Bài giảng Giáo dục công dân Lớp 6 - Bài 6: Biết ơn - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Thị Nga
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Giáo dục công dân Lớp 6 - Bài 6: Biết ơn - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Thị Nga", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bai_giang_giao_duc_cong_dan_lop_6_bai_6_biet_on_nam_hoc_2020.ppt
Nội dung text: Bài giảng Giáo dục công dân Lớp 6 - Bài 6: Biết ơn - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Thị Nga
- Giáo viên : Nguyễn Thị Nga Đơn vị : Trường THCS Gia Thụy
- KHỞI ĐỘNG Em hãy cho biết nội dung những bức ảnh trên? 1 2 3 4
- Tiết 10: BÀI 6: BIẾT ƠN I. Tìm hiểu bài: Thư của một học sinh cũ Học sinh cũ của thầy Đào Thị Hồng
- Tiết 10: BÀI 6: BIẾT ƠN I. Tìm hiểu bài: ? Vì sao chị Hồng không quên người thầy giáo cũ dù đã hơn hai mươi năm? ? Chị Hồng viết thư để làm gì?
- Tiết 10: BÀI 6: BIẾT ƠN I. Tìm hiểu bài: Giỗ tổ Hùng Vương mùng 10 tháng 3
- Tiết 10: BÀI 6: BIẾT ƠN I. Tìm hiểu bài: Các bạn học sinh thắp hương nghĩa trang liệt sĩ
- Tiết 10: BÀI 6: BIẾT ƠN I. Tìm hiểu bài: II. Nội dung bài học: 1. Thế nào là lòng biết ơn? - Biết ơn: + Thái độ trân trọng những điều tốt đẹp mà mình được hưởng do người khác. + Những việc làm đền ơn đáp nghĩa xứng đáng với công lao đó. 2. Ý nghĩa:
- Quan sát ảnh Thăm thầy cô ngày 20 tháng 11 Người nông dân đang thu hoạch lúa Người lao công đang quyét rác Thăm bà mẹ Việt Nam anh hùng
- Tiết 10: BÀI 6: BIẾT ƠN I. Tìm hiểu bài: II. Nội dung bài học: 1. Thế nào là lòng biết ơn? - Biết ơn: + Thái độ trân trọng những điều tốt đẹp mà mình được hưởng do người khác. + Những việc làm đền ơn đáp nghĩa xứng đáng với công lao đó. 2. Ý nghĩa: - Biết ơn cũng tạo nên mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người.
- Tiết 10: BÀI 6: BIẾT ƠN Em cần có những tình I. Tìm hiểu bài: cảm và việc làm nào để II. Nội dung bài học: thể hiện lòng biết ơn? 1. Thế nào là lòng biết ơn? - Biết ơn: - Luôn quý trọng những + Thái độ trân trọng những điều tốt đẹp người đã quan tâm, giúp đỡ mà mình được hưởng do người khác. mình. + Những việc làm đền ơn đáp nghĩa - Thể hiện sự biết ơn đối xứng đáng với công lao đó. với ông bà, cha mẹ, thầy cô 2. Ý nghĩa: giáo, các anh hùng liệt - Biết ơn cũng tạo nên mối quan hệ tốt sĩ bằng những việc làm đẹp giữa người với người. cụ thể, thiết thực. - Phản đối những hành vi vô ơn, bội nghĩa.
- Tiết 10: BÀI 6: BIẾT ƠN I. Tìm hiểu bài: II. Nội dung bài học: 1. Thế nào là lòng biết ơn? - Biết ơn: + Thái độ trân trọng những điều tốt đẹp mà mình được hưởng do người khác. + Những việc làm đền ơn đáp nghĩa xứng đáng với công lao đó. 2. Ý nghĩa: - Biết ơn cũng tạo nên mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người. III. Bài tập:
- Những câu tục ngữ sau, câu nào thể hiện sự biết ơn, những câu nào nói về sự vô ơn? Nội dung Biết ơn Vô ơn 1. Qua cầu rút ván. X 2. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. X 3. Ăn cháo, đá bát X 4. Ơn đền nghĩa trả. X 5. Uống nước nhớ nguồn X 6. Vô ơn bội nghĩa. X
- a) Những việc làm sau thể hiện lòng biết ơn những ai? 1. Lan cố gắng học tập để bố mẹ vui lòng. → Biết ơn bố mẹ 2. Trước đây, ông An được ông Bình giúp đỡ vốn và dạy cách làm nghề truyền thống nên ông An đã vượt qua được đói nghèo, trở nên giàu có. Bây giờ, gặp lại ông Bình , ông An có vẻ lảng tránh. → Quên ơn người đã giúp đỡ mình. 3. Đi trên đường làng sạch đẹp, rộng rãi, Hùng nghĩ tới những người đã bỏ công sức để sửa sang đường sá và tự nhủ phải giữ gìn đường làng, ngõ xóm sạch, đẹp. → Biết ơn những người người lao động. 4. Vào dịp Tết Nguyên đán, bạn Dũng cùng bố mẹ đi thăm mộ ông bà nội, ông bà ngoại. → Biết ơn tổ tiên, ông bà.
- Tiết 10: BÀI 6: BIẾT ƠN I. Tìm hiểu bài: II. Nội dung bài học: - Vâng lời cha mẹ, học giỏi chăm 1. Thế nào là lòng biết ơn? ngoan. - Biết ơn: - Viết thư thăm hỏi thầy cô giáo cũ. + Thái độ trân trọng những điều tốt đẹp - Quét dọn nghĩa trang liệt sĩ. mà mình được hưởng do người khác. + Những việc làm đền ơn đáp nghĩa c. Sắp đến ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11, em dự định làm gì xứng đáng với công lao đó. để thể hiện sự biết ơn thầy giáo, 2. Ý nghĩa: cô giáo đã và đang dạy mình? - Biết ơn cũng tạo nên mối quan hệ tốt đẹp - Vâng lời thầy cô giáo, học giỏi giữa người với người. chăm ngoan. III. Bài tập: - Gọi điện viết thư thăm hỏi. a. - Gửi thiệp chúc mừng, tặng b. Em hãy kể lại những việc làm của em hoa vv thể hiện lòng biết ơn.
- Những câu tục ngữ, ca dao nói về lòng biết ơn: + Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. + Uống nước nhớ nguồn. + Con ơi ghi nhớ lời này Công cha, nghĩa mẹ, ơn thầy chớ quên. + Ăn quả nhớ kẻ trồng cây Có danh có vọng nhớ thầy khi xưa. + Ăn quả nhớ kẻ trồng cây Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng.
- Đoạn văn nghị luận về lòng biết ơn Lòng biết ơn luôn là thái độ sống cần phải nâng niu và trân trọng, đó không chỉ là truyền thống tốt đẹp “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc, mà bản thân mỗi người phải nhận thức được điều này để cùng nhau xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn. Chính vì vậy, lòng biết ơn mang giá trị nhân văn sâu sắc, thể hiện tấm lòng giữa người với người. Lòng biết ơn được biểu hiện trên nhiều khía cạnh như biết ơn cội nguồn, biết ơn những người sinh thành, giáo dưỡng, biết ơn những thế hệ đi trước, biết ơn cả những người giúp đỡ ta những lúc khó khăn, thất bại Lòng biết ơn không chỉ đến từ những người, những việc lớn lao mà còn xuất phát từ những điều rất nhỏ. Đây là điều mỗi người cần ghi nhớ, để trân quý, để đáp lại bằng những hành động cụ thể với tất cả tấm lòng. Bên cạnh đó, có rất nhiều người đã chà đạp lên thành quả của xã hội, không coi trọng những gì mình đang có, điều đó đồng nghĩa với việc không coi trọng thế hệ đi trước đã dựng xây và cống hiến. Họ không ý thức, không biết nâng niu và trân trọng cuộc sống. Cho nên, đối với thế hệ trẻ ngày nay thì rèn luyện, bồi đắp lòng biết ơn là điều cần thiết để không quên cội nguồn, nhắc nhở bản thân trân trọng thành quả của quá khứ.
- HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ - Học thuộc nội dung bài học. - Sưu tầm những câu truyện biểu hiện của lòng biết ơn BÀI MỚI: YÊU THIÊN NHIÊN, SỐNG HÒA HỢP VỚI THIÊN NHIÊN 1. Đọc truyện: Một ngày chủ nhật bổ ích. 2. Thiên nhiên bao gồm những gì? 3. Vai trò của thiên nhiên đối với cuộc sống của con người? 4. Con người phải làm gì để bảo vệ thiên nhiên?