4 Đề kiểm tra 15 phút học kì II môn Tiếng Việt Lớp 9 - Trường THCS Nguyễn Huệ (Có đáp án)

doc 8 trang Đăng Bình 08/12/2023 1050
Bạn đang xem tài liệu "4 Đề kiểm tra 15 phút học kì II môn Tiếng Việt Lớp 9 - Trường THCS Nguyễn Huệ (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • doc4_de_kiem_tra_15_phut_hoc_ki_ii_mon_tieng_viet_lop_9_truong.doc

Nội dung text: 4 Đề kiểm tra 15 phút học kì II môn Tiếng Việt Lớp 9 - Trường THCS Nguyễn Huệ (Có đáp án)

  1. Trường: THCS Nguyễn Huệ KIỂM TRA TIẾNG VIỆT 15 PHÚT Lớp: 9/ Điểm: Họ và tên: Đề A I. TRẮC NGHIỆM: (3 điểm) Chọn câu trả lời đúng nhất: Câu 1. Câu văn “Bố mẹ mình là giáo viên dạy học” đã vi phạm phương châm hội thoại nào? a. PC về chất b. PC về lượng c. PC về quan hệ d. PC về cách thức Câu 2. Câu nói “Tiền bạc chỉ là tiền bạc”, xét về nghĩa tường minh đã vi phạm phương châm về chất. Đúng hay sai? a. Đúng b. Sai Câu 3. Để không vi phạm các phương châm hội thoại, em cần phải làm gì? a. Hiểu rõ nội dung mình định nói b. Biết im lặng khi cần thiết c. Nắm được các đặc điểm của tình huống giao tiếp d. Phối hợp nhiều cách nói khác nhau II. TỰ LUẬN: (7 điểm) Câu 1( 3điểm) . Đặt câu với các thành ngữ sau: a. ăn đơm nói đặt b. cãi chày cãi cối c. đánh trống lảng Câu 2 (4 điểm). Giải thích các thành ngữ sau và cho biết thành ngữ đó liên quan đến phương châm hội thoại nào? a. nói nhăng nói cuội
  2. b. lúng búng như ngậm hột thị c. điều nặng tiếng nhẹ d. ăn không nói có
  3. Trường: THCS Nguyễn Huệ KIỂM TRA TIẾNG VIỆT 15 PHÚT Lớp: 9/ Điểm: Họ và tên: Đề B I. TRẮC NGHIỆM: (3 điểm) Chọn câu trả lời đúng nhất: Câu 1. Câu tục ngữ “Biết thì thưa thốt, không biết thì dựa cột mà nghe” liên quan đến phương châm hội thoại nào? a. PC về chất b. PC về lượng c. PC về quan hệ d. PC về cách thức Câu 2. Để không vi phạm các phương châm hội thoại, em cần phải làm gì? a. Hiểu rõ nội dung mình định nói b. Biết im lặng khi cần thiết c. Phối hợp nhiều cách nói khác nhau d. Nắm được các đặc điểm của tình huống giao tiếp Câu 3. Các phương châm hội thoại là những quy định bắt buộc trong mọi tình huồng giao tiếp. Đúng hay sai? a. Đúng b. Sai II. TỰ LUẬN: (7 điểm) Câu 1( 3điểm) . Đặt câu với các thành ngữ sau: a. ăn không nói có b. nói băm nói bổ c. nửa úp nửa mở Câu 2 (4 điểm). Giải thích các thành ngữ sau và cho biết thành ngữ đó liên quan đến phương châm hội thoại nào? a. ông nói gà bà nói vịt
  4. b. nói ra đầu ra đũa c. ăn ốc nói mò d. mồm loa mép giải
  5. ĐÁP ÁN BÀI KIỂM TRA 15P – TIẾNG VIỆT I. Trắc nghiệm: Đề 1 2 3 A b b c B a d b II. Tự luận: ĐỀ A: 1. Đặt được 1 câu đúng: 1đ 2. a. Nói nhăng nói cuội: nói nhảm nhí, vu vơ (PC về chất): 1đ b. Lúng búng như ngậm hột thị: nói ấp úng, không rõ ý (PC cách thức): 1đ c. Điều nặng tiếng nhẹ: nói trách móc, chì chiết (PC lịch sự): 1đ d. Ăn không nói có: vu khống, bịa đặt (PC về chất): 1đ ĐỀ B: 1. Đặt được 1 câu đúng: 1đ 2. a. Ông nói gà bà nói vịt: nói không thống nhất một đề tài (PC về quan hệ): 1đ b. Nói ra đầu ra đũa: nói rành mạch, cặn kẽ, có trước có sau (PC cách thức): 1đ c. Ăn ốc nói mò: nói không có căn cứ (PC về chất): 1đ d. Mồm loa mép giải: lắm lời, đanh đá, nói át người khác ( PC lịch sự): 1đ PHÒNG GD&ĐT HẢI CHÂU KIỂM TRA 15’ - HỌC KỲ II TRƯỜNG THCS NGUYỄN Môn: Tiếng Việt 9 ĐỀ A HUỆ HS ĐIỂM: Lớp: I. TRẮC NGHIỆM: (3 điểm) Câu 1: Trong các câu sau, câu nào có thành phần phụ chú? A. Này, hãy đến đây nhanh lên B. Mọi người, kể cả nó, đều nghĩ là đúng.
  6. C. Chao ôi, đêm trăng thật đẹp D. Tôi đoán chắc là thế nào ngày mai bạn cũng đến. Câu 2: Thành phần biệt lập của câu là gì ? A. Bộ phận không tham gia vào việc diễn đạt sự việc của câu; B. Bộ phận đứng trước chủ ngữ, nêu sự việc được nói tới của câu; C. Bộ phận tách khỏi chủ ngữ và vị ngữ trong câu D. Bộ phận chủ ngữ hoặc vị ngữ trong câu. Câu 3: Câu nào sau đây không chứa thành phần biệt lập cảm thán ? A. Chao ôi, bông hoa đẹp quá B. Ồ, ngày mai là chủ nhật rồi. C. Có lẽ ngày mai mình đi Hà Nội C. Kìa, trời mưa II. TỰ LUẬN: (7 điểm) Câu 1: Thành phần tình thái được dùng để làm gì? Cho ví dụ, gạch chân thành phần tình thái đó (3đ) . . . . Câu 2: Xác định thành phần biệt lập trong các câu sau. Cho biết thuộc thành phần gì ?(4đ) a. Tôi không rõ, hình như họ là hai mẹ con b. Này, hãy đến đây nhanh lên c. Những người nắm giữ chìa khóa của cánh cửa này-Các thầy, các cô, các bậc cha mẹ, đặc biệt là những người mẹ- gánh 1 trách nhiệm vô cùng quan trọng d. Có lẽ bắt đầu từ những đêm sương sa thì bóng tối đã hơi cứng và sáng ngày ra trông thấy màu trời có vàng hơn mọi khi
  7. PHÒNG GD&ĐT HẢI CHÂU KIỂM TRA 15’ - HỌC KỲ II TRƯỜNG THCS NGUYỄN Môn: Tiếng Việt 9 ĐỀ B HUỆ HS: ĐIỂM: Lớp: I. TRẮC NGHIỆM: (3 điểm) Câu 1: Từ có lẽ trong câu “Trong những hành trang ấy có lẽ sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất” là thành phần gì? A. Thành phần trạng ngữ; B. Thành phần bổ ngữ; C. Thành phần tình thái ; D. Thành phần cảm thán. Câu 2: Trong những từ ngữ sau đây, từ ngữ nào có độ tin cậy cao nhất? A. Chắc là; B. Có lẽ như C. Chắc hẳn D. Chắc chắn. Câu 3: Câu “ trời ơi, chỉ còn có 5 phút!” (trích trong Lặng lẽ Sapa” bộc lộ tâm lí gì của người nói ? A. Thất vọng; B. Buồn chán. C. Ngạc nhiên C. Giận dữ. II. TỰ LUẬN: (7 điểm) Câu 1: Thành phần phụ chú được dùng để làm gì? Cho ví dụ, gạch chân thành phần phụ chú đó (3đ) . . . . Câu 2: Xác định thành phần biệt lập trong các câu sau. Cho biết thuộc thành phần gì ?(4đ) a. Có lẽ như cơn bão đi qua b. Trời ơi, bên kia đường có một con rắn
  8. c. Mùa đông, giữa ngày mùa, làng quê toàn màu vàng - những màu vàng rất khác nhau d. Hẳn có lẽ vì đã sắp hết mùa, hoa đã vãn trên cành ĐÁP ÁN 15 PHÚT TIẾNG VIỆT 9 HKII I. Trắc nghiệm: Đề A: 1B, 2 A, 3 C Đề B: 1C, 2D, 3 A II. Tự luận: Đề A: Câu 1: HS trả lời đúng ý sau : Thành phần tình thái được dùng để thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu. 1,5 đ Cho VD đúng 1,5 đ Câu 2: HS trả lời đúng các ý sau, mỗi ý 1 điểm a. Hình như: Tình thái b. Này: Gọi đáp c. Các thầy mẹ: phụ chú d. Có lẽ: Tình thái Đề B: Câu 1: HS trả lời đúng ý sau : Thành phần phụ chú được dùng để bổ sung 1 số chi tiết cho nội dung chính của câu. 1,5 đ Cho VD đúng 1,5 đ Câu 2: HS trả lời đúng các ý sau, mỗi ý 1 điểm a. Có lẽ: Tình thái b. Trời ơi : Cảm thán c. Những màu vàng nhau : phụ chú d. Có lẽ: Tình thái