Bài giảng Giáo dục công dân Lớp 8 - Tiết 29, Bài 20: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

ppt 23 trang thuongdo99 5330
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Giáo dục công dân Lớp 8 - Tiết 29, Bài 20: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_giao_duc_cong_dan_lop_8_tiet_29_bai_20_hien_phap_n.ppt

Nội dung text: Bài giảng Giáo dục công dân Lớp 8 - Tiết 29, Bài 20: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

  1. TIẾT 29 BÀI 20 HIẾN PHÁP NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
  2. I- ĐẶT VẤN ĐỀ: 1. Hiến pháp 2013 : Ðiều 37: Trẻ em được gia đình, Nhà nước và xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục. Ðiều 119: Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là luật cơ bản của Nhà nước, có hiệu lực pháp lý cao nhất. Mọi văn bản pháp luật khác phải phù hợp với Hiến pháp. 2. Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ em: Điều 11. Quyền được khai sinh và có quốc tịch 1. Trẻ em có quyền được khai sinh và có quốc tịch. Điều 12. Quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng Trẻ em có quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng để phát triển thể chất, trí tuệ, tinh thần và đạo đức. Điều 16. Quyền được học tập 1. Trẻ em có quyền được học tập. 2. Trẻ em học bậc tiểu học trong các cơ sở giáo dục công lập không phải trả học phí. 3. Luật Hôn nhân và Gia đình: Điều 2. Những nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình 4. Cha mẹ có nghĩa vụ nuôi dạy con thành công dân có ích cho xã hội; con có nghĩa vụ kính trọng, chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ; cháu có nghĩa vụ kính trọng, chăm sóc, phụng dưỡng ông bà; các thành viên trong gia đình có nghĩa vụ quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau. 5. Nhà nước và xã hội không thừa nhận sự phân biệt đối xử giữa các con, giữa con trai và con gái, con đẻ và con nuôi, con trong giá thú và con ngoài giá thú.
  3. * Hiến pháp 1946 Quốc hội khóa I- Kỳ họp thứ 2 Thông qua ngày 9 tháng 11 năm 1946 Gồm 7 chương – 70 điều
  4. Nhóm 1: Câu 1: Hiến pháp đầu tiên của nước ta ra đời vào năm nào? Gắn với sự kiện lịch sử gì? Nhóm 2: Câu 2: Từ ngày thành lập nước đến nay, nước Việt Nam ta đã ban hành bao nhiêu bản Hiến Pháp? Đó là những Hiến pháp nào? Tên gọi của từng Hiến pháp? Nhóm 3: Câu 3: Các Hiến pháp ra đời gắn với sự kiện lịch sử gì?
  5. * Hiến pháp 1959 Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc Quốc hội khóa I- Kỳ họp thứ 11 lệnh công bố Hiến pháp của nước Thông qua ngày 31 tháng 12 năm Việt Nam Dân chủ Cộng hòa 1959 ngày 1/1/1960 Gồm 10 chương – 112 điều
  6. * Hiến pháp 1980 Quyền Chủ tịch nước Nguyễn Quốc hội khóa VI- Kỳ họp thứ 7 Hữu Thọ ký Sắc lệnh công bố Thông qua ngày 18 tháng 12 năm Hiến pháp 1980 (12-1980) 1980 Gồm 12 chương – 147 điều
  7. * Hiến pháp 1992 HP 1992 HP 1992 (Sửa đổi) Quốc hội khóa VIII- Kỳ họp thứ 11 Thông qua ngày 15 tháng 4 năm 1992 Gồm 12 chương – 147 điều
  8. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã ký * Hiến pháp sửa đổi , - QuốcLệnh hội công khóa bố 13 Hiến kỳ họp pháp thứ 6nước ( 28/11/2013) Cộng hòa -Hiến phápxã có hội11 chương, chủ nghĩa 120 Việtđiều Nam bổ sung 28/11/2013 : -Giảm 1 chương và 27 điều so với Hiến pháp 1992. Hiến Pháp có hiệu lực 1/1/2014
  9. Sơ đồ minh họa hệ thống pháp luật Việt Nam. HIẾN PHÁP LUẬT LUẬT LUẬT LUẬT LUẬT BÁO KHIẾU HÔN DÂN HÌNH CHÍ NẠI, NHÂN SỰ SỰ TỐ VÀ CÁO GIA ĐÌNH  Hiến pháp là đạo luật cơ bản của Nhà nước, có hiệu lực pháp lý cao nhất trong hệ thống pháp luật Việt Nam.
  10. Hiến pháp 2013 : Gồm có 11 chương 120 điều • Chương 1 :Chế độ chính trị (Điều 1 - 13 ) • Chương 2: Quyền con người ,quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân (Điều 14 - 49) • Chương 3: Kinh tế ,Văn hoá, xã hội, giáo dục , khoa học , công nghệ (Điều 50-63) • Chương 4: Bảo vệ tổ quốc (Điều 64-68) • Chương 5 : Quốc hội (Điều 69-85) • Chơng 6 : Chủ tịch nước (Điều 86 – 93 ) • Chương 7: Chính phủ (Điều 94 – 101 ) • Chương 8: TAND và Viên kiểm sát nhân dân (Điều 102 – 109) • Chương 9: Chính quyền địa phương (Điều 110 - 116 ) • Chương 10 : Hội đồng bầu cử quốc gia , kiểm toán nhà nước(Điều 117-118) • Chương 11 : Hiệu lực của HP và việc sửa đổi HP (Điều 119- 120 )
  11. Bản chất Nhà nước, chế độ chính trị Chương 1 :Chế độ chính trị (Điều 1 - 13 ) ĐIỀU 2: Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. + Của dân : tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức. + Do dân :Do nhân dân trực tiếp bầu ra những người có tài có đức đại diện nhân dân quan lý nhà nươc + Vì dân : phục vụ vì lợi ích chung của nhân dân đây là ưu điểm của nhà nước ta -Nhà nước các điều luật bảo vệ nền chính trị quốc gia , chống lại các âm mưu xâm lược của kẻ thù VD : ta ban hành những điều luật để bảo vệ vùng biển, đảo hải đảo nước ta đang bị TQ có âm mưu xâm chiếm -Chế độ kinh tế : nhà nước ban hành quy đinh , luật bảo vệ phát triển kinh tế VD : luật kinh doanh , luật thuế - Chính văn hóa xã hội : Đền ơn đáp nghĩa nuôi dưỡng mẹ VN anh hùng – tặng nhà tình nghĩa gia đình thương binh liệt sĩ chúng ta thực hiện tốt những điều này thể hiện lòng yêu nước , tuân thủ đúng quy đinh của HP xứng đáng là CD VN
  12. Quyền con người ,quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân (Điều 14 - 49) Điều 14: Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật. Công dân có các quyền và nghĩa vụ : •quyền sống còn : đảm bảo các đk sống và tồn tại – được khai sinh nhập quốc tịch công dân VN •quyền được chăm sóc sức khỏe :Trẻ em từ 0-5 tuổi , phẫu thuật sứt môi miễn phí , trái tim nhân ái •quyền học tập : trẻ em có quyền học bất kì ngành nghề nào nghèo đc hỗ trợ chi phí học tập ,VD :trường tặng tập , áo , xe cho HS nghèo tạo DK cho các em học tập - trẻ lang thang cơ nhỡ đc nhà nước dạy nghề miễn phí •nghiên cứu khoa học Nội dung HP :quy đinh những ngtắc định hướng cho sự phát triển của đất nước , quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong từng lĩnh vực
  13. Bài tập: NGHE NHANH – ĐÁP NHANH
  14. Câu 1: Văn bản luật nào có giá trị pháp lí cao nhất trong hệ thống pháp luật Việt Nam? Đáp án: Hiến pháp
  15. Câu 2: Từ khi thành lập nước đến nay, Nhà nước ta đã ban hành bao nhiêu bản Hiến pháp? Đáp án: 5
  16. Câu 3: Hiến pháp năm 2013 được Quốc hội thông qua vào ngày, tháng năm nào? Đáp án: 28/11/2013
  17. Câu￿4:￿Hiến pháp đầu tiên của nước ta ban hành vào năm nào? Đáp án: Năm 1946
  18. Câu￿5:￿Hiện￿nay￿chúng￿ta￿đang￿thực￿hiện￿ Hiến￿pháp￿năm￿nào? Đáp￿án:￿Hiến￿pháp￿năm￿2013
  19. Câu 6: Hiến pháp 2013 gồm bao nhiêu chương, bao nhiêu điều? Đáp án: 11 chương, 120 điều
  20. Câu 7: Các văn bản trái với Hiến pháp có được áp dụng không? Đáp án: Không
  21. Câu 8: Hiến pháp 1959, 1980 và 1992 gọi là sự ra đời hay sửa đổi, bổ sung Hiến pháp? Đáp án: Sửa đổi, bổ sung.
  22. III.Bài tập: Bài tập 1 SGK/57 Các lĩnh vực Điều luật của Hiến pháp Chế độ chính trị Điều 2 Chế độ kinh tế Điều 32, điều 50 Văn hóa, giáo dục và khoa Điều 40 học công nghệ Quyền và nghĩa vụ cơ bản Điều 16, điều 33 của công dân Tổ chức bộ máy nhà nước Điều 86, điều 102
  23. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ : + Học nội dung bài học + Nghiên cứu phần tư liệu tham khảo SGK + Xem phần còn lại của nội dung bài học. * Cơ quan được phép ban hành sửa đổi hiến pháp * Trách nhiệm của công dân – học sinh. + Xem các bài tập 2,3 trang 57 SGK + Tìm hiểu hiến pháp nước CHXH CNVN.