2 Đề kiểm tra 1 tiết học kì I môn Tiếng Việt Lớp 9 - Trường THCS Nguyễn Huệ (Có đáp án)

doc 10 trang Đăng Bình 08/12/2023 980
Bạn đang xem tài liệu "2 Đề kiểm tra 1 tiết học kì I môn Tiếng Việt Lớp 9 - Trường THCS Nguyễn Huệ (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • doc2_de_kiem_tra_1_tiet_hoc_ki_i_mon_tieng_viet_lop_9_truong_th.doc

Nội dung text: 2 Đề kiểm tra 1 tiết học kì I môn Tiếng Việt Lớp 9 - Trường THCS Nguyễn Huệ (Có đáp án)

  1. Trường Nguyễn Huệ KIỂM TRA TIẾNG VIỆT 1 Tiết Lớp: 9/ (Ngày 27/11/2015) Tên: ĐỀ A ĐIỂM: I. Trắc nghiệm( 3 điểm, mỗi câu 0,5 điểm). Chọn một câu trả lời đúng nhất: 1. Thế nào là cách cấu tạo từ ngữ mới để phát triển từ vựng ? a. Chủ yếu là dùng các tiếng có sẵn ghép lại với nhau. b. Trên cơ sở nghĩa gốc đưa vào từ ngữ có sẵn nhiều lớp nghĩa hoàn toàn mới. c. Chuyển lớp nghĩa ban đầu của từ này sang một lớp nghĩa đối lập. d. Kết hợp cả b và c. 2. Nói “một chữ có thể dùng để diễn tả rất nhiều ý” là nói đến hiện tượng gì trong từ vựng? a. Hiện tượng trái nghĩa của từ c. Hiện tượng đồng nghĩa của từ b. Hiện tượng đồng âm của từ d. Hiện tượng nhiều nghĩa của từ 3. Từ “ ngọn” trong dòng nào sau đây được dùng theo nghĩa gốc? a. Giờ cháu đã đi xa. Có ngọn khói trăm tàu. .c. Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng b. Lá bàng đang đỏ ngọn cây d. Nghe ngọn gió phương này thổi sang phương ấy. 4. Câu nào có sử dụng lời dẫn gián tiếp? a. Bác lái xe bao lần dừng, bóp còi toe toe, mặc, cháu gan lì nhất định không xuống. b. Người con trai ấy đáng yêu thật, nhưng làm cho ông nhọc quá. c. Sao người ta bảo anh là người cô độc nhất thế gian? d. Anh hạ giọng, nửa tâm sự, nửa đọc lại một điều rõ ràng đã ngẫm nghĩ nhiều. 5. Thành ngữ nào có nội dung được giải thích như sau: ”Ví sự việc lúc khởi đầu có vẻ to tát, nhưng khi kết thúc lại không có gì” a. Được voi đòi tiên b. Đầu voi đuôi chuột c. Đánh trống bỏ dùi d. Nước mắt cá sấu 6. Câu thành ngữ ” một tấc đến trời” liên quan đến phương châm hội thoại nào? a. Phương châm về lượng b. Phương châm về chất c. Phương châm cách thức d. Phương châm lịch sự II. Tự luận (7 điểm) 1. Xác định cách phát triển từ vựng của những từ gạch chân: a. Mọi người chờ đón cầu truyền hình vào đêm giao thừa. b. Nhà tôi ở cuối một con hẻm cụt, tôi rất thích sự yên tĩnh của nó c. Chiếc lược ngà là một tác phẩm hay về tình phụ tử thiêng liêng sâu nặng. . d. Ông ấy đã có một chân trong hội đồng quản trị. . 2. Tìm biện pháp tu từ trong hai câu thơ sau đây, chỉ ra từ ngữ cụ thể và nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó (2đ) 1
  2. Tiếng suối trong như tiếng hát xa Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa (Cảnh khuya- Hồ Chí Minh) 2. Viết một đoạn văn từ 15 dòng trở lên, trong đoạn văn có dùng một thành ngữ, dẫn câu sau đây bằng cách dẫn trực tiếp, (3 điểm) Tình bạn nhân lên niềm vui và chia bớt đau buồn (Thomas Fuller) Bài làm 2
  3. Trường Nguyễn Huệ KIỂM TRA TIẾNG VIỆT 1 Tiết Lớp: 9/ (Ngày 27/11/2015) Tên: ĐỀ B ĐIỂM: I. Trắc nghiệm(3 điểm, mỗi câu 0,5 điểm). Chọn một câu trả lời đúng nhất: 1. Thế nào là cách phát triển và biến đổi nghĩa của từ ? a. Chủ yếu là dùng các tiếng có sẵn ghép lại với nhau. b. Trên cơ sở nghĩa gốc đưa vào từ ngữ có sẵn nhiều lớp nghĩa hoàn toàn mới. c. Chuyển lớp nghĩa ban đầu của từ này sang một lớp nghĩa đối lập. d. Kết hợp cả b và c. 2. Nói “một ý lại có bao nhiêu chữ để diễn tả” là nói đến hiện tượng gì trong từ vựng? a. Hiện tượng nhiều nghĩa của từ c. Hiện tượng trái nghĩa của từ b. Hiện tượng đồng âm của từ d. Hiện tượng đồng nghĩa của từ 3. Từ “ ăn ” trong dòng nào sau đây được dùng theo nghĩa gốc? a. Muối ăn mòn kim loại c. Da cô ấy rất ăn nắng. b. Mình dành hộp bánh này để cùng ăn với bạn đấy d. Vì nghịch quá nên nó bị ăn đòn 4. Câu nào có sử dụng lời dẫn gián tiếp? a. Anh nói: ”Bác lái xe bao lần dừng, bóp còi toe toe, mặc, cháu gan lì nhất định không xuống.” b. Người con trai ấy đáng yêu thật, nhưng làm cho ông nhọc quá. c. Anh hạ giọng, nửa tâm sự, nửa đọc lại một điều rõ ràng đã ngẫm nghĩ nhiều. d. Sao người ta bảo anh là người cô độc nhất thế gian? 5. Thành ngữ nào có nội dung được giải thích như sau: “ tránh điều tệ hại này thì lại gặp phải điều tệ hại khác, đằng nào cũng không thoát” a. Được voi đòi tiên. c. Tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa b. Lên voi xuống chó d. Chuột sa chĩnh gạo 6. Câu thành ngữ ” một tấc đến trời” liên quan đến phương châm hội thoại nào? a. Phương châm về lượng b. Phương châm về chất c. Phương châm cách thức d. Phương châm lịch sự II. Tự luận (7 điểm) 1. Xác định cách phát triển từ vựng của những từ gạch chân ( 2 điểm) a. Anh ấy là bàn tay vàng của công ty chúng tôi đấy b. Nhà tôi ở cuối một con hẻm cụt, tôi rất thích sự yên tĩnh của nó c. “Mây và sóng” là một tác phẩm hay về tình mẫu tử thiêng liêng sâu nặng. . d. Hamlet Trương đang là một trong những cây bút ăn khách nhất trong làng viết Việt Nam. 3
  4. 2. Tìm biện pháp tu từ trong hai câu thơ sau đây, chỉ ra từ ngữ cụ thể và nêu tác dụng của nó (2điểm): Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà ( Cảnh khuya – Hồ Chí Minh) 3. Viết một đoạn văn khoảng 15 dòng trở lên, có một thành ngữ, dẫn câu sau đây bằng cách dẫn trực tiếp: (3 điểm) Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng ( Lỗ Tấn- nhà văn Trung Quốc) Bài làm 4
  5. KIỂM TRA TIẾNG VIỆT Ngày 27/11/2015 ĐÁP ÁN. I- PHẦN TRẮC NGHIỆM: (3 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 Đề A a d b c b b Đề B b d b d c b II - PHẦN TỰ LUẬN: Đề A. Câu 1: Mỗi câu đúng: 0.5 đ. a. cầu truyền hình: phát triển về số lượng (tạo từ ngữ mới) b. cụt: phát triển về nghĩa theo phương thức ẩn dụ c. phụ tử: mượn từ ngữ gốc Hán d. Chân: Phát triển về nghĩa theo phương thức hoán dụ Câu 2: - Chỉ ra đúng nghệ thuật so sánh như và điệp ngữ lồng: 1 điểm. Nêu đúng tác dụng: Gợi tả khung cảnh đêm trăng ở rừng đẹp lung linh, huyền ảo: 1 đ. Câu 3. Đoạn văn phải đúng chủ đề ( tình bạn), dẫn đúng cách dẫn trực tiếp, có 1 thành ngữ. Đề B. Câu 1: Mỗi câu đúng: 0.5 đ. a. bàn tay vàng : tạo từ ngữ mới b. cụt: phát triển về nghĩa theo phương thức ẩn dụ c. mẫu tử: mượn từ ngữ gốc Hán d. cây bút : Phát triển về nghĩa theo phương thức hoán dụ Câu 2: - Chỉ ra đúng nghệ thuật so sánh như và điệp ngữ chưa ngủ: 1 điểm. Nêu đúng tác dụng: Tả cảnh đẹp của đêm trăng ở rừng và khắc họa tâm trạng của nhà thơ: chưa ngủ vì trăng đẹp và vì lo việc nước. Đó là tình yêu thiên nhiên và lòng yêu nước của Bác, vẻ đẹp của tâm hồn chiến sĩ và thi sĩ. Câu 3. Đoạn văn phải đúng chủ đề ( sự chăm chỉ), dẫn đúng cách dẫn trực tiếp, có thành ngữ. 5
  6. Trường Nguyễn Huệ KIỂM TRA 1 TIẾT TIẾNG VIỆT Lớp 9/ Tên: ĐỀ A Điểm: I. TRẮC NGHIỆM (3 điểm): Chọn 1 câu trả lời đúng nhất Câu 1. Trong các câu sau đây, câu nào có thành phần phụ chú? a. Này, hãy im lặng đi! c. Mọi người, kể cả nó, đều nghĩ là muộn rồi. b. Chao ôi, đêm trăng đẹp quá! d. Tôi đoán chắc là ngày mai anh ta sẽ đến. Câu 2. Trong đoạn văn sau đây có sử dụng phép liên kết nào? “Nội dung tiếng nói của văn nghệ còn là rung cảm, nhận thức của từng người tiếp nhận. Nó sẽ được mở rộng, phát huy vô tận qua từng thế hệ người đọc, người xem.” a. Phép thế b. Phép lặp c. Phép nối d. Phép đồng nghĩa Câu 3. Xác định câu chứa thành phần cảm thán trong những câu sau: a. Trời ơi, chỉ còn có năm phút b. Ngày mai, tôi đi học c. Sáng nay tôi giẫm phải cái gai d. Hôm nay, có lẽ trời không mưa. Câu 4. Phần gạch chân trong đoạn hội thoại sau có hàm ý gì? "Hai mẹ con đi chợ, con chỉ tay lên chiếc áo bày bán: - Mẹ ơi, cái áo hồng kia đep quá. - Con còn nhiều áo đẹp lắm mà!" a. Khen chiếc áo đẹp có màu sắc đẹp. b. Muốn mẹ mua cho chiếc áo đó. c. Muốn ngắm chiếc áo. d. Con muốn mặc thử chiế áo đó Câu 5. Xác định phép liên kết trong đoạn văn sau: "Cùng lắm, nó có giở quẻ, hắn cũng chỉ đến đi ở tù. Ở tù thì hắn coi là thường" a. Phép thế b. Phép lặp c. Phép nối d. Phép đồng nghĩa Câu 6. Câu nào không chứa thành phần biệt lập? a. Trời ơi, sông Hàn đẹp quá. b. Ngày mai, tôi được đi cắm trại c. Mai ơi, lại đây tớ bảo. d. Hôm nay, có lẽ trời không mưa. II. TỰ LUẬN: (7 điểm) Câu 1 (2 điểm). Tìm câu chứa hàm ý và cho biết hàm ý của câu đó trong đoạn văn sau: Môt bà vợ soi mình trước gương trước khi đi ngủ và nói với chồng: - Mình ơi, trông em thật kinh khủng, béo và xấu nữa Cho em một lời nhận xét tốt hơn đi mình. Anh chồng bỏ quyển vở ra trả lời: - Ừ, thị lực của em thật tuyệt hảo! 6
  7. Câu 2 (2 điểm). Xác định phép liên kết trong đoạn văn sau: Một tuần sau em gái tôi trở về trong vòng tay dang sẵn của cả bố và mẹ tôi, bức tranh của nó được giải nhất. Nó lao vào ôm cổ tôi, nhưng tôi viện cớ dang dở việc nên đẩy nhẹ nó ra. Tuy thế, nó vẫn kịp thì thầm vào tai tôi: “Em muốn cả anh cùng đi nhận giải”. (Bức tranh của em gái tôi) Câu 3 (3 điểm). Viết một đoạn văn (khoảng 15-20 dòng), nêu cảm nghĩ của em về một nhân vật văn học. Trong đoạn văn đó có sử dụng phép liên kết: phép nối, phép thế và thành phần biệt lập: tình thái, phụ chú ( gạch chân và chỉ rõ phép liên kết và thành phần biệt lập đó) 7
  8. Trường Nguyễn Huệ KIỂM TRA 1 TIẾT TIẾNG VIỆT Lớp 9/ Tên: ĐỀ B Điểm: I. TRẮC NGHIỆM (3 điểm): Chọn câu trả lời đúng nhất Câu 1. Câu nào không chứa thành phần biệt lập? a. Trời ơi, sông Hàn đẹp quá. c. Mai ơi, lại đây tớ bảo. b. Ngày mai, tôi được đi cắm trại d. Hôm nay, có lẽ trời không mưa. Câu 2. Từ nào có độ tin cậy thấp nhất? a. chắc hẳn b. chắc là c. hình như d. chắc chắn Câu 3. Ý nào sau đây nói về thành phần phụ chú? a. Dùng để tạo lập hoặc duy trì quan hệ giao tiếp. b. Dùng để bổ sung một số chi tiết cho nội dung chính của câu. c. Dùng để nêu thái độ của người nói. d. Dùng để bộc lộ tâm lí của người nói. Câu 4. Phần gạch chân trong đoạn văn sau có hàm ý gì? "Thầy giáo giảng bài đã được một lúc thì bạn An mới đến. Thầy nói: - Bây giờ là mấy giờ rồi hả An? - Dạ, xin lỗi thầy! Xe em bị hỏng ạ. a. Thầy hỏi An bây giờ là mấy giờ để kết thúc tiết học. b. Thầy khen An có chiếc đồng hồ mới. c. Thầy trách An đi học quá trễ so với thời gian quy định. d. Thầy muốn An vào lớp nhanh Câu 5. Dòng nào sau đây không chứa những từ ngữ thường dùng trong phép nối? a. và, rồi, nhưng, mà, còn, vì b. vì vậy, nếu thế, thế thì, vậy nên c. nhìn chung, tóm lại, hơn nữa, d. cái này, điều ấy, việc đó hắn, họ, Câu 6. Đoạn văn sau đã sử dụng phép liên kết nào? "Giáo dục tức là giải phóng. Nó mở ra cánh cửa dẫn đến hòa bình, công bằng và công lí". a. Phép đồng nghĩa b. Phép thế c. Phép lặp từ ngữ d. Phép nối II. TỰ LUẬN: (7 điểm) Câu 1 (2 điểm). Tìm câu chứa hàm ý và cho biết hàm ý của câu đó trong đoạn văn sau: Sau hội diễn văn nghệ của trường, Tí hỏi Tèo: - Cậu thấy chất giọng của tớ hợp với dòng nhạc nào nhất? Tèo: - Nhạc không lời! 8
  9. . Câu 2 (2 điểm). Xác định phép liên kết trong đoạn văn sau: Ông Hai cúi gằm mặt xuống mà đi. Ông thoáng nghĩ đến mụ chủ nhà. Về đến nhà, ông Hai nằm vật ra giường, mấy đứa trẻ thấy bố hôm nay có vẻ khác, len lét đưa nhau ra đầu nhà chơi sậm chơi sụi với nhau. (Làng) Câu 3 (3 điểm). Viết một đoạn văn (khoảng 15-20 dòng), nêu cảm nghĩ của em về một nhân vật văn học. Trong đoạn văn đó có sử dụng phép liên kết: phép nối, phép lặp và thành phần biệt lập: tình thái, phụ chú ( gạch chân và chỉ rõ phép liên kết và thành phần biệt lập đó) 9
  10. ĐÁP ÁN KIỂM TRA 1 TIẾT TIẾNG VIỆT TIẾT 160 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM:(3đ) Câu 1 2 3 4 5 6 Đề A C A A B B B Đề B B C B C D B II. PHẦN TỰ LUẬN: (7đ) Đề A. Câu 1 (2 đ). - Ừ, thị lực của em thật tuyệt hảo!: 1đ - Em thật kinh khủng, béo và xấu nữa: 1đ Câu 2 (2 đ). - Phép thế: nó - Phép nối: tuy thế Câu 3 (3 đ). - Đoạn văn đảm bảo đủ số dòng: 0.5đ - Nêu được cảm nghĩ về nhân vật văn học: 1đ - Đảm bảo các yêu cầu về kết hợp: 1đ - Diễn đạt chặt chẽ, ít mắc lỗi:0.5đ Đề B Câu 1 (2 đ). - Nhạc không lời!: 1đ - Cậu chẳng hát được nhặc nào cả, cậu hát dở: 1đ Câu 2 (2 đ). - Phép thế: ông - Phép lặp: ông Hai Câu 3 (3 đ). - Đoạn văn đảm bảo đủ số dòng: 0.5đ - Nêu được cảm nghĩ về nhân vật văn học: 1đ - Đảm bảo các yêu cầu về kết hợp: 1đ - Diễn đạt chặt chẽ, ít mắc lỗi:0.5đ 10