Bài giảng Giáo dục công dân Lớp 7 - Bài 14: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên - Năm học 2016-2017 - Hoàng Thị Thảo

ppt 20 trang thuongdo99 2290
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Giáo dục công dân Lớp 7 - Bài 14: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên - Năm học 2016-2017 - Hoàng Thị Thảo", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_giao_duc_cong_dan_lop_7_bai_14_bao_ve_moi_truong_v.ppt

Nội dung text: Bài giảng Giáo dục công dân Lớp 7 - Bài 14: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên - Năm học 2016-2017 - Hoàng Thị Thảo

  1. 1 2 3 4
  2. Tiết 24 Bài 14 BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
  3. Vai trò của môi trường, tài nguyên thiên nhiên đối với cuộc sống con người: - Cung cấp cho con người phương tiện để sinh sống, phát triển mọi mặt. Nếu không có môi trường, con người không thể tồn tại được. - Tạo nên cơ sở vật chất để phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống con người.
  4. 3,BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ TNTN • a, Bảo vệ môi trường: là giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp, đảm bảo cân bằng sinh thái, cải thiên môi trường, ngăn chặn,khắc phục các hậu quả xấu do con người và thiên nhiên gây ra.
  5. b, Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên • Là khai thác, sử dụng hợp lí, tiết kiệm nguồn tài nguyên thiên nhiên, tu bổ, tái tạo những nguồn tài nguyên có thể phục hồi.
  6. 1 2 3 4 5 6 Theo em các hành vi trong các bức ảnh trên là đúng hay sai? Vì sao?
  7. Môt số quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường Điều 6(Luật bảo vệ môi trường 2005) quy định: Bảo vệ môi trường là sự nghiệp của toàn dân. Tổ chức, cá nhân phải có trách nhiệm bảo vệ môi trường, thi hành pháp luật về bảo vệ môi trường, có quyền và trách nhiệm phát hiện, tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường. Tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam phải tuân theo pháp luật Việt Nam về bảo vệ môi trường. • Điều 7( Luật bảo vệ môi trường 2005) Những hành vi bị nghiêm cấm • 1. Phá hoại, khai thác trái phép rừng, các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác. • 2. Khai thác, đánh bắt các nguồn tài nguyên sinh vật bằng phương tiện, công cụ, phương pháp huỷ diệt, không đúng thời vụ và sản lượng theo quy định của pháp luật. • 3. Khai thác, kinh doanh, tiêu thụ, sử dụng các loài thực vật, động vật hoang dã quý hiếm thuộc danh mục cấm do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định. • 4. Chôn lấp chất độc, chất phóng xạ, chất thải và chất nguy hại khác không đúng nơi quy định và quy trình kỹ thuật về bảo vệ môi trường. • 5. Thải chất thải chưa được xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường; các chất độc,chất phóng xạ và chất nguy hại khác vào đất, nguồn nước. • 6. Thải khói, bụi, khí có chất hoặc mùi độc hại vào không khí; phát tán bức xạ, phóng xạ, các chất ion hoá vượt quá tiêu chuẩn môi trường cho phép.
  8. 4,Biện pháp để bảo vệ môi trường và TNTN • Môi trường và TNTN là tài sản quý báu của quốc gia vì vây chúng ta phải bảo vệ. - Thực hiện quy định của PL về bảo vệ môi trường và TNTN. - Tuyên truyền nhắc nhở mọi người cùng thực hiện việc bảo vệ môi trường và TNTN. - Biết tiết kiệm nguồn tài nguyên thiên nhiên. - Ngăn chặn,phê phán những hành vi phá hủy, hoặc làm ô nhiễm môi trường, cạn kiệt tài nguyên
  9. Tình huống 1: Một lần dọn vườn Thủy thấy một con chuột chết trong góc vườn liền vứt ra đường vì nghĩ rằng: “Vứt ra đường cho đỡ thối nhà, với lại đằng nào cũng có lao công quét đường, đấy là việc của họ”. Em thấy việc làm của Thủy là đúng hay sai? Vì sao? Nếu là em em sẽ xử lí con chuột đó như thế nào? Tình huống 2: Có một số ý kiến cho rằng: Sử dụng bao bì ni lông để đựng các đồ vật thay cho rổ, rá là cách tốt nhất vì nó vừa rẻ, vừa thuận tiện. Em đồng ý hay không đồng ý với ý kiến đó? Vì sao? Tình huống 3: Một lần đến nhà Hải chơi, Hạnh thấy nước bể nhà Hải chảy tràn. Hạnh liền nhắc nhở bạn khóa vòi nước lại nhưng Hải bảo: “Nước rẻ lắm, chẳng đáng bao nhiêu, kệ nó chảy. Tớ đang xem phim hay tuyệt”. Em có đồng tình với suy nghĩ và việc làm của Hải không? Vì sao?
  10. Bài tập a: Trong các biện pháp dưới đây biện pháp nào góp phần bảo vệ môi trường? 1. Giữ gìn vệ sinh xung quanh trường học và nơi ở. 2. Xây dựng các quy định về bảo vệ rừng, bảo vệ nguồn nước và bảo vệ động vật quý, hiếm. 3. Khai thác nước ngầm bừa bãi. 4. Sử dụng phân hóa học và các hóa chất bảo vệ thực vật quá mức quy định. 5. Nghiên cứu các phương pháp xử lý rác, nước thải công nghiệp, nước thải sinh hoạt.
  11. Bài tập c: Để mở rộng sản xuất, Nhà máy A đứng trước sự lựa chọn giữa ba phương án. Theo em, nên chọn phương án nào? Phương án 1: Sử dụng công nghệ tiên tiến, bỏ qua các vấn đề môi trường, tiết kiệm triệt để trong sản xuất nhằm hạ giá thành sản phẩm. Phương án 2: Sử dụng công nghệ tiên tiến và đầu tư thêm kinh phí cho việc bảo vệ môi trường, chấp nhận giá thành sản phẩm cao hơn. Phương án 3: Mở rộng quy mô sản xuất, giữ nguyên công nghệ cũ (chỉ tăng số lượng).
  12. Trò chơi: TIẾP SỨC. LUẬT CHƠI: - Mỗi dãy chọn 1 em đại diện và chia làm 2 đội chơi: + Đội A: Đại diện của 2 dãy bàn phía bàn giáo viên. + Đội B: Đại diện của 2 dãy bàn phía cửa ra vào. - Các đội xếp thành hàng dọc, chọn hoa màu xanh dán vào hành vi mà em cho là hành vi có ý thức bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên, chọn hoa màu đỏ dán vào hành vi mà em cho là thiếu ý thức bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên. - Lần lượt từng em lên dán xong trở về vị trí, các em khác sẽ lên tiếp. - Thời gian: 2 phút(1 phút thảo luận). - Đội nào dán nhanh, chính xác sẽ là đội thắng cuộc.
  13. Theo em trong các hành vi sau hành vi nào có ý thức bảo vệ môi trường, hành vi nào thiếu ý thức bảo vệ môi trường? 1. Làm vệ sinh nhà ở, lớp học. 2. Ăn quà xả rác xuống sân trường. 3. Vứt xác súc vật ra đường. 4. Chăm sóc và bảo vệ cây trong sân trường. 5. Hạn chế sử dụng bao bì ni lông. 6. Tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường ở mọi nơi.
  14. Tình huống: Một xưởng chế biến thức ăn gia súc đặt ở gần khu dân cư. Hàng ngày, mùi của những nguyên liệu chế biến thức ăn gia súc bốc lên khiến nhiều người không thể chịu nổi. Nước thải được thẳng vào con mương dẫn nước tưới tiêu của làng khiến nước trở nên đục ngầu và bốc mùi hôi thối. Theo em hành vi của xưởng chế biến thức ăn gia súc đó có vi phạm pháp luật không? Vi phạm như thế nào?
  15. Tình huống: Một xưởng chế biến thức ăn gia súc đặt ở gần khu dân cư. Hàng ngày, mùi của những nguyên liệu chế biến thức ăn gia súc bốc lên khiến nhiều người không thể chịu nổi. Nước thải được thẳng vào con mương dẫn nước tưới tiêu của làng khiến nước trở nên đục ngầu và bốc mùi hôi thối. Theo em hành vi của xưởng chế biến thức ăn gia súc đó có vi phạm pháp luật không? Vi phạm như thế nào?