4 Đề ôn tập môn Ngữ văn Lớp 9
Bạn đang xem tài liệu "4 Đề ôn tập môn Ngữ văn Lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- 4_de_on_tap_mon_ngu_van_lop_9.docx
Nội dung text: 4 Đề ôn tập môn Ngữ văn Lớp 9
- CÁC ĐỀ VĂN THỰC HÀNH TRONG THỜI GIAN NGHỈ HỌC CHỐNG DỊCH COVID 19 ĐỀ 1: I/ Phần Đọc - hiểu: (3,0 điểm) Đọc đoạn thơ sau đây và trả lời các câu hỏi, từ câu 1 đến câu 4: Đất nước Của những dòng sông Gọi tên nghe mát rượi tâm hồn. Ngọt lịm, những giọt hò xứ sở Trong sáng như trời xanh, mượt mà như nhung lụa. Đất nước Của những người mẹ Mặc áo thay vai Hạt lúa củ khoai Bền bỉ nuôi con, nuôi chồng chiến đấu. Đất nước Của những người con gái con trai Đẹp như hoa hồng, cứng như sắt thép Xa nhau không hề rơi nước mắt Nước mắt để dành cho ngày gặp mặt. (Chúng con chiến đấu cho người sống mãi ,Việt Nam ơi! - Nam Hà) Câu 1: Xác định các phương thức biểu đạt của đoạn thơ. (0,5 điểm) Câu 2: Khi nói về đất nước, nhà thơ đã gọi tên những đối tượng nào? (0.5 điểm) Câu 3: Chỉ ra và phân tích hiệu quả nghệ thuật của 1 biện pháp tu từ trong đoạn thơ. (1,0 điểm) Câu 4: Đặt 3 câu có nội dung nói về trách nhiệm của mỗi công dân đối với quê hương, đất nước trong hoàn cảnh hiện tại, trong đó có sử dụng phép nối. Chỉ rõ từ ngữ thực hiện. (1,0 điểm) II/ Phần Tập làm văn: (7,0 điểm) Câu 1: (2,0 điểm) Từ ngữ liệu trong phần Đọc - hiểu, hãy viết một đoạn văn khoảng một trang giấy thi bàn về lòng biết ơn của hậu thế đối với các bậc tiền nhân đã cống hiến, hi sinh vì đất nước. Câu 2: (5.0 điểm) Phân tích đoạn thơ sau: Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân Bác nằm trong giấc ngủ bình yên Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền Vẫn biết trời xanh là mãi mãi Mà sao nghe nhói ở trong tim. (Viễn Phương,Viếng lăng Bác)
- Đề 2: I.ĐỌC HIỂU VĂN BẢN ( 3.0 điểm) Đọc văn bản sau đây và trả lời các câu hỏi: Tại Thế vận hội đặc biệt Seatle (dành cho những người tàn tật) có chín vận động viên đều bị tổn thương về thể chất hoặc tinh thần, cùng tập trung trước vạch xuất phát để tham dự cuộc đua 100 m. Khi súng hiệu nổ, tất cả đều lao đi với quyết tâm chiến thắng. Trừ một cậu bé. Cậu cứ bị vấp ngã liên tục trên đường đua. Và cậu bật khóc. Tám người kia nghe tiếng khóc, giảm tốc độ và ngoái lại nhìn. Rồi họ quay trở lại. Tất cả, không trừ một ai ! Một cô gái bị hội chứng Down dịu dàng cúi xuống hôn cậu bé: – Như thế này, em sẽ thấy tốt hơn. Cô gái nói xong, cả chín người cùng khoác tay nhau sánh bước về vạch đích. Khán giả trong sân vận động đồng loạt đứng dậy. Tiếng vỗ tay hoan hô vang dội nhiều phút liền. Mãi về sau, những người chứng kiến vẫn còn truyền tai nhau câu chuyện cảm động này. ( Theo Pháp luật và xã hội ) Câu 1: ( 0,5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt của văn bản. Câu 2: ( 0,5 điểm) Tại sao tất cả khán giả trong sân vận động đứng dậy vỗ tay hoan hô không dứt? Câu 3: (1.0 điểm) Chỉ ra thành phần biệt lập và nêu tác dụng của nó trong câu sau: Tại Thế vận hội đặc biệt Seatle (dành cho những người tàn tật) có chín vận động viên đều bị tổn thương về thể chất hoặc tinh thần, cùng tập trung trước vạch xuất phát để tham dự cuộc đua 100 m. Câu 4: (1.0 điểm) Từ văn bản trên hãy nêu suy nghĩ của em về sự chiến thắng (khoảng 3-5 câu). II/ Làm văn: (7,0 điểm) Câu 1: (2,0 điểm) Từ ngữ liệu trong phần Đọc - hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng một trang giấy thi) bàn về tình yêu thương Câu 2: (5,0 điểm) Phân tích đoạn thơ sau: Ta làm con chim hót Ta làm một cành hoa Ta nhập vào hòa ca Một nốt trầm xao xuyến. Một mùa xuân nho nhỏ Lặng lẽ dâng cho đời Dù là tuổi hai mươi Dù là khi tóc bạc. (Thanh Hải,Mùa xuân nho nhỏ)
- Đề 3: I. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN (3,0 điểm) Hãy đọc trích đoạn bài báo dưới đây rồi trả lời câu hỏi từ 1 đến 4: “( ) Đã từng nghe ai đó nói: “đọc sách là khoản đầu tư có lãi nhất cuộc đời”. Vậy thì phải chăng là người Việt đang có sự “đầu tư” chệch hướng. Khi mà trong khoảng thời gian hữu hạn của một ngày, một tháng, một năm mỗi chúng ta vẫn đang say mê với những “like, share, bình luận” thì khoảng thời gian ta dành cho việc đọc sách sẽ là bao nhiêu? Đã bao giờ mỗi chúng ta tự hỏi chính mình về sự đầu tư cho văn hóa đọc”. Đó không đơn giản chỉ là sự đầu tư 100, 200 nghìn cho việc sở hữu cuốn sách nào đấy. Ở đó còn là thời gian, công sức, sự chiêm nghiệm, suy tư và sau cùng, thu về được? Đó chắc chắn là những giá trị đích thực mà chỉ khi tác giả, nhà xuất bản, độc giả cùng nghiêm túc. ( )”. (Dân theo công nghệ số thay đổi văn hóa đọc"; Câu 1 (0,5 điểm): Văn bản trên bàn về vấn đề gì? Câu 2 (0,5 điểm): Chỉ ra phép liên kết câu trong 2 câu sau: “Đã bao giờ mỗi chúng ta tự hỏi chính mình về sự đầu tư cho “văn hóa đọc”. Đó không đơn giản chỉ là sự đầu tư 100, 200 nghìn cho việc sở hữu cuốn sách nào đấy.". Câu 3 (1,0 điểm): Tác giả bài báo đưa ra lý do nào để giải thích người Việt ít dành thời gian cho việc đọc sách? Câu 4 (1,0 điểm): Để đọc - hiểu một cuốn sách mang lại hiệu quả, em phải đọc như thế nào? II. TẠO LẬP VĂN BẢN (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm) Em hãy viết đoạn văn khoảng 200 chữ bàn về lợi ích của việc đọc sách. Câu 2 (5.0 điểm) Cảm nhận của em về vẻ đẹp của mùa xuân đất nước và con người qua các khổ thơ sau: Mọc giữa dòng sông xanh Một bông hoa tím biếc Ơi con chim chiền chiện Hót chi mà vang trời Từng giọt long lanh rơi Tôi đưa tay tôi hứng. Ðất nước bốn nghìn năm Vất vả và gian lao Ðất nước như vì sao Cứ đi lên phía trước. Ta làm con chim hót Ta làm một cành hoa Ta nhập vào hoà ca Một nốt trầm xao xuyến. (Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải)
- Đề 4 I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) Đọc đoạn trích sau đây và thực hiện các yêu cầu nêu bên dưới. Ước mơ giống như bánh lái của một con tàu. Bánh lái có thể nhỏ và không nhìn thấy được, nhưng nó điều khiển hướng đi của con người. Cuộc đời không có ước mơ giống như con tàu không có bánh lái. Cũng như con tàu không có bánh lái, người không ước mơ sẽ trôi dạt lững lờ cho đến khi mắc kẹt trong đám rong biển. (Theo Bùi Hữu Giao, Hành trang vào đời, trang 99, NXB Thanh Niên) Câu 1: (0,5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích. Câu 2: (1,0 điểm) Xác định biện pháp tu từ và nếu tác dụng của biện pháp tu từ ấy trong câu: Ước mơ giống nhau thành lại của con tàu. Câu 3: (1,5 điểm) Em hiểu như thế nào về cách nói của tác giả; người không ước mơ sẽ trôi dạt lững lờ cho đến khi mắc kẹt trong đầm rong biển? II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1: (3,0 điểm) Em hãy viết một đoạn văn (khoảng một trang giấy thi) trình bày suy nghĩ về ý chí, nghị lực sống của con người. Câu 2: (5,0 điểm) Cảm nhận của em về nhân vật ông Sáu trong truyện ngắn Chiếc lược ngà (Ngữ văn 9, tập 1) của tác giả Nguyễn Quang Sáng. Chúc các em có nhiều nghị lực vượt qua giai đoạn thử thách trong mùa dịch Covid 19. Thầy cô và nhà trường luôn đồng hành cùng các em