Tài liệu Bồi dưỡng học sinh giỏi môn Vật lý Lớp 9 - Chủ đề: Cơ chuyển động - Trường THCS Trung Thạnh

doc 14 trang Đăng Bình 06/12/2023 1980
Bạn đang xem tài liệu "Tài liệu Bồi dưỡng học sinh giỏi môn Vật lý Lớp 9 - Chủ đề: Cơ chuyển động - Trường THCS Trung Thạnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • doctai_lieu_boi_duong_hoc_sinh_gioi_mon_vat_ly_lop_9_chu_de_co.doc

Nội dung text: Tài liệu Bồi dưỡng học sinh giỏi môn Vật lý Lớp 9 - Chủ đề: Cơ chuyển động - Trường THCS Trung Thạnh

  1. Tài liệu bồi dưỡng HSG lý thuyết môn Vật lý THCS 1 BỒI DƯỠNG LÝ THUYẾT VẬT LÝ THCS CƠ CHUYỂN ĐỘNG CHỦ ĐỀ 1: CÔNG THỨC TÍNH QUÃNG ĐƯỜNG Bài 1: Hai xe khởi hành từ A và B cách nhau 120km chạy hướng về nhau với vận tốc lần lượt là 40km/h và 60km/h. Hỏi sau bao lâu hai xe gặp nhau? Điểm gặp nhau cách A bao nhiêu? Bài 2: Hai xe cách nhau 50km xuất phát cùng một lúc nếu chạy cùng chiều thì sau 2 giờ 30 phút xe A bắt kịp xe B. Nếu hai xe chạy ngược chiều thì sau 30 phút hai xe gặp nhau. Tính vận tốc của mỗi xe. Bài 3: Ba xe xuất phát cùng một lúc từ ba điểm A, B, C (B nằm trên AC) cùng chuyển động theo chiều từ A đến C. Trong đó AB=10km, BC=5km. Vận tốc của ba xe lần lượt là v1=50km/h, v2=30km/h, v3=20km/h. Hõi sau bao lâu thì xe hai ở giữa xe một và xe 3? Khi đó hai xe đi được quãng đường bao nhiêu? Bài 4: Một người vừa về đến cổng thì con chó cưng chạy từ của nhà ra mừng khi vừa chạy đến người thì con cho chạy về nhà, vừa đến nhà thì con chó chạy lại người biết vận tốc người đi bộ 2m/s vận tốc con chó 4m/s. Khoảng cách từ cổng đến nhà 15m. Tính quãng đường mà con chó di chuyển Bài 5: Hai người đi xe đạp cùng xuất phát từ A đến B với vận tốc lần lượt là 20km/h và 25km/h. Người thứ nhất xuất phát sau người thứ hai 30 phút và đến B cùng lúc với người thứ nhất. Tính quãng đường AB Bài 6: Một nhà sinh vật học vừa ra khỏi rừng thì phát hiện một con gấu hung dữ ở phía sau lưng ông ta và cách ông ta 23 m đang đuổi về phía ông ta với vận tốc 6m/s . Ông ta vội chạy về phía xe hơi của mình cách ông ta d với vận tốc 4m/s. Tính khoảng cách xa nhất để ông ta về đến xe an toàn. Bài 7: Hai vật chuyển động thẳng đều trên một đường thẳng, nếu chúng chuyển động lại gần nhau thì cứ 5s khoảng cách của chúng giảm đi 8m. Nếu chúng chuyển động cùng chiều thì cứ 10s khoảng cách chúng tăng thêm 6m. Tính vận tốc của mỗi vật. Bài 8: An, Bình, Long cùng đi đến trường nhưng chỉ có một chiếc xe đạp nên các bạn chọn phương án sau: An chở Bình đi trước còn Long đi bộ, đi được một quảng thì An để Bình đi bộ đến trường rồi quay lại đón Long. Ba bạn đến trường cùng lúc. Tính thời gian đi đến trường. Biết vận tốc xe đạp là 12km/h, vận tốc đi bộ là 5km/h, quãng đường đến trường là 10km/h. Bài 9: Ba người đi xe đạp từ A đến B với vận tốc không đổi. Người thứ nhất và người thứ hai xuất phát cùng lúc với vận tốc là 10km/h và 12km/h. Người thứ ba xuất phát sau hai người 30 phút. Khoảng thời gian hai lần gặp nhau của người thứ 3 với người trước là 1 giờ. Tính vận tốc người thứ 3. Bài 10: Ba người di chuyển từ A đến B theo thứ tự thời gian là 8 giờ, 8 giờ 30 phút, 9 giờ. Vận tốc thứ nhất là 20km/h người thứ hai là 25km/h. Người thứ ba đi 45 phút thì gặp người thứ hai và đi đến B cùng lúc người thứ nhất. a. Tính vận tốc người thứ ba b. Tính quãng đường AB Bài 11: Ô tô và xe đạp cùng khởi hành từ A đến B. Quãng đường AB=60km. Xe đạp có vận tốc 15km/h ô tô có vận tốc 60km/h. Giả sử cả hai cùng chuyển động thẳng đều. Khi đến B ô tô chuyển động ngược chiều lại A sau khi nghỉ ở B 30 phút. Hỏi ô tô và xe đạp gặp nhau cách A bao nhiêu? THCS TRUNG THẠNH NGUỒN: SƯU TẦM INTERNET
  2. Tài liệu bồi dưỡng HSG lý thuyết môn Vật lý THCS 2 Bài 12 : Ba người đi xe đạp chuyển động thẳng đều xuất phát từ A để đi về B. Đầu tiên, người thứ nhất khởi hành với vận tốc v 1 = 8 km/h. Sau khi người thứ nhất đi được 15 phút, người thứ hai khởi hành với vận tốc v 2 = 12 km/h. Người thứ ba khởi hành sau người thứ hai 30 phút. Sau khi gặp người thứ nhất, người thứ ba đi thêm 30 phút nữa thì cách đều người thứ nhất và người thứ hai. Tìm vận tốc của người thứ ba. Bài 13 : Cùng một lúc, có hai người cùng khởi hành từ A để đi trên quãng đường ABC (với AB = 2 BC). Người thứ nhất đi quãng đường AB với vận tốc không đổi 12 km/h, đi quãng đường BC với vận tốc không đổi 4 km/h. Người thứ hai đi quãng đường AB với vận tốc không đổi 4 km/h, đi quãng đường BC với vận tốc không đổi 12 km/h. Người nọ đến C trước người kia 30 phút. 1. Hỏi người nào đến C sớm hơn ? Giải thích. 2. Tính chiều dài quãng đường ABC Bài 14 : Hai xe chuyển động thẳng đều, xuất phát cùng lúc từ A để đi đến B với cùng vận tốc 30 1 km/h. Khi đi được quãng đường, xe thứ hai tăng tốc và đi hết quãng đường còn lại với vận tốc 3 40 km/h nên đến B sớm hơn xe thứ nhất 5 phút. Tính thời gian mỗi xe đi hết quãng đường AB. CHỦ ĐỀ 2: THAY ĐỔI VẬN TỐC DỰ ĐỊNH Bài 1: Một học sinh đi đến trường bằng xe đạp với vận tốc 15km/h. Đi được 1/3 đoạn đường thì xe hư nên phải dừng lại mất 10 phút. Sau đó em đi tiếp với vận tốc 20km/h nhưng vẫn đén trường trễ hơn 5 phút với thời gian dự định. Tìm thời gian dự định Bài 2: Một người định đi từ A đến B với vận tốc dự định là 15km/h nếu tăng tốc lên thêm 5km/h sẽ sớm hơn dự định 15 phút. Tìm quãng đường AB và thời gian dự định. Bài 3: An dự định đi đến trường trong 30 phút nhưng khi đi được 15 phút xe hư phải dừng lại sữa mất 5 phút. Sau đó An phải tăng tốc thêm 1m/s thì mới đến trường đúng giờ. Tính quãng đường từ nhà đến trường và vận tốc dự định của An Bài 4: Ông Linh từ nhà đón con khi tan trường và bằng xe đạp. Nhưng con ông Linh đã đi bộ về được một quãng đường nên hai cha con về nhà sớm hơn 10 phút so với dự định. Tính thời gian con ông Linh đi bộ. Biết vận tốc xe đạp 15km/h và đi bộ là 5km/h Bài 5: Một người dự định đi từ A đến B mất 30 phút với vận tốc v. Nhưng do chuẩn bị không kịp nên người này trễ 10 phút. Hõi người này tăng tốc bao nhiêu để đến B đúng giờ. Bài 6: Hai anh em Tuấn và Tùng cùng đi học từ nhà đến trường. Tuấn đi trước với vận tốc 10km/h. Tùng đi sau Tuấn 6 phút với vận tốc 12,5 km/h và cả hai đến trường cùng lúc. Quãng đường từ nhà đến trường là bao nhiêu? Và thời gian Tùng đi từ nhà đến trường là bao nhiêu? Bài 7: Một người dự đinh đi xe máy từ A đến B với vận tốc 40km/h. Nhưng sau đi được 1h15 phút người đó dừng lại đỗ xăng mất 15 phút, rồi tiếp tục đến B với vận tốc 48km/h và đúng bằng thời gian dự định. Tính quãng đường AB và thời gian dự định CHỦ ĐỀ 3: TÍNH VẬN TỐC TRUNG BÌNH Bài 1: Một người qua cây cầu, lúc lên dốc với vận tốc là 25km/h khi xuống dốc 35km/h. Tính vận tốc của người đó trên cả quãng đường. Biết rằng quảng đường lên dốc và xuống dốc bằng nhau. Bài 2: Một người đi xe đạp trên đoạn đường s. Trên 1/3 đoạn đường đầu người này đi với vận tốc 20km/h, đoạn đường còn lại đi với vận tốc v 2 không đổi. Biết vận tốc trung bình của cả đoạn đường là 30km/h. Tính v2? THCS TRUNG THẠNH NGUỒN: SƯU TẦM INTERNET
  3. Tài liệu bồi dưỡng HSG lý thuyết môn Vật lý THCS 3 Bài 3: Một người đi với vận tốc ban đầu v 1 và đi đoạn đường thứ hai đi với vận tốc v 2 tìm điều kiện đẻ vận tốc trung bình bằng trung bình cộng vận tốc. Bài 4: Một ô tô xuất phát từ A đến đích B, trên nữa quãng đường đầu đi với vận tốc v 1, nữa quãng đường sau đi với vận tốc v 2. Biết v1=20km/h, v2=60km/h. Nếu xe đi từ B xuất phát muộn hơn 30 phút so với xe A thì hai xe đến B cùng lúc. Tính chiều dài quãng đường AB Bài 5: Hai bạn Thẩm và Linh cùng bắt đầu chuyển động từ A đến B. Thẩm chuyển động với vận tốc 15km/h trên nữa quảng đường AB và với vận tốc 10km/h trên nữa quảng đường còn lại. Linh đi với vận toocs15km/h trong nữa khoảng thời gian chuyển động và với vận tốc 10km/h trong khoảng thời gian còn lại. a. Hỏi trong hai bạn ai là người đến B trước b. Cho biết thời gian chuyển động của hai bạn chênh nhau 6 phút. Tính chiều dài quãng đường AB và thời gian chuyển động của mỗi bạn Bài 6: Một người di chuyển bằng xe đạp trên nữa đoạn đường đàu đi với vận tốc 15km/h trên nữa đoạn đường sau đi với vận tốc 20km/h. Tính vận tốc trung bình của người đó đi suốt đoạn đường. Bài 7: Một ô tô di chuyển trên đoạn đường AB. Trong 1/3 đoạn đường đầu ô tô chạy với vận tốc 50km/h và 2/3 đoạn đường sau chạy với vận tốc 60km/h. Tính vận tốc trung bình của ô tô. Bài 8: Một ô tô di chuyển trên quãng đường AB trên 1/3 quãng đường đầu xe đi với vận tốc 40km/h trên 1/3 quãng đường tiếp theo xe đi với vận tốc 50km/h và quãng đường cuối đi với vận tốc v3. Tính vận tốc v3 biết vận tốc vtb = 45km/h. Bài 9: Cho hai xe đồng thời xuất phát từ A trên đoạn đường AB có độ dài s. Xe 1 trên nữa đoạn đường đầu đi với vận tốc v, nữa đoạn đường sau đi với vận tốc u. Xe 2 trong nữa thời gian đầu đi với vận tốc v, nữa thời gian còn lại đi với vận tốc là u a. Xe nào đến B trước và trước bao lâu? b. Tính khoảng cách hai xe khi có một trong hai xe đến B. Bài 10: Một ô tô xuất phát từ A đến đích B, trên nữa quãng đường đầu đi với vận tốc v 1 và trên nữa quãng đường sau đi với vận tốc v2. Một ô tô thứ hai xuất phát từ B đến đích A, rong nữa thời gian đầu đi với vận tốc v1 và trong nữa thời gian sau đi với vận tốc là v2. Biết v1=20km/h, v2=60km/h nếu xe đi từ B xuất phát muộn hơn 30 phút so với xe đi từ A thì hai xe đến đích cùng lúc. Tính chiều dai quãng đường AB 1 Bài 11: Một người chuyển động thẳng đều đi từ A đến B. Trên quãng đường đầu, người đó đi 3 2 với vận tốc v 1 = 20 km/h, thời gian còn lại đi với vận tốc v 2 = 15 km/h. Quãng đường cuối 3 cùng, người ấy đi với vận tốc v 3 = 10 km/h. Tính vận tốc trung bình của người đó trên cả quãng đường AB. Bài 12: Một chiếc xe phải đi từ A đến B trong khoảng thời gian quy định t. Nếu xe chuyển động từ A đến B với vận tốc v 1=48km/h thì đến B sớm hơn 18 phút, nếu xe chuyển động từ A đến B với vận tốc v2=12km/h thì sẽ đến B trễ hơn 27 phút so với thời gian dự định a. Tính chiều dài quãng đường AB và thời gian dự định b. Để chuyển động từ A đến B đúng thời gian quy định t, xe chuyển động từ A đến C (trên AB) với vận tốc v1, rồi tiếp tục chuyển động từ C đến B với vận tốc v2. Tìm AC. Bài 13: Một người đi xe đạp đi nữa quãng đường đầu với vận tốc 15km/h, nữa quãng đường sau đi với vận tốc v2, biết vận tốc trung bình trên cả quãng đường là 10km/h. Tính vận tốc v2? THCS TRUNG THẠNH NGUỒN: SƯU TẦM INTERNET
  4. Tài liệu bồi dưỡng HSG lý thuyết môn Vật lý THCS 4 Bài 14: Một chiếc xe chở khách từ TPHCM đi Đà Lạt trên trận đường dài 330 Km. Xe khởi hành lúc 6h sáng, đầu trận đường xe đi được quảng đường 60km trong 1h, cuối trận đường xe đi với vận tốc 72km trong 2h và đến Đà lạt lúc 12h trưa a. Tính vận tốc trung bình của xe đi đầu trận, giữa trận, cuối trận b. Vận tốc trung bình của xe đi hết quãng đường Bài 15 : Một người đi xe máy chuyển động thẳng đều từ A đến B và trở về A. Khi đi từ A đến B, trên nửa quãng đường đầu đi với vận tốc không đổi 40 km/h, trên nửa quãng đường còn lại đi với vận tốc không đổi 60 km/h. Khi đến B, người ấy lập tức quay về A (bỏ qua thời gian quay đầu xe). Trong nửa thời gian đi từ B về A, người ấy đi với vận tốc không đổi 54 km/h, trong nửa thời gian còn lại, đi với vận tốc không đổi 30 km/h. Tính vận tốc trung bình của người đó trong cả quá trình chuyển động. CHỦ ĐỀ 4: GIẢI TOÁN CHUYỂN ĐỘNG BẰNG ĐỒ THỊ Bài 1: Một người chuyển động với đồ thị mô tả như sau: s (km) 30 15 t (h) 0 0,5 1 1,25 a. Mô tả chuyển động và tính vận tốc trong từng thời gian b. Tính vận tốc trung bình. Bài 2: Hai thành phố A và B cách nhau 140km. Cùng một lúc ở hai thành phố đó có hai xe ô tô khởi hành và đi đến gặp nhau. Xe xuất phát từ A với vận tốc v 1=50km/h, xe xuất phát từ B với vận tốc v2=40km/h a. Vẽ đồ thị chuyển động của hai xe trên cùng trục tọa độ b. Xác định vị trí hai xe gặp nhau bằng phép toán Bài 3: Lúc 8h một xe tải rời TPHCM đi Nha Trang với vận tốc 40km/h sau khi chạy 30 phút thì dừng lại 15 phút, sau đó lại tiếp tục đi với vận tốc như lúc đầu. Lúc 9h một ô tô khách khởi hành từ TPHCM đi Nha Trang với vận tốc 80km/h. a. Vẽ đồ thị chuyển động của ô tô và xe tải trên cùng một hệ trục b. Xác định vị trí và thời điểm lúc ô tô khách đuổi kịp xe tải, kiểm tra lại trên đồ thị. Bài 4: Hai ô tô khởi hành cùng một địa điểm và chuyển động đều trên đường thẳng theo cùng một chiều. Xe 1 có vận tốc 72km/h. Xe II có vận tốc 90km/h nhưng khởi hành sau xe I là 1 giờ a. Tính khoảng cách từ điểm khởi hành đến điểm hai hai xe gặp nhau b. Vẽ đồ thị x – t của hai xe c. Tìm vị trí của hai xe khi xe II nằm chính giữa xe I và nơi xuất phát. Bài 5: Hai xe xuất phát cùng một lúc tại hai điểm A và B cách nhau 30km, chuyển động cùng chiều từ A đến B, xe xuất phát từ A có vận tốc 50km/h, xe xuất phát từ B có vận tốc 80km/h a. Vẽ đồ thị chuyển động của hai xe trên cùng một hệ trục tọa độ, lấy A làm gốc tọa độ, chiều AB là chiều dương b. Tìm vị trí và thời điểm gặp nhau của hai xe. THCS TRUNG THẠNH NGUỒN: SƯU TẦM INTERNET
  5. Tài liệu bồi dưỡng HSG lý thuyết môn Vật lý THCS 5 CHỦ ĐỀ 5: TỔNG HỢP VẬN TỐC Bài 1: Một chiếc thuyền đi từ bến sông A xuôi dòng về bến sông B. Do xuôi dòng nên sớm hơn dự định 10 phút. Từ bến sông B về bến sông A thì muộn hơn dự định 15 phút. Tính vận tốc của thuyền và vận tốc của nước. Biết hai bến sông cách nhau 10km. Bài 2: Hai bến sông A và B cách nhau 90km. Một cano đi từ A đến B rồi quay về A. Vận tốc của cano với nước là 40km/h, vận tốc của nước là 5km/h. Tính thời gian đi và về của cano. Bài 3: Một chiếc thuyền đi ngược dòng từ A về B với vận tốc 20km/h. Khi đi được nưa đoạn đường thì tăng tốc thêm 5km/h thì đến B vừa đúng dự định. Biết quãng đường AB là 20km. Tính vận tốc của nước. Bài 4: Hai chiếc thuyền chạy ngược chiều nhau với vận tốc của hai thuyền so với nước là bằng nhau và bằng 15km/h. Một người ngồi trong thuyền thấy thuyền kia chạy qua mặt mình trong thời gian 2s. Tính chiều dài của thuyền. Bài 5: Một xuồng máy đi trong nước yên tĩnh với vận tốc 30km/h khi đi xuôi dòng mất 1h30’ và khi ngược dòng mất 2h. Tính quãng đường AB và vận tốc của nước. Bài 6: Hai bến sông AB cách nhau 60km. Một chiếc thuyền từ bến sông A đến B rồi quay về A tổng thời gian là 2h30’. Xem vận tốc của nước là 5km/h và không đổi trong suốt quá trình chuyển động. Tìm vận tốc của thuyền đối với nước. Bài 7: Một cầu thang cuốn đưa hành khách từ tầng trệt lên tầng lầu trong siêu thị. Cầu thang đưa hành khách từ tầng trệt lên tầng lầu trong thời gian t 1=1 phút. Nếu cầu thang không chuyển động thì người hành khách đó phải đi mất t 2=1,5 phút. Hỏi nếu cầu thang đang chuyển động đồng thời người hành khách đi bộ thì phải mất bao lâu để lên lầu? Xem vận tốc người đi bộ không thay đổi? Bài 8: Một người đi trên thang cuốn của siêu thị nếu thang cuốn đứng yên người này đi bộ mất 30s. Nếu thang cuốn vừa chuyển động hành khách cũng vừa đi lên thì mất 18s. Hỏi nếu người này dứng yên mà thang cuốn chuyển động thì mất thời gian là bao nhiêu? Bài 9 : Một chiếc thuyền chuyển động thẳng đều với vận tốc không đổi đi từ A đến B rồi trở về A. Lượt đi ngược dòng nước nên đến B trễ 36 phút so với khi đi trong nước đứng yên. Lượt về xuôi dòng, thời gian đi từ B về A giảm 12 phút so với khi đi trong nước đứng yên. Tính vận tốc của thuyền khi nước đứng yên và chiều dài quãng đường AB. Biết vận tốc của nước so với bờ sông là 10km/h. THCS TRUNG THẠNH NGUỒN: SƯU TẦM INTERNET
  6. Tài liệu bồi dưỡng HSG lý thuyết môn Vật lý THCS 6 CHỦ ĐỀ 6: ÁP SUẤT CHẤT LỎNG – SỰ NỔI- ĐÒN BẨY - MPN Bài 1: Một ống hình trụ tròn có chiều cao 20cm. Người ta đổ vào một lượng nước sao cho nước cách miệng ống 12cm a. Tính áp suất của khối nước lên đáy ống, biết trọng lượng riêng của khối nước là 10000N/m3 b. Nếu đỗ rượu vào thì chiều cao của cột rượu là bao nhiêu để áp suất bằng áp suất cột nước, biết trọng lượng riêng của rượu là 8000N/m3 Bài 2: Một ống hở hai đầu có chiều dài 20cm, được đặt vuông gốc với mặt nước, một phần nhô lên khỏi mặt nước. Sau đó người ta chế vào ống một lượng dầu vừa rút nhẹ ống lên sao cho dầu đầy trong ống. Biết trọng lượng riêng của nước là 10000N/m3, của dầu là 8000N/m3. a. Tính phần ống nhô lên khỏi mặt nước b. Rút nhẹ ống lên cao một đoạn x tính lượng dầu tràn ra, biết tiết diện ống là 6cm2. Bài 3: Một bình thông nhau chứa nước biển. Người ta đỗ thêm xăng vào một nhánh. Hai mặt thoáng ở hai nhánh trên lệch nhau 18mm. Tính độ cao của cột xăng, biết trọng lượng riêng của nước biển là 10300N/m3, của xăng là 7000N/m3. Bài 4: Hai quả cầu bằng kim loại có khối lượng bằng nhau được treo vào hai đĩa của một cân 3 3 đòn. Hai quả cầu có khối lượng riêng lần lượt là D 1=7,8 g/cm , D2=2,6 g/cm . Nhúng quả cầu thứ nhất vào chất lỏng có trọng lượng riêng D3, quả cầu thứ hai vào chất lỏng có trọng lượng riêng D4 thì cân mất thăng bằng. Để cân thăng bằng trở lại ta phải bỏ vào đĩa cân thứ hai một quả cân có khối lượng m1=17g. Đổi vị trí hai chất lỏng cho nhau, để cân thăng bằng ta phải thêm vào đĩa cân thứ hai có khối lượng m 2=27g thì cân thăng bằng. Tìm tỉ số giữa hai khối lượng riêng của chất lỏng. Bài 5: Một chiếc vòng bằng hợp kim vàng và bạc, khi cân trong không khí có trọng lượng P 0= 3N. Khi cân trong nước, vòng có trọng lượng P = 2,74N. Hãy xác định khối lượng phần vàng và khối lượng phần bạc trong chiếc vòng nếu xem rằng thể tích V của vòng đúng bằng tổng thể tích 3 ban đầu V1 của vàng và thể tích ban đầu V 2 của bạc. Khối lượng riêng của vàng là 19300kg/m , của bạc 10500kg/m3. Bài 6 : Một quả cầu bằng kim loại có khối lượng riêng là 7500 kg/m 3 nổi trên mặt nước, tâm quả cầu nằm trên cùng mặt phẳng với mặt thoáng của nước (như hình vẽ). Bên trong quả cầu có một phần rỗng có thể tích là 1dm3. Tính trọng lượng của quả cầu. Biết khối lượng riêng của nước là 1000 kg/m3. Bài 7: Một khối sắt hình hộp khối lượng 0,48 kg có kích thước 5 cm x 4 cm x 3 cm. 1). Tìm khối lượng riêng của khối sắt (theo đơn vị kg/m3). 2). Khối sắt được treo vào một lực kế, sau đó được thả vào một chất lỏng sao cho không chạm đáy và chất lỏng ngập hoàn toàn khối sắt. Tìm số chỉ của lực kế. Biết khối lượng riêng của chất lỏng là 1,2 g/cm3. Bài 8 : Cho cơ hệ như hình vẽ. Khối lượng các vật : m1 = 6 kg; m2 = 18 kg. Thanh OA dài 60 cm và có điểm tựa tại O. Bỏ qua khối lượng các ròng rọc và dây nối. Xác định vị trí điểm THCS TRUNG THẠNH NGUỒN: SƯU TẦM INTERNET B O A m1 m2
  7. Tài liệu bồi dưỡng HSG lý thuyết môn Vật lý THCS 7 B để thanh OA cân bằng trong hai trường hợp : 1. Thanh OA có khối lượng không đáng kể. 2. Thanh OA đồng chất, tiết diện đều, có khối lượng 3 kg. Bài 9 : Một khối gỗ hình lập phương có cạnh a = 8 cm nổi trong nước, phần khối gỗ chìm trong nước có chiều cao 6 cm. 1). Tìm khối lượng riêng của gỗ, biết khối lượng riêng của nước là 1000 kg/m3. 2). Đổ lên mặt nước một lớp dầu có khối lượng riêng 600 kg/m 3 sao cho vừa ngập hoàn toàn khối gỗ. Tính chiều cao của lớp dầu. Biết nước và dầu không trộn lẫn. Bài 10 : Một cái bình hình trụ chứa một lượng nước và một lượng thủy ngân có cùng khối lượng. Độ cao tổng cộng của chất lỏng trong bình là H = 73 cm. Tính áp suất p của các chất lỏng lên đáy 3 bình, biết khối lượng riêng của nước là D1 = 1g/cm và khối lượng riêng của thủy ngân là 3 D2 = 13,6g/cm . Bài 11 : Thả một vật chìm hoàn toàn vào bình đựng nước thì khối lượng của bình tăng thêm 75 g. Nếu thả vật này chìm hoàn toàn vào bình đựng dầu thì khối lượng của bình tăng thêm 105 g. Trong cả hai trường hợp, chất lỏng trong bình không tràn ra khỏi bình. Tính khối lượng riêng của 3 3 vật, biết khối lượng riêng của nước và của dầu lần lượt là D1 = 1000 kg/m và D2 = 900 kg/m . THCS TRUNG THẠNH NGUỒN: SƯU TẦM INTERNET
  8. Tài liệu bồi dưỡng HSG lý thuyết môn Vật lý THCS 8 CHỦ ĐỀ: NHIỆT HỌC Bài 1 : Bình A chứa 3 kg nước ở 200C; bình B chứa 4 kg nước ở 300C. Đầu tiên, trút 1 ca nước từ bình A sang bình B. Sau khi có cân bằng nhiệt, trút 2 ca nước từ bình B sang bình A. Nhiệt độ cân bằng của bình A là 240C. Tính nhiệt độ của bình B khi có cân bằng nhiệt và khối lượng 1 ca nước. Bỏ qua sự trao đổi nhiệt của nước với bình và sự mất mát nhiệt ra môi trường xung quanh. 0 Bài 2: Một nhiệt lượng kế bằng nhôm có khối lượng m ở nhiệt độ t 1 = 23 C. Cho vào nhiệt lượng o kế một khối lượng nước m ở nhiệt độ t 2. Khi có cân bằng nhiệt, nhiệt độ của nước giảm đi 9 C. Tiếp tục đổ thêm vào nhiệt lượng kế một chất lỏng (không tác dụng hóa học với nước) có khối 0 o lượng 2m ở nhiệt độ t 3 = 45 C. Khi có cân bằng nhiệt lần hai, nhiệt độ của hệ lại giảm 10 C so với nhiệt độ cân bằng nhiệt lần thứ nhất. Tìm nhiệt dung riêng của chất lỏng đã đổ thêm vào nhiệt lượng kế, biết nhiệt dung riêng của nước và nhôm lần lượt là 4200 J/kg.K và 900 J/kg.K. Bỏ qua sự mất mát nhiệt ra môi trường xung quanh. Bài 3 :Một nhiệt lượng kế có khối lượng m 1 , ban đầu chưa đựng gì. Đổ vào nhiệt lượng kế một o ca nước nóng có khối lượng m2 thì thấy nhiệt độ của nhiệt lượng kế tăng thêm 5 C. Sau đó lại đổ thêm một ca nước nóng có khối lượng m2 nữa vào nhiệt lượng kế thì thấy nhiệt độ của nhiệt lượng kế tăng thêm 3 oC. Hỏi nếu đổ thêm vào nhiệt lượng kế cùng một lúc 5 ca nước nóng nói trên thì nhiệt độ của nhiệt lượng kế tăng thêm bao nhiêu độ ? Biết nhiệt dung riêng của chất làm nhiệt lượng kế là C 1 , nhiệt dung riêng của nước là C 2 . Bỏ qua sự mất mát nhiệt ra môi trường xung quanh. Bài 4: Có một bình nhiệt lượng kế đựng M = 120g nước ở nhiệt độ t 0 và hai viên bi bằng đồng giống hệt nhau được giữ ở nhiệt độ t = 900C. Thả viên bi thứ nhất vào bình nhiệt lượng kế, khi có 0 cân bằng nhiệt thì nhiệt độ của nước trong bình là t 1 = 20 C. Sau đó tiếp tục thả viên bi thứ hai 0 vào bình thì nhiệt độ của nước khi có cân bằng nhiệt là t2 = 25 C. Bỏ qua sự mất mát nhiệt ra môi trường xung quanh và bỏ qua sự trao đổi nhiệt của nước với nhiệt lượng kế. Biết nhiệt dung riêng của nước và của đồng lần lượt là C1 = 4180 J/kg.K và C2 = 380 J/kg.K. 1. Tính khối lượng của mỗi viên bi đồng. 2. Tính nhiệt độ ban đầu t0 của nước. 0 Bài 5: Thả một quả cầu bằng đồng có khối lượng m 1, nhiệt dung riêng C1, nhiệt độ t 1 = 100 C vào một bình chứa chất lỏng. Chất lỏng trong bình có khối lượng m 2, nhiệt dung riêng C2, nhiệt 0 0 độ t2 = 20 C. Nhiệt độ của hệ thống khi cân bằng nhiệt là t = 25 C. Nếu tiếp tục thả bốn quả cầu như trên vào bình thì nhiệt độ của hệ thống khi cân bằng nhiệt là bao nhiêu ? Bỏ qua sự hấp thụ nhiệt của bình chứa chất lỏng và môi trường xung quanh. Biết rằng, bình đựng chất lỏng đủ lớn để khi thả các quả cầu vào bình, chất lỏng trong bình không tràn ra ngoài. Bài 6 : Một người dùng một nhiệt lượng kế bằng đồng có khối lượng M = 250g ở nhiệt độ 30 0C để xác định nhiệt dung riêng C của dầu. Người này có một miếng kim loại nhưng không biết khối lượng m và nhiệt dung riêng C’ của nó. - Lần thứ nhất, người này đổ vào nhiệt lượng kế 200g nước ở nhiệt độ 30 0C. Sau đó, nung nóng miếng kim loại đến nhiệt độ sôi của nước và thả nhanh miếng kim loại vào nhiệt lượng kế thì nhiệt độ cân bằng của hỗn hợp đo được là 43,3oC. THCS TRUNG THẠNH NGUỒN: SƯU TẦM INTERNET
  9. Tài liệu bồi dưỡng HSG lý thuyết môn Vật lý THCS 9 - Lần thứ hai, người này cũng đổ vào nhiệt lượng kế trên (không có nước bên trong) 200g dầu ở nhiệt độ 300C. Sau đó, nung nóng miếng kim loại đến nhiệt độ sôi của nước và thả nhanh miếng kim loại vào nhiệt lượng kế thì nhiệt độ cân bằng của hỗn hợp đo được là 51,4oC. Tính nhiệt dung riêng C của dầu. Biết nhiệt dung riêng của nước và của đồng lần lượt là C1 = 4200J/kg.K và C2 = 380J/kg.K. Bỏ qua sự mất mát nhiệt ra môi trường xung quanh. Bài 7 : Có hai bình cách nhiệt đủ lớn, chứa nước. Khối lượng nước m ở hai bình bằng nhau. Nước ở bình 1 có nhiệt độ t1 và nước ở bình 2 có nhiệt độ t2. Lúc đầu, người ta rót một nửa lượng nước trong bình 1 sang bình 2, khi đã cân bằng nhiệt thì thấy nhiệt độ nước trong bình 2 tăng gấp đôi nhiệt độ ban đầu. Sau đó, người ta lại rót một nửa lượng nước đang có trong bình 2 sang bình 1, nhiệt độ nước trong bình 1 khi có cân bằng nhiệt là 30 oC. Bỏ qua sự trao đổi nhiệt của nước với bình và môi trường xung quanh. 1) Tính nhiệt độ t1 và t2. 2) Nếu rót hết phần nước còn lại trong bình 2 sang bình 1 thì nhiệt độ nước trong bình 1 khi có cân bằng nhiệt là bao nhiêu ? CHỦ ĐỀ: MẠCH ĐIỆN CÓ KHOÁ K + C _ Bài 1: Cho đoạn mạch điện AB có sơ đồ A X X B như hình vẽ. Đèn Đ (6 V-3 W) và đèn Đ (3 V-1,5 W). 1 2 Đ1 K Đ2 Các điện trở R 3 = R4 = 12  . Đặt vào hai đầu mạch AB một hiệu điện thế không đổi UAB = 9 V. R3 D R4 1). Khi khóa K mở, các đèn Đ 1 và Đ 2 có sáng bình thường không ? Giải thích. 2). Khi khóa K đóng. Tính công suất tiêu thụ của các đèn Đ1 ; Đ2 và cho biết các đèn đó sáng như thế nào ? K Bài 2: Cho đoạn mạch điện AB như hình vẽ. Biết R1 = R2 = R3 = 4  ; R4 = 12  ; R5 = 1 . Đặt R1 C R2 vào hai đầu mạch AB một hiệu điện thế không đổi U = 24 V. Điện trở của Ampe kế và dây nối không đáng kể. Tính điện trở tương tương của đoạn mạch A + AB và tìm số chỉ của Ampe kế khi : _ R3 A B 1). Khóa K mở. R A RR15 N R4 B 2). Khóa K đóng. _ + Bài 3:Cho mạch điện như hình vẽ. Biết : D R3 THCS TRUNG THẠNH NGUỒN: SƯU TẦM INTERNET M R2
  10. Tài liệu bồi dưỡng HSG lý thuyết môn Vật lý THCS 10 R1 = R2 = R3 = 6  ; R4 = 2 . UAB = 18 V. 1). Nối hai điểm M và B bằng một Vôn kế có điện trở rất lớn. Tìm số chỉ của Vôn kế. 2). Nối hai điểm M và B bằng 1 Am pe kế có điện trở không đáng kể. Tìm số chỉ của Ampe kế và chiều dòng điện qua Ampe kế. + U Bài 4 : Cho 2 bóng đèn Đ1 (12V - 9W) và Đ2 (6V - 3W). o o 1). Có thể mắc nối tiếp 2 bóng đèn này vào hiệu điện thế không đổi U = 18 V để chúng sáng bình thường được Đ không ? Giải thích. 2 2). Mắc 2 bóng đèn này cùng với 1 biến trở có con Đ1 chạy vào hiệu điện thế không đổi 18 V (như hình vẽ). Phải điều chỉnh biến trở có điện trở là bao nhiêu để 2 đèn đều sáng bình thường ? 3). Bây giờ tháo biến trở ra và thay vào đó là 1 điện trở Rb R sao cho công suất tiêu thụ trên đèn Đ1 gấp 3 lần công suất tiêu thụ trên đèn Đ2.Tính giá trị điện trở R. Biết hiệu điện thế nguồn vẫn không đổi U = 18 V. Bài 5 : Hai điện trở R1 = 300  và R2 = 225  được mắc nối tiếp với nhau vào hai điểm A, B có hiệu điện thế U không đổi 1). Mắc một vôn kế có điện trở Rv vào hai đầu điện trở R1 thì vôn kế chỉ 9,5 V. Nếu mắc vôn kế này vào hai đầu điện trở R2 thì vôn kế chỉ bao nhiêu ? 2). Mắc vôn kế trên nối tiếp với cả hai điện trở R1 , R2 rồi mắc vào A, B thì số chỉ của vôn kế là 12 V. Tính điện trở của vôn kế và giá trị hiệu điện thế U. Bài 6 : Cho mạch điện như hình vẽ. Hiệu điện thế _ r + U không đổi U = 36 V. Các điện trở R1 = 6 ; R2 = r = 1,5 . Điện trở toàn phần của biến trở R = 10 . Xác định vị trí con chạy C trên biến trở R2 A R B để : M 1). Công suất tiêu thụ trên điện trở R là 6 W. C 1 R 2). Công suất tiêu thụ trên điện trở R2 là 6 W. 1 3). Công suất tiêu thụ trên điện trở R2 là nhỏ nhất và tính giá trị công suất này. Bài 7 Cho mạch điện như hình vẽ. Biết R R R1 = 3 , R2 = R3 = R4 = 6 . Hiệu điện 1 C 3 thế đặt vào hai đầu AB có giá trị không đổi U = 6 V. Điện trở của Ampe kế không đáng kể. A 1). Xác định chiều dòng điện qua R R4 Ampe kế và số chỉ của Ampe kế. 2 2). Thay Ampe kế trên bằng Vôn kế D có điện trở rất lớn. Xác định số chỉ của + _ U THCS TRUNG THẠNH NGUỒN:A SƯU TẦMB INTERNET
  11. Tài liệu bồi dưỡng HSG lý thuyết môn Vật lý THCS 11 Vôn kế. Cực dương của Vôn kế mắc vào điểm C hay điểm D ? Bài 8 : Cho mạch điện như hình vẽ. Hiệu điện thế không D đổi U = 6 V. Bóng đèn Đ có điện trở R đ = 2,5  và hiệu X điện thế định mức U đ = 4,5 V. MN là một dây điện trở đồng chất, tiết diện đều. Ampe kế có điện trở không đáng M C N kể. Bỏ qua điện trở của dây nối. 1). Cho biết bóng đèn sáng bình thường và số chỉ của MC A Ampe kế là I = 2 A. Xác định tỉ số . NC _ 2). Thay đổi con chạy C đến vị trí sao cho + U NC = 4MC. Số chỉ của Ampe kế lúc này bằng bao nhiêu ? Độ sáng của bóng đèn thay đổi như thế nào ? Bài 9 : Cho mạch điện có sơ đồ như hình vẽ. Hiệu điện C thế đặt vào hai đầu mạch có giá trị không đổi U = 7 V. M N Các điện trở : R 1 = 3 , R2 = 6 . MN là một dây điện trở đồng chất, tiết diện đều có chiều dài  = 1,5 m, tiết diện không đổi S = 0,1 mm 2 , điện trở suất = 4.10 -7 A m. Bỏ qua điện trở của các dây nối. Điện trở của Ampe R R kế không đáng kể. 1 2 1. Tính điện trở R của dây điện trở MN. D 2. Xác định vị trí điểm C để cường độ dòng điện qua ampe kế có chiều từ D đến C và có U _ 1 cường độ A. + 3 R1 C R2 Bài 10 : Cho mạch điện như hình vẽ. Hiệu điện thế đặt vào hai đầu A, B có giá trị không đổi U = 12 V. Các điện trở : + _ R1 = 10 , R 2 = 50  và R 3 = 20 . V Rb là một biến trở. Vôn kế có điện trở rất A B lớn và chốt (+) của vôn kế được nối R3 Rb với C. 1. Điều chỉnh biến trở sao cho D Rb = 30 . Tính số chỉ của vôn kế lúc này. 2. Tiếp tục điều chỉnh biến trở ta thấy khi R b = R thì số chỉ của vôn kế là U v1. Khi Rb = 4R thì số chỉ của vôn kế lúc này là Uv2 . Biết Uv1 = 3 Uv2 . Tính giá trị R. Bài 11 : Cho mạch điện có sơ đồ như hình vẽ. Biết R1 = 12,6  , R2 = 4 , R3 = 6 , R4 = 30 , R5 = R6 =15 , UAB = 30 V. Tính : 1). Điện trở tương đương của mạch điện. THCS TRUNG THẠNH NGUỒN: SƯU TẦM INTERNET
  12. Tài liệu bồi dưỡng HSG lý thuyết môn Vật lý THCS 12 2). Cường độ dòng điện qua mỗi điện trở. 3). Công suất tiêu thụ của điện trở R6. Bài 12 : Cho mạch điện như hình vẽ, trong đó các Vôn kế giống nhau có cùng điện trở R V, Ampe kế có điện trở RA. Nếu mắc hai điểm M và N vào một nguồn điện có hiệu điện thế không đổi U thì Ampe kế chỉ I 1 = 3 mA và có 2 Vôn kế cùng chỉ 12 V. Nếu mắc các điểm P và Q vào nguồn điện nói trên thì Ampe kế chỉ I2 = 15 mA. 1). Tính điện trở của mỗi Vôn kế và giá trị hiệu điện thế U của nguồn điện trên. 2). Nếu mắc hai điểm M và Q vào nguồn điện trên thì số chỉ của các Vôn kế và Ampe kế lúc này bằng bao nhiêu ? A Bài 13 : Cho mạch điện có sơ đồ như hình vẽ. R1 C R2 Biết R1 = R2 = 16 , R3 = 4, R4 = 12. Đặt vào hai D đầu mạch AB một hiệu điện thế không đổi U = 12V. Điện A + R3 R4 trở của Ampe kế và các dây nối không đáng kể. B - 1) Tìm số chỉ của Ampe kế. 2) Thay Ampe kế bằng một Vôn kế có điện trở rất lớn. Tìm số chỉ của Vôn kế. Bài 14 : Cho mạch điện như hình vẽ. Hiệu điện thế đặt vào hai đầu AB có giá trị không đổi U, Vôn kế có điện trở Rv. - Khi hai khóa K1 và K2 đều ngắt, Vôn kế chỉ giá trị U1 = 120V. - Khi K1 đóng, K2 ngắt, Vôn kế chỉ giá trị U2 = 80V. Hỏi khi K1 ngắt, K2 đóng, Vôn kế chỉ giá trị bao nhiêu ? A 7R 2R 3R + V K1 K2 D - X N B 5R M4R Bài 14 : Cho mạch điện có sơ đồ như hình vẽ. Rx AA R1 THCS TRUNG THẠNH NGUỒN: SƯU TẦM INTERNET U _ +
  13. Tài liệu bồi dưỡng HSG lý thuyết môn Vật lý THCS 13 Biết R1 = 8 , đèn Đ loại (6 V – 3 W). Khi biến trở có giá trị R x = 6  thì ampe kế chỉ 1 A. Điện trở ampe kế và các dây nối không đáng kể. 1) Đèn Đ sáng bình thường không ? Giải thích. Tính công suất của đèn Đ lúc này và hiệu điện thế U của nguồn. 2) Tìm giá trị của Rx để đèn Đ sáng bình thường và số chỉ của Ampe kế lúc này. Bài 15 : Có ba dây điện trở đồng chất, tiết diện đều như C nhau, được làm bằng cùng một hợp kim. Một dây thẳng AB, một dây uốn thành nửa đường tròn ACB (tâm O, đường kính AB = 2R, OA = OB = R), một dây uốn D thành nửa đường tròn ODB (đường kính OB = R) nối với nhau thành mạch điện như hình vẽ. Điện trở các dậy R nối không đáng kể. A B Đặt vào hai điểm AB một hiệu điện thế có giá trị O không đổi U. Tìm tỉ số các cường độ dòng điện qua dây dẫn ACB U _ và dây dẫn ODB. + CHỦ ĐỀ: QUANG HỌC Bài 1 : Đặt một vật sáng AB vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ (A nằm trên trục chính), ta thu được ảnh A1B1 ngược chiều với AB và cao 12 cm. Thay thấu kính hội tụ bằng một thấu kính phân kì có cùng độ lớn tiêu cự và vào đúng vị trí của thấu kính hội tụ thì thu được ảnh A2B2 cao 3 cm. Khoảng cách giữa hai ảnh là 46,875 cm. 1). Vẽ ảnh của vật sáng AB trong hai trường hợp trên. 2). Tính tiêu cự của thấu kính hội tụ và chiều cao của vật sáng AB. Bài 2 : Một thấu kính hội tụ có tiêu cự 6 cm. Đặt một vật sáng AB cao 3 cm vuông góc với trục chính của thấu kính (A nằm trên trục chính), ta thu được ảnh A’B’ trên màn. Vật sáng AB cách màn một khoảng 25 cm. 1). Bằng phép vẽ và chứng minh hình học, hãy tìm khoảng cách từ vật sáng AB đến quang tâm của thấu kính. 2). Tính chiều cao của ảnh A’B’. Bài 3 :Cho hai gương phẳng G 1 và G2 hợp nhau một góc 60º và có mặt phản xạ quay vào nhau. Trong khoảng giữa hai G1 gương có một điểm sáng S và một khe AB cố định như hình S vẽ. Hãy vẽ và trình bày cách vẽ đường đi của một chùm tia sáng xuất phát từ S, sau khi phản xạ lần lượt trên các gương A G1 , G2 (mỗi gương phản xạ một lần) thì vừa vặn lọt qua khe AB. B O G2 THCS TRUNG THẠNH NGUỒN: SƯU TẦM INTERNET
  14. Tài liệu bồi dưỡng HSG lý thuyết môn Vật lý THCS 14 Bài 4 : Chiếu một chùm sáng tới song song với trục chính của một thấu kính hội tụ (chỉ gồm một tia sáng đi trên trục chính và một tia sáng đi dưới trục chính của thấu kính). Thấu kính có tiêu cự 20 cm. Phía sau thấu kính đặt một gương phẳng vuông góc với trục chính, có mặt phản xạ quay 3 về phía thấu kính và cách thấu kính một khoảng bằng lần tiêu cự của thấu kính. Trong khoảng 4 giữa thấu kính và gương, người ta quan sát thấy có một điểm sáng S’ rất rõ. 1. Vẽ đường đi của chùm sáng (không vẽ các tia sáng qua thấu kính lần thứ hai). Tính khoảng cách từ điểm sáng S’ đến thấu kính. 2. Quay gương phẳng đến vị trí gương hợp với trục chính của thấu kính một góc 45º. Vẽ đường đi của chùm sáng và xác định vị trí điểm sáng quan sát được lúc này. Bài 5 : Trên trục chính của một thấu kính hội tụ có hai điểm A 1 và A2 nằm ngoài khoảng tiêu cự, ở cùng một phía so với quang tâm O của thấu kính. Lần lượt đặt vào A 1, A2 một vật phẳng nhỏ, vuông góc với trục chính của thấu kính ta thấy : - Khi đặt vật ở vị trí A1, ảnh của vật qua thấu kính lớn gấp 2 lần vật. - Khi đặt vật ở vị trí A2, ảnh của vật qua thấu kính lớn gấp 3 lần vật. 1). Hai điểm A1, A2, điểm nào gần thấu kính hơn ? Vì sao ? 2). Nếu đặt vật trên vuông góc với trục chính của thấu kính tại A3 (A3 là trung điểm của A1A2), ảnh của vật qua thấu kính bằng bao nhiêu lần vật ? Bài 6 : Một vật phẳng nhỏ AB đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ sao cho điểm A nằm trên trục chính và cách quang tâm O của thấu kính một khoảng AO = a. Nếu dịch chuyển vật lại gần hoặc ra xa thấu kính một khoảng 5cm thì đều được ảnh có độ cao bằng 3 lần vật, trong đó có một ảnh cùng chiều và một ảnh ngược chiều với vật. Bằng phép vẽ và chứng minh hình học, hãy xác định khoảng cách a và tiêu cự của thấu kính. Bài 7 : Một vật phẳng nhỏ AB đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ sao cho điểm A nằm trên trục chính của thấu kính và cho ảnh thật lớn gấp 4 lần vật. 1) Bằng phép vẽ và chứng minh hình học, tìm hệ thức liên hệ giữa khoảng cách từ vật đến thấu kính và tiêu cự của thấu kính. 2) Từ vị trí ban đầu của vật, nếu đưa vật lại gần thấu kính thêm 4 cm thì được ảnh ngược chiều vật, nếu đưa vật lại gần thấu kính thêm 6 cm thì được ảnh cùng chiều vật. Hai ảnh này có cùng độ lớn. Tính tiêu cự của thấu kính và khoảng cách từ vật đến thấu kính. THCS TRUNG THẠNH NGUỒN: SƯU TẦM INTERNET