể lĩnh hội kiến thức cũng như thực hiện tốt năng lực phẩm chất cần có của môn học đòi hỏi giáo viên phải nhận thức đúng đắn, đưa ra những phương pháp –biện pháp phù hợp với tâm sinh lý lửa tuổi ,với thực tiễn và xu hướng giáo dục .Giáo viên cần kết hợp linh hoạt nhóm phương pháp dùng lời (giới thiệu, thuyết trình, phát vấn, thảo luận, giao tiếp, giải thích, kể chuyện, nêu vấn đề, chứng minh, ) và nhóm phương pháp tổ chức hoạt động (thực hành, trực quan, làm mẫu, luyện tập, trò chơi, trình diễn, mô phỏng, đóng vai, ). Cần sử dụng hiệu quả nhạc cụ trong dạy học, chú ý sử dụng những nhạc cụ có âm thanh chuẩn để 2/23
- giúp HS phát triển kỹ năng nghe và hát đúng nhạc. Sử dụng hợp lý các phương tiện nghe nhìn và công nghệ thông tin để tạo nên những giờ học sinh động và hấp dẫn;cần được học âm nhạc bằng đa giác quan, được trải nghiệm và khám phá nghệ thuật âm nhạc thông qua nhiều hình thức Từ đó các em ham thích hứng thú học để các em có cảm nhận “Học mà chơi,chơi mà học” 2. Cơ sở thực tiễn Môn âm nhạc – đây là môn năng khiếu, đặc thù của môn học là dễ lôi cuốn học sinh với điều kiện giáo viên giảng dạy phải biết sáng tạo trong phương pháp truyền giảng, luyện tập kỹ năng cho học sinh. Các phân môn trong bộ môn âm nhạc đa số đòi hỏi người học phải có năng khiếu và thực sự yêu thích. Xuất phát từ đặc trưng bộ môn thuộc phạm trù nghệ thuật đòi hỏi phải có sự hứng thú cao trong học tập.Từ yêu cầu của việc đổi mới phương pháp là phát huy tính tích cực của học sinh. Từ tâm lí học sinh là lứa tuổi nhạy cảm hiếu động ham thích ca hát. Nếu giáo viên gây được tính tích cực hứng thú trong bài dạy sẽ tạo cho học sinh sự phấn chấn, hào hứng để tiếp thu bài học một cách hiệu quả. Từ thực tiễn giảng dạy cũng như thực tiễn của học sinh nông thôn ít có điều kiện để tiếp nhận tri thức về âm nhạc, nếu giáo viên tạo được sự hứng thú trong giảng dạy và học tập sẽ giúp cho học sinh say mê học tập. Ngày nay, khi công nghệ thông thông tin càng phát triển thì việc ứng dụng công nghệ thông tin vào tất cả các lĩnh vực là một điều tất yếu. trong lĩnh vực giáo dục đào tạo, vào giảng dạy, học tập. Âm nhạc là bộ môn năng khiếu nên con đường giảng dạy cũng cần có phương pháp ,nghệ thuật để truyền tải . Đổi mới phương pháp giáo dục nhằm tích cực hóa quá trình học tập của học sinh. Để thực hiện được điều này, ngoài sự nghiên cứu về phương pháp truyền giảng ,phương pháp tổ chức hoạt đông trong tiết học thì giáo viên sử dụng các thiết bị công nghệ các phần mềm hỗ trợ dạy học để ứng dụng;việc các em học tập thông qua tham gia trò chơi là điều cần được chú trọng. Bởi nó thúc đẩy quá trình tiếp thu lĩnh hội kiến thức nhanh,phù hợp với tâm sinh lý lửa tuổi : “Học mà chơi chơi mà học”. Có như vậy mới khắc phục hạn chế của học sinh Tiểu học hiếu động, ham hiểu biết cái mới, xong các em lai chóng chán II.KHẢO SÁT THỰC TẾ: 1.Tình trạng khi chưa thực hiện. Trường Tiểu học, nơi tôi đang dạy là một trường đóng trên địa bàn hầu hết Dân cư trên địa bàn còn nghèo -phụ huynh đều làm ruộng hoặc đi chợ, các em thường phải ở nhà để phụ giúp gia đình trong công việc nên không có điều kiện cũng như thời gian hoc thêm về âm nhạc, do đó sự hiểu biết của các em về 3/23
- âm nhạc còn hạn chế.Đa số các em bị chi phối, ảnh hưởng về các môn “ chính – phụ” chưa coi trọng môn âm nhạc. Đó chính là khó khăn lớn nhất hiện nay của nhà trường cũng như giáo viên dạy môn âm nhạc .Chính vì vậy mà các em rất ít khi được tiếp xúc với những điều kiện tốt nhất giúp các em lĩnh hội âm nhạc trọn ven đúng nghĩa. Các em rất thích môn học nhưng chưa mạnh dạn tự tin, rất nhút nhát khi cô giáo gọi mình tham gia vào các hoạt động văn nghệ của lớp, của trường hay tham gia các trò chơi tập thể, dân gian. Điều này thật sự làm tôi phải suy nghĩ và trăn trở trong từng tiết dạy của mình, làm thế nào để có thể cho các em mạnh dạn , thu hút học sinh tham gia các hoạt động đó để hoàn thành mục tiêu,kiến thức khi học. Qua kiểm tra chung tổng hợp các hoạt động khi dạy âm nhạc số lượng các em học tốt còn rất khiêm tốn. Để nắm được thực trạng học sinh học môn âm nhạc này cụ thể như thế nào tôi đã tiến hành khảo sát và chất lượng rất thấp. 2.Thực trạng điều tra đầu năm môn âm nhạc năm học 2018-2019( Học sinh khối 1,3,4,5) Kết quả điều tra học lực môn Âm nhạc của học sinh trước khi áp dụng tổ chức dạy học lồng ghép trò chơi và ứng dụng công nghệ thông tin Bảng 1:Tổng số học sinh Khối 1,3, 4, 5 là: 767 em. Học hát Tập đọc nhạc Âm nhạc TT Đánh giá KTKN S.L Đạt S.L Đạt S.L Đạt HS tỉ lệ % HS tỉ lệ % HS tỉ lệ % HTT 101 13,2 62 8.1 104 13.6 HT 661 86,2 698 91 660 86 CHT 5 0,06 7 0,09 3 0.04 Bảng 2: Số liệu điều tra nhận định ban đầu khi chưa áp dụng các biện pháp nghiên cứu:Chưa tự tin: 50%;Tự tin: 40%;Rất tự tin:10%;Hứng thú học tập 40% * Nhận định mức độ hoàn thành môn học Số lượng Hoàn thành tốt Hoàn thành Chưa hoàn thành 767 học sinh 99 em=13% 662 em =86,3% 5 HS=0,07 % Kết quả trên làm tôi rất lo lắng. Nhất là từ năm học 2016-2017 ngành giáo dục và đào tạo áp dụng thông tư 22 nhằm đánh giá học sinh tiểu học với mục đích làm sao để phát huy tối đa tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học. Vì vậy, GV phải là người tổ chức, tạo tình huống, hướng dẫn HS tìm tòi kiến thức. lấy học sinh làm trung tâm, giáo viên gợi mở giúp học sinh tư duy, tự phát 4/23
- hiện vấn đề, tự hình thành kiến thức mới trong học tập và các hoạt động khác. Chính vì vậy mà tôi đã đưa “Một số biện pháp nâng cao hiệu quả -chất lượng day học môn âm nhạc ở tiểu học”để giúp các em luôn tự tin và hứng thú học tập để tiếp thu kiến thức một cách nhanh nhất. III. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN Việc truyền thụ các kiến thức âm nhạc đòi hỏi phải tích hợp các phương pháp thì mới tạo được sự thu hút, gây được hứng thú trong quá trình học tập cho học sinh nhất là học sinh tiểu học .Do đó để nâng cao hiệu quả chất lượng dạy học Âm nhạc tôi đã luôn nghiên cứu tìm tòi áp dụng nhiều phương pháp .Ngoài việc thực hiện văn bản chỉ đạo ;nghiên cứu kỹ mục tiêu ,nội dung bài ;Xây dựng nề nếp học tập;Trau dồi chuyên môn nghiệp vụ, tác phong sư phạm ,đạo đức nhà giáo, các kỹ năng hộ trợ trong qúa trình giảng dạy Với phương châm Vừa học vừa chơi,vừa chơi vừa học. Tôi đã áp dụng rất nhiều phương pháp và việc áp dụng phương pháp lồng ghép những trò chơi ,ứng dụng công nghệ thông tin cụ thể vào từng tiết dạy đem lại hiệu quả rất cao góp phần nâng cao chất lượng môn học theo đánh giá môn âm nhạc hiện hành. Sau đây tôi xin đưa ra một số biện pháp nâng cao hiệu quả chất lượng dạy học môn Âm nhạc Tiểu Biện pháp 1: Thiết kế -tổ chức, áp dụng một số trò chơi âm nhạc Cùng với học, chơi là nhu cầu không thể thiếu được của học sinh tiểu học. Hoạt động học vẫn là hoạt động chủ đạo, tuy vậy hoạt động vui chơi vẫn giữ một vai trò rất quan trọng trong hoạt động sống của trẻ vẫn có một ý nghĩa lớn lao đối với trẻ. Lí luận và thực tế đã chứng tỏ rằng: Nếu biết tổ chức cho trẻ vui chơi một cách hợp lí, đúng đắn thì đều mang lại hiệu quả giáo dục cao - Nội dung trò chơi âm nhạc sẽ củng cố bài học trong các tiết dạy. - Qua các trò chơi âm nhạc học sinh luyện tập được những kĩ năng, rèn luyện tai nghe trí nhớ . - Bằng trò chơi âm nhạc học sinh được hình thành năng lực quan sát, nhận xét đánh giá . - Trò chơi âm nhạc được tiến hành tiết học hát và trong các tiết ôn tập bài hát nhẹ nhàng sinh động. Học sinh được lôi cuốn vào giờ học một cách tự nhiên hứng thú, có tinh thần trách nhiệm, đồng thời giải tỏa mệt mỏi, căng thẳng trong quá trình học tập. - Thông qua trò chơi khả năng giao tiếp giữa giáo viên và học sinh và giữa các em với nhau sẽ được tăng cường . 5/23
- Nhận thấy áp dụng trò chơi trong khi giảng day hiệu quả tôi đã tìm tòi và Thiết kế -tổ chức, áp dụng và có rất nhiều trò chơi dưới đây là một số trò chơi âm nhạc tôi thường áp dụng: Trò chơi thứ 1: “Nghe nhạc điệu đoán tên bài hát- tên tác giả sáng tác.” - Tác dụng: Trò chơi có thể áp dụng ở các tiết ôn tập, kiểm tra, đặc biệt ở phần ôn tập các bài hát. Trò chơi này không những kiểm tra đánh giá các em qua việc thuộc giai điệu bài hát mà còn đánh giá trí nhớ của các em về một số nhạc sĩ đã sáng tác bài hát đó. - Chuẩn bị: Giáo viên chuẩn bị sẵn 1 chiếc đàn phím điện tử, nhạc đệm các bài hát thu sẵn - Phương pháp đưa trò chơi vào các tiết học như sau: Thực hiện đưa trò chơi này vào cho các em, tôi có thể cho các em nghe giai điệu trên đàn phím điện tử hoặc trên băng, đĩa, máy tính một câu nhạc hoặc một đoạn nhạc trong bài hát đó. Tôi có thể thay đổi trật tự của các bài hát, không nhất thiết phải theo trình tự của chương trình sách giáo khoa đã đưa ra. *Trò chơi thứ 2: “Truyền hoa đi tìm ca sỹ” hoặc “Khăn quàng tiếp sức tiếng hát đội viên” Có thể áp dụng chơi trò chơi này trong các giờ học hát ở phần củng cố. - Mục đích: Giúp cho học sinh nâng cao khả năng nghe, phân biệt được giọng hát của các bạn trong lớp. Ngoài ra còn rèn sự tự tin cho học sinh - Chuẩn bị: Giáo viên chuẩn bị sẵn 1 cành hoa bằng nhựa, một cái khăn quàng , nhạc đệm bài hát thu sẵn - Phương pháp đưa trò chơi vào các tiết học như sau: Giáo viên mời một học sinh lên hát bài hát kết thúc bài hát thi học sinh đó được quyền truyền cành hoa hoặc khăn quàng cho bạn mà mình muốn nghe bạn hát . *Trò chơi thứ 3:“ Thi hát dân ca” - Tác dụng: . Trò chơi giúp các em có thêm hiểu và biết hát một số bài hát dân ca của các vùng miền - Chuẩn bị: Giáo viên chuẩn bị sẵn 2 chiếc bảng phụ nhỏ. - Phương pháp đưa trò chơi vào các tiết học như sau:Trò chơi này được tiến hành ở các tiết học hát hoặc ôn tập bài hát dân ca Cách thức chơi : Tôi chia lớp thành 2 đội. Thời gian là 5 phút, giáo viên là trọng tài. Mỗi đội hát một bài hát dân ca và nói lên tên bài hát đó là gì, thuộc dân ca vùng, miền nào? Cứ tiến hành như vậy đến hết thời gian qui định, đội nào tìm được nhiều bài hát hơn đội đó sẽ chiến thắng và sẽ được một phần quà của cô giáo. 6/23
- -Trò chơi có thể áp dụng dạy Tiết 8,tiết 15 của lớp 3; Tiết 2 của lớp 1;Tiết 12,tiết 24 của lớp 4 *Trò chơi thứ 4: "Hát theo nguyên âm” (u, o, a, i) Trò chơi áp dụng vào các tiết ôn tập - Mục đích: + Giúp các em rèn luyện trí nhớ củng cố giai điệu, phản xạ nhanh nhẹn. + Luyện âm thanh, lấy hơi để áp dụng vào giờ học hát, nhạc. +Rèn tư duy và giải trí. - Cách chơi: + Nội dung: Hát theo nguyên âm được giáo viên quy định. - Phương pháp đưa trò chơi vào các tiết học như sau: + Giáo viên phổ biến với tập thể lớp các quy định sau: Bàn tay giáo viên tạo thành nửa vòng tròn: chữ U Bàn tay giáo viên nắm: chữ O Bàn tay nắm, ngón trỏ và ngón giữa thẳng: chữ A. Bàn tay giáo viên nắm, ngón trỏ thẳng: chữ I + Giáo viên cho tập thể lớp hát một bài tập thể, đồng thời giáo viên dùng tay làm chữ. Khi tay giáo viên ở chữ nào tập thể lớp hát chỉ một chữ đã quy định theo giai điệu bài hát đó. Ví dụ: Tập thể hát bài: Em yêu trường em của nhạc sĩ Hoàng Vân, lớp hát đến câu: " và cô giáo hiền "(Giáo viên nắm tay chữ O, lớp hát tiếp) OOO, OOOO ( giáo viên tay làm chữ I) I I I I I I * Lưu ý: Học sinh hết sức tập trung vì giáo viên có thể thay đổi liên tục các nguyên âm. Yêu cầu học sinh vừa phải hát đúng với kí hiệu của nguyên âm, vừa phải hát đúng giai điệu của bài hát. Trò chơi này rất thú vị vì khi hát nguyên âm với giai điệu bài hát có nhiều lúc rất buồn cười tạo cho học sinh không khí thật sự thoải mái và có những tiếng cười thật thoải mái. Qua việc tổ chức trò chơi tôi nhận thấy rằng học sinh của tôi rất hứng khởi mỗi khi tham gia trò chơi này.Như vậy là trò chơi này chúng ta có thể áp dụng được rất nhiều tiết học hát và ôn tập bài hát từ lớp 1 đến lớp 5 *. Trò chơi 5: “Nhìn tranh đoán tên bài hát.” - Hình thức chơi: Cho học sinh xem các bức tranh miêu tả về nội dung của các bài hát đã học. Yêu cầu học sinh nêu tên bài hát và tác giả *Trò chơi thứ 6: “ Thi hát tên loài vật”. - Tác dụng: Giúp học sinh nhớ lại các bài hát về loài vật và nâng cao độ nhạy cảm âm nhạc. - Chuẩn bị: Một số tranh ảnh có hình các loài vật (con chim, con cò, con mèo, con vịt, con ếch, con lợn ). Ngôi sao nhỏ. 7/23
- - Phương pháp đưa trò chơi vào các tiết học như sau: - Hình thức chơi: Cho học sinh xem tranh, ảnh và các đội chơi hát câu hát ,bài hát ứng với hình ảnh con vật HS nhìn thấy( Chú ý các bài hát không tên) * Ghi chú: Nếu không chuẩn bị được đủ các bức tranh có hình các con vật, giáo viên có thể ghi tên các con vật đó ra các tấm bìa hoặc đọc trực tiếp tên các con vật. Trò chơi này chúng ta có thể tiến hành chơi ở các tiết học bài hát hoặc ôn tập bài hát có tên loài vật. Ví dụ: Tiết 2 ,tiết 23,tiết 27 của lớp2: Tiết 6 của lớp 5 *Trò chơi 7: "Hát to - Hát nhỏ" -Áp dụng vào các tiết ôn tập cho tất cả các lớp - Mục đích: Thông qua trò chơi, học sinh biết thể hiện sắc thái to, nhỏ, qua các kí hiệu tay trong mỗi bài hát. - Chuẩn bị: Một số bài hát đã học. - Người chơi: Tập thể lớp. - Cách chơi: + Giáo viên chia tập thể chơi thành hai đội và hát theo động tác của giáo viên: Bàn tay đánh nhịp của giáo viên xòe ra: Cả lớp hát to Bàn tay giáo viên từ từ nắm lại: Hát nhỏ dần. Bàn tay giáo viên nắm chặt lại: Không hát. + Giáo viên quy định mỗi đội chơi theo một tay chỉ huy của giáo viên (đội1: tay trái; đội 2: tay phải). + Giáo viên bắt nhịp cho cả lớp hát một bài, học sinh chơi hát to. + Giáo viên dùng hai tay để điều khiển hai đội hát to nhỏ. Khi giáo viên nắm chặt tay học sinh chơi vẫn phải hát thầm theo nhịp để khi giáo viên mở tay phải hát đúng lời tiếp theo. * Trò chơi 8: “Tìm ẩn số trong ca khúc thiếu nhi .” - Hình thức chơi: + Nêu tên tác giả để tìm tác phẩm. + Nêu tên tác phẩm để tìm tác giả. - Hình thức thưởng: Chấm điểm tượng trưng và tuyên dương. *. Trò chơi 9: “Ai là người nhanh nhất.” - Hình thức chơi: Cho học sinh nghe nhạc không lời để đoán lời ca nhằm phát triển tai nghe cho học sinh. 8/23
- Biện pháp 2: Ứng dụng công nghệ thông tin -thiết kế giáo án điện tử 2.1 Một số phần mềm thiết kế giáo án điện tử khi dạy học âm nhạc ở Trường Tiểu học Hiện nay trên thị trường có rất nhiêu phần mềm hỗ trợ trong việc dạy học, một số phần mềm trình chiếu điển hình như: Powerpoint trong bộ Office Microsoft, hay Violet của Công ty cổ phần Bạch Kim và gần đây nhất là một số phần mềm trình chiếu khác như: Drawing, Impress trong bộ Open Office 3.0 Beta. Nhận thấy được tầm quan trọng trong việc Ứng dụng công nghệ thông tin và sự thống nhất trong cách soạn cũng như giảng dạy giáo án điện tử, Bộ Giáo Dục và Đào Tạo đã kết hợp với Bộ Khoa Học Công Nghệ. (Văn phòng Công Nghệ Thông Tin) đã mua bản quyền và cho ứng dụng phần mềm mới, và đây cũng là phần mềm được thống nhất trong Soạn - Giảng bằng giáo án điện tử trên cả nước. Đó chính là phần mềm Lecture Maker 2.0, có tập tin mở rộng là *.lme. (Hình 1 – Màn hình giao diện của Lecture 2.1.1PhầnMaker 2.0) mềm Lecture Maker 2.0: Đây là phần mềm trình chiếu ưu việt nhất trong ngành giáo dục hiện nay. Dù giáo viên có sử dụng các phần mềm biên tập khác thì cuối cùng cũng nên trình xuất đến học sinh trên màn hình trình chiếu của phầm mềm này. ) Một số ưu điểm chính của phần mềm này: - Giao diện thân thiện, dễ sử dụng. Đặc biệt có thêm Slide Master (Slide Master là Slide chính để điều hành các Slide con), giáo viên có thể tạo ra trình tự bài giảng cho Slide Master và cuối cùng chỉ cần Click Mouse vào nút lệnh Start là các Slide con xuất hiện theo ý tưởng sắp xếp của mình. Trong mỗi Slide con, giáo viên có thể dùng một hay nhiều lựa chọn Design phù hợp với nội dung và trình tự của tiết dạy. - Trong Slide con giáo viên thiết kế các nút lệnh Button theo các mục bài, nội dung bài hay các bước giảng bài cho phù hợp miễn sao có tính logic trong bài giảng. - Tích hợp các ứng dụng đa phương tiện (Movies and Sounds) một cách nhanh chóng và dễ dàng, không lựa chọn đuôi File. - Dễ dàng nhúng Powerpoint. - Đặc biệt tích hợp các dạng câu hỏi trắc nghiệm và câu hỏi ngắn, cho đáp án nhanh và có thể thực hiện câu hỏi trở lại một cách nhanh chóng, dĩ nhiên thứ tự đáp án đã được Lecture Maker tự động thay đổi, (Xáo trộn đáp án). 9/23
- - Lecture Maker cho phép người sử dụng trình xuất tập tin dưới nhiều định dạng hay Web. - Lecture Maker còn có chức năng ghi âm trực tiếp giọng nói của bạn vào bài giảng, hay thực hiện ghi hình lại quá trình trình chiếu của bạn thành Video Clip để xem lại nếu bạn muốn. - Còn rất nhiều các ứng dụng khác để ứng dụng trong Hội thảo hay Giảng dạy mà tôi chưa có điều kiện nêu hết được, giáo viên nên tự tìm hiểu thêm khi sử dụng phần mềm này. 2.1.2 Phần mềm Encore 4.5: Đây là phần mềm dùng để viết nhạc và phối nhạc. Ưu điểm của phần mềm này có thể tạo ra một bài nhạc, bản nhạc theo ý đồ Hình 2 - Phần mềm Encore 4.5 của giáo viên, hoặc một bản nhạc y hệt như bài hát hay bản nhạc được in trong sách giáo khoa. Từ cách thể hiện về hình thức lẫn kết cấu câu nhạc, ô nhịp Bài nhạc được thể hiện toàn diện trên màn hình giúp giáo viên dễ dàng hướng dẫn cho học sinh các câu hát, đoạn nhạc mang tính trực quan sinh động. Với phần mềm Encore 4.5, khi ta chọn thẻ lệnh Play thì phần mềm sẽ tự động “đọc” phát tiếng kết hợp tiếng gõ phách bài nhạc mình đang cho học sinh quan sát một cách chính xác và rõ ràng. Chức năng biểu diễn theo các ký hiệu âm nhạc được soạn sẵn và thực hiện một cách tự động, học sinh dễ theo dõi bài và nắm bắt cao độ, trường độ, các âm hình tiết tấu của bài học. Đặc biệt các thao tác hết sức đơn giản, giao diện thân thiện. Người dùng có thể chép ca khúc bằng chuột, bàn phím máy tính hoặc bằng thiết bị MIDI mà người dùng cũng có thể dùng hoà âm, phối khí một cách hết sức đơn giản. Với phần mềm này, có khả năng hiển thị toàn bộ diện tích màn hình chiếu nên việc thể hiện các bài học cho học sinh quan sát một cách rõ ràng và chi tiết. Để tạo chú ý ở một số ký hiệu, hình nốt đặc biệt, hay muốn đổi toàn bộ màu sắc cho bài tập để gây chú ý cho học sinh. Nhìn chung đây là một phần mềm dễ sử dụng nhất trong các phần mềm soạn nhạc. Nó có những tính năng hiệu quả phù hợp với việc soạn các bài hát và bài tập đọc nhạc ở chương trình âm nhạc tiểu học. 2.1.3.Phần mềm Adobe Audition 1.5: Adobe Audition 1.5 là một phần mềm chuyên dụng trong hoà âm, phối khí và ghi âm. Phần mềm này có khả năng trình diễn các bài nhạc MIDI với chất lượng âm thanh rất tốt. Ngoài ra Hình 3 - Phần mềm Adobe Audition 1.5 10/23
- Adobe Audition còn cho phép cắt, ghép, chỉnh sữa và thu âm một cách chuyên nghiệp, không kén dang đuôi file. Đặc biệt hơn Adobe Audition còn có thể tương tác với đàn Organ qua thiết bị Midi Cable. Vì vậy giáo viên khi soạn bài dạy có thể ghi âm bài hát trên đàn Organ rồi chuyển vào máy tính qua thiết bị MIDI Cable . Như vậy khi trình bày bài hát hoặc cho học sinh hát, giáo viên có thể điều chỉnh Tempo hay Tone cho phù hợp với tầm cữ giọng của học sinh. 2.1.4. Thiết bị MIDI Cable tương tác giữa máy tính và đàn Organ: Đây là một trong những thiết bị sử dụng rộng rãi, quan trọng nhất là đàn Organ, kế đến là hệ thống âm thanh, màn hình chiếu để minh hoạ bài giảng. Nhưng trong thực tế khi thực hiện bài giảng giáo viên thường mắc phải một vấn đề là một số bài hát trong chương trình có âm vực vượt quá tầm cữ giọng hát của học sinh. Nếu để nguyên cao độ như bài nhạc trong sách giáo khoa thì học sinh rất khó hát, nhưng dùng chức năng dịch giọng của phần mềm thì tên cao độ và hoá biểu thay đổi là không đúng. Vấn đề là làm sao giữ Hình 4 - Midi Cable nguyên được cao độ như bài học in trong sách giáo khoa nhưng âm thanh khi phát ra đã được dịch xuống. Muốn làm được điều đó chúng ta phải sử dụng đến thiết bị giao tiếp giữa đàn Organ và máy tính. Khi kết nối máy tính với đàn Organ thông qua Midi Cable, tất cả các phần mềm soạn nhạc hiện nay đều có khả năng nhận diện thiết bị Midi và truyền tín hiệu âm thanh qua thiết bị này. Khi thực hiện chương trình, cao độ hiển thị trên màn hình sẽ giữ nguyên, nhưng âm thanh phát ra từ đàn Organ đã được dịch thông qua chức năng Transpose của đàn. Như vậy chúng ta sẽ tuỳ bài hát hay bài tập đọc nhạc để dịch giọng trực tiếp trên đàn mà không cần phải quan tâm đến cao độ hiển thị, bởi nó sẽ giữ nguyên như khi soạn, thiết bị này sẽ giải quyết việc đó nhanh chón 2.1.5. Phần mềm Ulead VideoStudio (Hình 5) hoặc Phần mềm InterVideoWinDVD (hình 6) Hình 5 - Phần mềm Ulead VideoStudio Hình 6 - Phần mềm InterVideoWinDVD 11/23
- Đây là phần mềm biên tập hình ảnh và Video. Đặc điểm những phần mềm này cho phép người sử dụng có thể tạo một đoạn Video Clip từ những hình ảnh, hay đoạn phim sưu tầm được. Ngoài ra chúng còn cho phép chúng ta cắt đoạn video theo thời lượng mình thích. Thực tế giáo viên rất khó tìm tư liệu video ngắn để minh hoạ cho bài dạy như các bài học giới thiệu các thiên tài âm nhạc Bettowen, hay Moza hay các loại nhạc cụ nhưng khi sử dụng hai phầm mềm trên chúng ta có thể tạo được Video Clip chứa các hình ảnh minh hoạ và lồng âm thanh vào, sử dụng hiệu ứng tạo ảnh chuyển động. Với chế độ pture, kết hợp camera mini InterVideoWinDVD có thể chụp ảnh hoặc quay video như một Camera kỹ thuật số chuyên nghiệp. Những phần mềm này tương đối dễ sử dụng, hình ảnh, âm thanh và đoạn phim được tạo ra có chất lượng tốt. Tuy nhiên để tạo ra được một đoạn phim như thế đòi hỏi người sử dụng phải bỏ ít thời gian tìm kiếm và sưu tầm hình ảnh, tư liệu. Như vậy chúng ta sẽ tạo ra video clip phù hợp với nội dung bài dạy của mình mà còn gây hứng thú học tập cho học sinh. Học sinh rất chú ý khi thưởng thức các bài hát qua phần mềm này, hình ảnh minh hoạ sẽ giúp các em cảm nhận được ý nghĩa nghệ thuật tác phẩm sâu sắc hơn. Hiệu ứng của phần mền sẽ tạo ra một cảm giác nhẹ nhàng, lôi cuốn mà không làm mất đi sự chú ý cần thiết vào nội dung – giai điệu bài hát. 2.2: Thiết kế giáo án điện tử môn Âm nhạc ở trường tiểu học. 2.2.1 - Phân môn dạy bài hát mới. Hình 7 - Giới thiệu bài hát – Tre ngà bên Lăng Bác. 12/23
- a) Giới thiệu tác giả, tác phẩm, xuất xứ bài hát: Thông thường trong một tiết dạy hát cho học sinh, giáo viên thường sử dụng tranh ảnh phô tô (Potocoppy) để giới thiệu và minh hoạ cho phần giới thiệu hay nội dung bài hát. Cách làm này đến nay đã trở nên nhàm chán đối với học sinh. Thực tế với cách giới thiệu tác giả, tác phẩm, nội dung hoặc xuất xứ bài hát, vẫn là tranh ảnh minh hoạ, nhưng chất lượng các bức ảnh rất cao, rất đẹp, có thể là ảnh động hay những đoạn Video Clip ngắn bao hàm cả hình ảnh động lẫn âm thanh. Dĩ nhiên tác dụng của nó đem lại đã vượt trội và cao hơn rất nhiều so với cách làm cũ. Muốn vậy, giáo viên phải sưu tầm toàn bộ tư liệu về tác giả, tác phẩm hay xuất xứ của bài hát. Sau đó dùng các phần mềm (như đã giới thiệu ở phần trên) để biên tập, thiết kế sao cho có tính logic và truyền tải đến học sinh một cách khoa học nhất. Ví dụ 1: Khi dạy bài hát “Tre ngà bên Lăng Bác” của nhạc sĩ Hàn Ngọc Bích – Môn Âm nhạc lớp 5. Trong phần giới thiệu tác giả, tác phẩm, nội dung bài hát, ta làm như sau: Bước 1: Trên màn trình chiếu Lecture Maker cho xuất hiện chân dung nhạc sĩ Hàn Ngọc Bích với hiệu ứng hình ảnh sinh động. Bước 2: Cho xuất hiện tiểu sử của tác giả Hàn Ngọc Bích cùng thông tin về một số tác phẩm tiêu biểu của ông. Lúc này học sinh vừa quan sát vừa đọc những thông tin viết về nhạc sĩ Hàn Ngọc Bích, sau khi học sinh đọc xong giáo viên nhấn mạnh các ý chính cần ghi nhớ về tác giả bài hát. Bước 3: Trên màn trình chiếu cho xuất hiện một số hình ảnh cây tre ,Lăng Bác Hồ ,học sinh đang tiên vào Lăng bác và giáo viên đặt câu hỏi: “Em hãy quan sát những hình ảnh trên và cho biết đó là những hình ảnh gì”? Giáo viên có những lời gợi mở cho học sinh khai thác hình ảnh và trả lời. Sau khi học sinh trả lời. Giáo viên giới thiệu: “Những hình ảnh đó rất gần gũi, thân quen đó là nội dung bài hát “Tre ngà bên Lăng Bác” Bước 4: Tác phẩm được hiện ra. Trên bản nhạc, giáo viên dùng đèn laser để chỉ cho học sinh thấy và giới thiệu về số chỉ nhịp, giọng, các ca từ cần chú ý của bài hát. Với những thao tác trên, giáo viên đã giới thiệu đến học sinh về tác giả - tác phẩm một cách sinh động và đầy đủ. Như vậy, các em sẽ rất hứng thú và chú ý lắng nghe đồng thời xâm nhập bài hát đạt hiệu quả cao hơn. b) Nghe hát mẫu: Nghe hát mẫu là công đoạn hết sức quan trọng trong quá trình dạy bài hát mới cho học sinh, công đoạn này sẽ đưa học sinh đi đến những cảm xúc tốt đẹp, kích thích trí tưởng tượng và sự hứng thú được tham gia ca hát cho học sinh. 13/23
- Thông thường, người giáo viên thường hát mà không có nhạc đệm (gọi là hát chay) dẫn đến sự thiếu chính xác, đơn điệu, thiếu truyền cảm, làm mất đi hứng thú học tập của học sinh. Giờ đây, khi ứng dụng công nghệ thông tin, công đoạn này hết sức đơn giản mà đem lại hiệu quả cao. Ví dụ: Khi dạy bài hát “Bàn tay mẹ” nhạc Bùi Đình Thảo,lời Tạ Hữu Yên nhạc– Môn Âm nhạc lớp 4. Trong phần nghe hát mẫu, ta làm như sau: Bước1: Trên mà trình chiếu Lecture Maker, cho xuất hiện bản nhạc và lời giống y như sách giáo khoa (dùng phần mềm Encore 4.5 để chép lại ) mà các em đang có. Bước 2: Tiếp tục cho xuất hiện đoạn Video có minh họa nội dung bài hát (dùng phần mềm Ulead VideoStudio hoặc InterVideoWinDVD để biên tập). Hoặc cho học sinh nghe âm thanh trong đĩa âm nhạc lớp 4 (dùng phần mềm Adobe Audition1.5 để chuyển đuôi File và chèn vào Lecture Maker. Hoặc đặc biệt hơn là giáo viên tự hát và thu âm rồi chèn File âm thanh ấy vào bài giảng. Bước 3: Click chuột vào biểu tượng (Cái loa) là học sinh cảm thụ bài hát một cách trọn vẹn như đích thực các em đang tham gia trên sân khấu. Sau khi cho học sinh quan sát và nghe hát mẫu, giáo viên nên cho xuất hiện thêm câu hỏi: “Em có cảm nhận gì khi nghe bài hát”? Dĩ nhiên mỗi học sinh sẽ trả lời theo mỗi cảm nhận của mình. Vấn đề này giáo viên không nên soạn đáp án vì không nên áp đặt kết quả cảm nhận về bài hát của học sinh. Với ba bước cơ bản và đơn giản, giáo viên đã đưa học sinh cảm nhận bài hát một cánh nhanh nhất và trọn vẹn nhất. c) Đọc lời ca: Ví dụ: Khi dạy cho học sinh lớp 3 bài hát “Bài ca đi học”- Phần đọc lời ca giáo viên dễ dàng tạo một Slide riêng biệt về lời ca để hướng dẫn học sinh đọc lời ca. Hình 9,10 -Slide trinh chiếu phần đọc lời ca 14/23
- Muốn vậy, ta làm như sau: Bước 1: Cho xuất hiện câu lệnh: Đọc lời ca. Bước 2: Cho xuất hiện toàn bộ lời ca của bài hát và xuất hiện câu hỏi: “Bài hát được chia làm mấy câu?(Học sinh rất dễ dàng trả lời câu hỏi này). Bước 3: Hiệu ứng màu sắc cho các ca từ khó hát, khó phát âm, hay luyến, láy. Cho học sinh luyện đọc nhiều lần các ca từ có màu sắc hiệu ứng đó. Như vậy, giáo viên dễ dàng hướng dẫn học sinh chú ý các ca từ khó, dễ dàng hướng dẫn học sinh đọc theo câu hát. d) Học hát: Đây là khâu trọng tâm có ý nghĩa quyết định trong quy trình dạy bài hát mới và giáo dục âm nhạc cho học sinh (Trong bài viết này tôi không đi sâu vào phân tích phương pháp dạy hát mà chỉ nêu cách thiết kế giáo án điện tử cho phương pháp dạy hát). Các thao tác trực quan đã xong, người giáo viên phải kết nối máy tính với đàn Organ để hướng dẫn học sinh hát chuẩn một cách tuyệt đối. Hình 9: Slide – Trình chiếu phần học hát Ví dụ: Khi dạy bài hát “Ước mơ” – Âm nhạc lớp 5, ta làm như sau: Bước 1: Trên màn hình trình chiếu Lecture Maker , cho hiệu ứng xuất hiện bài hát “Ước mơ” gồm cả phần nhạc và lời. Sau đó xuất hiện thêm một số hình ảnh hoạt hình động như: Cô bé đang tập hát bên cây đàn Organ, và dĩ nhiên phải chèn thêm phần nhạc đệm của bài hát (nên tạo thêm một thẻ lệnh tạm dừng để dừng lại lúc cần thiết). Bước 2: Với bản nhạc đã có trên màn chiếu, từ máy tính của mình giáo viên có thể dùng con trỏ chuột, hoặc đèn Laser để hướng dẫn cho học sinh một cách chi tiết các câu hát, chia câu hát, ca từ có luyến, láy, ngân, nghỉ tự do từ hình ảnh trực quan sinh động đó, học sinh có thể dễ dàng theo dõi và tập hát đúng cao độ, trường độ bài hát hơn, kể cả học sinh hát yếu. Bước 3: Hướng dẫn học sinh hát từng câu ngắn, sau đó tập hát theo cách hát nối móc xích các câu hát với nhau cho đến hết bài. 15/23
- Bước 4: Cho học sinh luyện hát theo tổ nhóm – cá nhân. Đặc biệt, khi Thiết kế giáo án điện tử vào giảng dạy sẽ giảm đi đáng kể thời gian hay các lời hướng dẫn giảng giải của giáo viên. Học sinh chỉ cần trực quan là đưa ra các hoạt động theo ý đồ tổ chức tiết dạy của giáo viên. Lâu dần các thao tác này sẽ trở thành lập trình thói quen trong đầu học sinh đối với những tiết học bài hát mới tiếp theo. 2.2.2 – Phân môn dạy Bài Tập Đọc Nhạc: Ví dụ :Giới thiệu, phân tích bài Tập đọc nhạc: Đây là bước không thể thiếu trong dạy Tập đọc nhạc cho học sinh. Cũng như khi dạy bài hát mới, phần giới thiệu, phân tích bài nhạc là hết sức cần thiết. Bài tập đọc nhạc thường là những trích đoạn của một số bài hát nên rất ngắn, có hai câu nhạc, nên phần giới thiệu, phân tích bài Tập đọc nhạc cũng ngắn gọn. Hình 11 -Slide trinh chiếu Ví dụ: Khi dạy bài Tập đọc nhạc số 5 “NămTĐN cánhsố 5. sao vui” hoăc Tập đọc nhạc số 6– Âm nhạc lớp 5 ta làm như sau: Bước1: Trên màn chiếu cho xuất hiện bài Tập đọc nhạc số 5. Bước 2: Cho xuất hiện hệ thống câu hỏi để học sinh tự tìm hiểu và phân tích bài: “Bài nhạc có tên là gì”?, “Bài nhạc do ai sáng tác”?, “Tính chất của bài nhạc như thế nào”? “Bài nhạc được viết ở nhịp gì”? “Bài TĐN được trích từ bài hát nào”? Bài TĐN sử dụng những hình nốt nhạc nào ???” Với hệ thống câu hỏi như vậy học sinh sẽ tự khai thác trên màn chiếu và trả lời, sơ bộ thâm nhập bài tập một cách nhanh chóng. Qua đó giáo viên đã thực hiện xong phần giới thiệu và phân tích bài Tập đọc nhạc. a) Luyện tập cao độ và tiết tấu: Với các hiệu ứng của phần mềm như đã nêu ở trên, giáo viên có thể tạo ra phần luyện tập cao độ và tiết tấu một cách chính xác đầy sinh động. Các nốt nhạc trong * LuyÖn ttËp cao ®é:: phần luyện tập cao độ có thể đưa ra hiệu ứng màu sắc lần lượt khi luyện tập kèm cao độ * LuyÖn tËp tiÕt tÊu: chuẩn của nốt ấy, khiến học sinh dễ dàng thẩm âm một cách chuẩn xác. Ở phần luyện TËp ®äc nh¹c: TĐN số 5 Hình 12 -Slide trình chiếu Luyện Cao độ - Tiết tấu. 16/23 * LuyÖn ttËp cao ®é:: * LuyÖn tËp tiÕt tÊu:
- tập tiết tấu cũng vậy, giáo viên có thể tạo ra các giá trị trường độ của các nốt nhạc bằng cách dùng các âm sắc của bộ gõ điện tử minh họa âm hình tiết tấu cần thực hiện. Muốn làm được điều đó ta thực hiện như sau: Bước 1: Trên màn chiếu cho xuất hiện yêu cầu của giáo viên “Luyện tập cao độ” kèm theo một khuông nhạc có trục âm 6 nốt Đồ - Rê –Mi – Son – La-( Đô) Bước 2: Dùng Đàn Organ đánh giai điệu trục âm, khi âm vực của nốt nhạc nào vang lên thì màu sắc của nốt đó được nhấp nháy và thay đổi màu sắc. Bước 3: Tiếp theo Slide đó cho xuất hiện yêu cầu “Luyện tập tiết tấu” kèm theo hình ảnh âm hình tiết tấu của bài tập đọc nhạc đó. Bước 4: Dùng âm sắc trong bộ gõ của đàn Organ để cho học hinh nghe tiết tấu đồng thời khi gõ tiết tấu âm hình nào thì âm hình tiết tấu đó sẽ nhấp nháy với thời gian mà giáo viên đã định sẵn. Như vậy từ những hình ảnh trực quan, những âm thanh thực, những hiệu ứng đẹp đã tạo ra sức lôi cuốn học sinh một cách đầy trọn vẹn mà tốn rất ít thời gian giảng giải của giáo viên. * T®n sè 4: b) Đọc nhạc và ghép lời ca. Ghép lời ca Nhí ¬n B¸c Sau khi hoàn thành hai bước a và b, mỗi (TrÝch) Nh¹c vµ lêi: Phan Huúnh ®iÓu học sinh bước đầu đã hình thành được các Võa ph¶i kỹ năng cơ bản và các yêu cầu của bài Tập đọc nhạc. Lúc này giáo viên cho học sinh tiến hành đọc nhạc bằng cách vỡ bài nhạc, sau đó đọc thầm theo gia điệu Đàn Hình 13 -Slide trinh chiếu đọc nhạc của giáo viên hoặc từ thẻ phát nhạc của phần mềm– ghép Encore. lờilời ca. Khi học sinh đã đọc được bài nhạc giáo viên cho đọc nhạc kết hợp* G gõhép đệmlời c avà: ghép lời ca của bài Tập đọc nhạc (Hình 13). Khi học sinh đã hoàn thành các yêu cầu của bài học, giáo viên nên cho học sinh ôn bài bằng cách chơi trò chơi. Trên màn hình sẽ xuất hiện các hình nốt nhạc chuyển động, trên bảng giáo viên để sẵn khuông nhạc và nốt nhạc các loại. Học sinh sẽ xung phong lên gắn nốt nhạc vào khuông theo bài tập nhạc vừa học. Dĩ nhiên giáo viên nên ấn định thời gian để tạo sự hấp dẫn của trò chơi, (Hình 14). Có nhiều cách để tổ chức trò chơi ngắn cho học sinh, tuỳ vào ý tưởng của giáo viên, tuỳ vào nội dung bài học mà giáo viên thiết kế trò chơi sao cho phù hợp về nội dung trò chơi, yêu cầu trò chơi và trình độ âm nhạc của học sinh. Giáo viên phải thiết kế trò chơi và những vật dụng của trò chơi (nếu cần). 17/23
- Trò chơi âm nhạc: Hãy gắn thật nhanh các nốt nhạc vào khuông nhạc theo câu 1 bài TĐN số 5 Ví dụ: Trò chơi âm nhạc Bước 1: Trên Slide cho xuất hiện tên trò chơi và yêu cầu của trò chơi, đồng thời xuất hiện thời gian chơi bằng đồng hồ đếm ngược. Bước 2: Phổ biến cách chơi cho các đội chơi. Sau đó cho học sinh chơi 2.2.3 – Phân môn dạy âm nhạc thường thức: Trong chương trình Âm nhạc lớp 4 và lớp 5, ngoài việc học hát , Tập đọc nhạc học sinh còn được học thêm Âm nhạc thường thức. Trong âm nhạc thường thức học sinh được lĩnh hội các nội dung cơ bản sau: + Giới thiệu tác giả - tác phẩm – Nghe nhạc. Hình 14 -Slide trò chơi + Giới thiệu một số nhạc cụ dân tộc và nhạc cụ phương Tây phổ biến. + Một số hình thức trình bày bài hát. + Một số bài đọc thêm, một số câu chuyện, một số bài viết nói về tác dụng của âm nhạc đối với đời sống, xã hội Với dạng bài dạy có nội dung như trên, giáo viên chỉ sử dụng một vài bức tranh minh hoạ thì hiệu quả của tiết dạy không cao, học sinh sẽ dễ quên đi sau tiết học. Ngược lại nếu khai thác tốt Ứng dụng công nghệ thông tin thì đây là dạng bài học, học sinh rất hứng thú bởi tính tò mò, muốn tìm hiẻu thế giới xung quanh là đặc điểm của lứa tuổi này. Thực tế đã chứng minh rằng, trong tiết học, mọi thông tin cũng như các kiến thức liên quan mà giáo viên biết khai thác trên mạng Internet sẽ đem đến hiệu quả rất cao trong việc tạo ấn tượng và gây hứng thú trong học tập của học sinh.Ngoài hình ảnh của các nhạc cụ còn có hình ảnh minh hoạ tư thế biểu diễn, chơi đàn và âm thanh thực minh hoạ thông qua các Video Clip biểu diễn, thậm chí trong các tiết nhạc tăng cường giáo viên còn có thể giới thiệu cho học sinh lịch sử ra đời và cấu tạo cụ thể của các nhạc cụ này. Tuy nhiên tất cả các vấn đề trên người giáo viên chỉ dạy học sinh ở mức độ giới thiệu, vì với học sinh tiểu học chưa thể ghi nhớ một cách cụ thể các kiến thức nêu trên, nhưng với tinh thần gợi mở, khuyến khích tìm hiểu sẽ có tác dụng tích cực cho học sinh. Sau đây là một số ví dụ cho Slide trình chiếu trong bài giảng: 18/23
- Giới thiệu một số nhạc cụ dân tộc Bước 1: Trên Slide trình chiếu cho xuất hiện hình ảnh nhạc cụ cần giới thiệu. Bước 2: Giáo viên giới thiệu về nhạc cụ: Hình dáng, tên gọi, cách kích âm, số lượng dây (nếu là họ dây), tư thế chơi đàn Bước 3: Cho học sinh xem đoạn video clip của nghệ sĩ đang Đàn Nhị (Cò líu) đọc tấu loại nhạc cụ đó. (Lưu ý với giáo viên: Khi bố trí các hình ảnh và video clip phải thật sự hợp lý. Một nửa màn hình là hình ảnh nhạc cụ, nửa còn lại là video clip, điều này là hết sức cần thiết vì tránh cho học sinh nhầm tưởng hình ảnh nhạc cụ này thì cách chơi Hình 15 -Slide giới thiệu nhạc cụ đàn như video clip kia). Giới thiệu một số nhạc cụ nước ngoài: (Các bước thiết kế bài giảng và cách trình chiếu tương tự như giới thiệu nhạc cụ dân tộc). Với cách giới thiệu này, ngoài việc học sinh được quan sát, nghe giáo viên giới thiệu còn có thể ghi nhớ được ngay âm sắc và tư thế chơi đàn của từng loại nhạc cụ. Cuối cùng là phần kể chuyện âm nhạc, các câu chuyện về các nhạc sĩ nổi tiếng thế giới cũng có thể biến thành một tiết học âm nhạc thường thức rất bổ ích. Hiện nay hầu hết các trường tiểu học đều có tiết học âm nhạc tăng cường. Giáo viên thay vì cách đọc hoặc kể cho học sinh nghe câu chuyện âm nhạc bằng việc cho học sinh biết chi tiết hơn về chân dung, ngày sinh, ngày mất, sự nghiệp sáng tác của các nhạc sĩ. Sau khi nghe giới thiệu nhạc sĩ thì giáo viên cho học sinh nghe nhạc, hoặc giới thiệu tác phẩm nổi tiếng của các nhạc sĩ (Khai tác tư liệu trên Website về âm nhạc của Thế giới và Việt Nam) là vô cùng ý nghĩa. Trong bất kì thời gian nào sau này, hễ cứ nghe nét nhạc nào đã được nghe, học sinh đều có thể trả lời được ngay tên nhạc sĩ sáng tác hay tên ca khúc một cách chính xác, khi nhìn thấy tấm chân dung của nhạc sĩ nào đó thi các em cũng biết tên nhạc sĩ đó, bởi vì trong tâm trí của các em đã có những ấn tượng sâu sắc nhờ vào những kiến thức đã được thay đổi cách truyền đạt mà Công nghệ thông tin là công cụ hữu ích nhất để thực hiện điều đó.ví dụ: Bài Kể chuyện âm nhạc Nghệ sĩ Cao Văn Lầu 19/23
- Bước 1: Trên slide trình chiếu cho xuất hiện lần lượt 4 hiệu ứng là 4 bức tranh nói về nội dung câu chuyện. Trong quá trình cho xuất hiện các bức tranh giáo viên kể cho học sinh nghe nộ dung câu chuyện. Bước 2: Giáo viên khai thác Học sinh bằng 1 số câu hỏi và đồng thời cho Học sinh nghe bản nhạc nổi tiếng của nghệ sĩ Cao Văn Lầu đã được cài sẵn trên máy tính. Bước 3: Giáo viên cho học sinh nhìn lên màn hình và kể lại toàn bộ câu chuyện, học sinh vừa kể vừa chỉ vào các bức tranh thể hiện nội dung câu chuyện. Nghệ sĩ Cao Văn Lầu Hình 16 -Slide kể chuyện âm nhạc IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU: Qua một thời gian tìm tòi cập nhật ứng dụng công nghệ thông tin và Thiết kế giáo án điện tử trong bộ môn Âm nhạc và tổ chức dạy lông ghép trò chơi vào các tiết dạy học tôi thấy rằng chất lượng bộ môn được nâng cao rõ rệt. Cụ thể như sau: 1.Kết quả điều tra học lực môn Âm nhạc của học sinh trước khi áp dụng tổ chức dạy học lồng ghép trò chơi và ứng dụng công nghệ thông tin Bảng 1: Tổng số học sinh Khối 1,3, 4, 5 là: 767 em. Học hát Tập đọc nhạc Âm nhạc TT Đánh giá KTKN S.L Đạt S.L Đạt S.L Đạt HS tỉ lệ % HS tỉ lệ % HS tỉ lệ % HTT 101 13,2 62 8.1 104 13.6 HT 661 86,2 698 91 660 86 CHT 5 0,06 7 0,09 3 0.04 Bảng 2: Số liệu điều tra nhận định ban đầu khi chưa áp dung các biện pháp nghiên cứu:Chưa tự tin: 40%;Tự tin: 50%;Rất tự tin:10%;Hứng thú học tập 40% 20/23
- * Nhận định mức độ hoàn thành môn học Số lượng Hoàn thành tốt Hoàn thành Chưa hoàn thành 767 học sinh 99 em=13% 662 em =86,3% 5 HS=0,07 % 2.Kết quả điều tra học lực môn Âm nhạc của học sinh sau khi áp dụng tổ chức dạy học lồng ghép trò chơi và ứng dung công nghệ thông tin Bảng 1:Tổng số học sinh Khối 1,3, 4, 5 là 767 em Học hát Tập đọc nhạc Âm nhạc TT Đánh giá KTKN S.L Đạt S.L Đạt S.L Đạt HS tỉ lệ % HS tỉ lệ % HS tỉ lệ % HTT 101 13,2 62 8.1 104 13.6 HT 661 86,2 698 91 660 86 CHT 5 0,06 7 0,09 3 0.04 Bảng 2: Số liệu điều tra sau khi áp dụng các biện pháp nghiên cứu:Chưa tự tin: 7%;Tự tin: 60%;Rất tự tin:33%;Hứng thú học tập 9,5% * Nhận định mức độ hoàn thành môn học (Tổng số học sinh Khối 1,3, 4, 5 là 767 em Số lượng Hoàn thành tốt Hoàn thành Chưa hoàn thành 767 học sinh 438 em=57,1% 329 em = 42,9 % 0 % C. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận Muốn có giờ học nhạc đạt kết quả tốt, người giáo viên phải trau dồi kiến thức, phương pháp truyền tải sao cho dễ hiểu, dễ nhớ nhất. Bên cạnh đó người giáo viên phải tìm ra những cách thức, phương pháp tối ưu nhất để học sinh nhận được thông tin đó một cách nhanh nhất và nhớ lâu nhất. Trong mỗi bài dạy cụ thể tôi luôn tìm ra một cách dạy hay nhất, dễ hiểu và dễ nhớ nhất để tiết dạy của mình thành công, học sinh hứng thú học tập. Như tôi đã nêu ở trên, khi đưa trò chơi vào giờ học Âm nhạc cũng như việc ứng dụng công nghê thông tin hợp lý sẽ tạo cho các em một không khí học tập sôi nổi, hào hứng, tự tin ,chủ động ,sáng tạo. Chúng biến giờ học khô khan thành sinh động, biến lý thuyết suông thành cuộc sống thực tế, là cầu nối giữa lớp học với thế giới bên ngoài. Nếu chúng ta có trò chơi hay, hấp dẫn, phù hợp cũng như dử dụng khai thác ứng dụng công nghệ thông tin triệt để thì cũng đồng nghĩa với việc chúng ta có được những giờ dạy thu hút học sinh và đạt được hiệu quả cao. Đánh giá âm nhạc tính đến thời điểm hiện nay theo thông tư 22 tôi thấy khi áp dụng các trò chơi trong tiết học đã nâng cao chất lượng giáo dục 21/23
- Trên đây là một kinh nghiệm nhỏ mà bản thân tôi đã tích luỹ được trong quá trình giảng dạy và mong nhận được sự đồng cảm, góp ý, chia sẻ kinh nghiệm của các bạn đồng nghiệp. Với điều kiện thời gian và khả năng còn hạn chế nên đề tài của tôi không thể không có thiếu sót. Mong rằng sẽ có nhiều ý kiến đóng góp của Ban giám hiệu nhà trường, các cấp lãnh đạo ngành và các bạn đồng nghiệp để đề tài được hoàn thiện hơn góp phần nâng cao chất lượng dạy - học bộ môn Âm nhạc ở trường tiểu học. 2.Khuyến nghị: Qua quá trình nghiên cứu và thực hiện sáng kiến,được sự giúp đỡ nhiệt tình của ban giám hiệu nhà trường và các đồng chí trong tổ-khối, tôi đưa ra những biện pháp thực hiện trên, song không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong và đón nhận những đóng góp của quí ban và các đồng nghiệp để sáng kiến của tôi hoàn thiện hơn và được ứng dụng. 22/23
- D.TÀI LIỆU THAM KHẢO: 1. PGS – TS Nguyễn Đức Vũ - Một số giải pháp tăng cường sử dụng CN ngành âm nhạc trường ĐHSP Huế. 2. Tài liệu hướng dẫn sử dụng phần mềm trình chiếu Open Office.Org của Phòng CNTT thuộc Bộ khoa học công nghệ. 3. Lịch sử âm nhạc thế giới toàn tập – GS. Nguyễn Xinh - nhạc viện Hà Nội. 4. Website: www.classicalarchives – Âm nhạc thế giới. (Giới thiệu chân dung, tác phẩm âm nhạc của các nhạc sĩ nỗi tiếng thế giới). 5. Website: www.vnstyle.vdc.com.vn - Viện Âm nhạc. 6. www.google.com.vn: Phần tìm kiếm nâng cao trong Google 7. SGK âm nhạc lớp 1, 2, 3, 4, 5 – Nhà xuất bản Giaos dục . 8.Phương pháp dạy học âm nhạc Hoàng Long – Nhà xuất bản Giao dục . 9.Một số tài liệu khác . 23/23