Bài giảng môn Sinh học Lớp 9 - Bài 29: Bệnh và tật di truyền ở người

ppt 54 trang thuongdo99 2850
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng môn Sinh học Lớp 9 - Bài 29: Bệnh và tật di truyền ở người", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_mon_sinh_hoc_lop_9_bai_29_benh_va_tat_di_truyen_o.ppt

Nội dung text: Bài giảng môn Sinh học Lớp 9 - Bài 29: Bệnh và tật di truyền ở người

  1. Bài 29 - Tiết 30
  2. VIỆC NGHIÊN CỨU DI TRUYỀN Ở NGƯỜI GẶP NHỮNG KHÓ KHĂN GÌ ? Khó khăn Khó Sinh sản muộn và đẻ ít con Không thể áp dụng các phương pháp lai và đột biến
  3. I – Nghiên cứu phả hệ Phả là sự ghi chép Phả hệ là bản ghi chép các thế hệ Hệ là các thế hệ Kí hiệu Nam Nữ Hai màu khác nhau của cùng một kí hiệu biểu thị 2 trạng thái đối lập nhau của cùng một tính trạng Nam tóc thẳng Nam tóc xoăn Nữ tóc thẳng Nữ tóc xoăn Kết hôn , , : , Cặp vợ chồng
  4. I – Nghiên cứu phả hệ VD1: Khi theo dõi sự di truyền tính trạng màu mắt ( Nâu và, đen ,) qua 3 đời của 2 gia đình khác nhau, người ta lập được 2 sơ đồ phả hệ như sau P F1 F2 a b Quan sát hình a và b cho biết -Mắt nâu và mắt đen, tính trạng nào là trội? -Sự di truyền tính trạng màu mắt có liên quan tới giới tính hay không? Tại sao?
  5. I – Nghiên cứu phả hệ VD2: Bệnh máu khó đông do một gen quy định. Người vợ không mắc bệnh lấy chồng không mắc bệnh sinh ra con mắc bệnh chỉ là con trai Hãy vẽ sơ đồ phả hệ của trường hợp trên và trả lời các câu hỏi sau -Bệnh máu khó đông do gen lặn hay gen trội quy định? -Sự di truyền bệnh máu khó đông có liên quan với giới tính không? Tại sao?
  6. I – Nghiên cứu phả hệ Bố mẹ: Đời con - Bố mẹ không mắc bệnh nhưng sinh ra con bị mắc bệnh nên bệnh máu khó đông do gen lặn quy định. - Sự di truyền bệnh máu khó đông có liên quan với giới tính vì con mắc bệnh chỉ là con trai. A a Cho biết : P: X X x XA Y Gen A trội :không mắt bệnh A Gen a lặn : mắt bệnh G: X , Xa XA , Y Em hãy lập sơ đồ lai ? a F: X A X A, XA Y, XA X a, X Y
  7. I – Nghiên cứu phả hệ a b Phương pháp nghiên cứu phả hệ là gì? Sử dựng phương pháp nghiên cứu phả hệ nhằm mục đích gì?
  8. Tiết 29 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU DI TRUYỀN NGƯỜI I – Nghiên cứu phả hệ  Phương pháp nghiên cứu phả hệ là phương pháp theo dõi sự di truyền của một tính trạng nhất định trên những người thuộc cùng 1 dòng họ qua nhiều thế hệ để xác định đặc điểm di truyền của tính trạng như trội, lặn, do 1 gen hay nhiều gen quy định, có liên quan với giới tính hay không
  9. - Các tính trạng trội: da đen, tóc quăn, môi dày, lông mi dài, mũi cong - Các tính trạng lặn: da trắng, tóc thẳng, môi mỏng, lông mi ngắn, mũi thẳng - Các tật xương chi ngắn, 6 ngón tay, ngón tay ngắn được di truyền theo gen đột biến trội; Bạch tạng, câm điếc bẩm sinh được di truyền theo gen đột biến lặn. - Bệnh mù màu đỏ và lục, máu khó đông di truyền liên kết với giới tính
  10. I – Nghiên cứu phả hệ Phương pháp nghiên cứu phả hệ là phương pháp theo dõi sự di truyền của một tính trạng nhất định trên những người thuộc cùng 1 dòng họ qua nhiều thế hệ để xác định đặc điểm di truyền của tính trạng như trội, lặn, do 1 gen hay nhiều gen quy định, có liên quan với giới tính hay không. II – Nghiên cứu trẻ đồng sinh Thế nào là trẻ Là những đứa trẻ được đồng sinh? sinh ra ở một lần sinh Trẻ đồng sinh Sinh đôi thường gặp Sinh ba những trường Sinh tư hợp nào? Sinh năm .
  11. II – Nghiên cứu trẻ đồng sinh
  12. Các trẻ sinh 7 và chị gái
  13. 1- Trẻ đồng sinh cùng trứng và khác trứng Sinh đôi cùng trứng Sinh đôi khác trứng
  14. 1-So sánh điểm giống và khác nhau của 2 sơ đồ? 2-Tại sao trẻ sinh đôi cùng trứng đều cùng giới tính? 3-Đồng sinh khác trứng là gì?Những đứa trẻ đồng sinh khác trứng có thể khác nhau về giới tính không? Tại sao? 4-Đồng sinh cùng trứng và khác trứng khác nhau cơ bản ở điểm nào? Thụ tinh Hợp tử phân bào Phôi bào tách nhau PHÔI Sinh đôi cùng trứng Sinh đôi khác trứng
  15. 1- Trẻ đồng sinh cùng trứng và khác trứng Thụ tinh Hợp tử phân bào Phôi bào tách nhau Phôi Sinh đôi cùng trứng Sinh đôi khác trứng Giống: Đều minh họa giai đoạn trứng được thụ tinh tạo thành hợp tử, hợp tử phân bào phát triển thành phôi.
  16. 1- Trẻ đồng sinh cùng trứng và khác trứng Thụ tinh Hợp tử phân bào Phôi bào tách nhau Phôi Sinh đôi cùng trứng Khác nhau Sinh đôi khác trứng - Một trứng được thụ tinh với một tinh - Hai trứng được thụ tinh với hai tinh trùng trùng - Khi hợp tử phân bào, mỗi hợp tử phát - Khi hợp tử phân bào, 2 phôi bào tách triển thành 1 phôi. Mỗi phôi bào phát nhau. Mỗi phôi bào phát triển thành 1 triển thành 1 cơ thể cơ thể
  17. 1- Trẻ đồng sinh cùng trứng và khác trứng Tại sao sinh đôi cùng trứng đều là nam hoặc đều là nữ? Sinh đôi cùng trứng đều là nam hoặc đều là nữ vì chúng được phát triển từ một hợp tử có chung bộ NST trong đó có cặp NST giới tính quy định giới tính giống nhau ( cùng kiểu gen )
  18. Đồng sinh khác trứng là gì? Những đứa trẻ đồng sinh khác trứng có thể khác nhau về giới hay không? Tại sao? Đồng sinh khác trứng là những đứa trẻ đồng sinh nhưng được phát triển từ các hợp tử khác nhau Đồng sinh khác trứng có thể khác nhau về giới tính vì chúng được phát triển từ các hợp tử khác nhau, có bộ NST khác nhau ( Kiểu gen khác nhau)
  19. Đồng sinh cùng trứng và đồng sinh khác trứng khác nhau cơ bản ở điểm nào? Có bộ NST giống nhau Có bộ NST khác nhau Cùng giới và giống hệt nhau, phát Cùng giới hoặc khác giới,phát triển từ cùng 1 hợp tử triển từ những hợp tử khác nhau
  20. 1- Trẻ đồng sinh cùng trứng và khác trứng  Đồng sinh cùng trứng Đồng sinh khác trứng - Phát triển từ 1 trứng thụ tinh với - Phát triển từ 2 hay nhiều trứng thụ 1 tinh trùng (1 hợp tử) tinh những tinh trùng khác nhau.(những hợp tử khác nhau) - Có cùng kiểu gen - Có kiểu gen khác nhau - Có cùng giới tính - Có cùng giới tính hoặc khác giới tính 2- Ý nghĩa của việc nghiên cứu trẻ đồng sinh
  21. TínhPhươngTính trạng trạng pháp nào nào nghiêncủa dễ thayhaicứu anh đổi trẻ em dođồng hầuđiều sinh như kiện có khôngmôiý nghĩa trường?thay đổigì? 2- Ý nghĩa của việc nghiên cứu trẻ đồng sinh Trường hợp hai anh em trai sinh đôi Phú và Cường là một ví dụ về ảnh hưởng khác nhau của môi trường đối với tính trạng số lượng và tính trạng chất lượng. Bố và mẹ của hai em đều là bộ đội, hi sinh năm 1975, lúc hai em mới được 2 tháng tuổi. Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, một người bạn chiến đấu của bố đã đón em Phú về nuôi dạy tại thành phố Hồ Chí Minh. Phú đã tốt nghiệp trường Đại học Thể dục thể thao, hiện là huấn luyện viên điền kinh. Cường được người bạn chiến đấu của mẹ đón về nuôi dạy ở Hà Nội. Cường đã tốt nghiệp trường đại học Tài chính, nay là kế toán trưởng ở một công ti. Hai anh em giống nhau như hai giọt nước, đều có mái tóc đen và hơi quăn, mũi dọc dừa, mắt đen. Họ khác nhau ở ba điểm rất rõ rệt: Phú có nước da rám nắng, cao hơn khoảng 10cm và nói giọng miền Nam, còn Cường có da trắng, nói giọng miền Bắc.
  22. Bản đồ về mức nhiệt độ của Việt Nam
  23. Trẻ sinh đôi cùng trứng dính nhau EM CÓ BIẾT Phôi bào tách nhau Sinh đôi cùng trứng
  24. Trẻ sinh đôi cùng trứng dính nhau
  25. Hiện tượng thai trong thai EM CÓ BIẾT Các bác sĩ Trung Quốc vừa phát hiện ra một bào thai trong bụng bé Kang Mengru, mà họ tin là cái thai song sinh với em, nhưng không phát triển. Cha mẹ nuôi của bé đã lo lắng trước tình trạng Phôi bào bụng của con ngày một to ra. Đến bệnh viện, tách nhau bác sĩ đã sốc khi ảnh chụp CT cho thấy đó là một bào thai, được cho là một phần của thai song sinh không tách ra hoàn hoàn.
  26. Các cặp sinh đôi đặc biệt nhất thế giới EM CÓ BIẾT Cặp sinh đôi 2 màu da: Khác nhau về màu da và màu tóc
  27. Các cặp sinh đôi đặc biệt nhất thế giới Cặp song sinh ra đời cách nhau 2 tháng do một dị tật bẩm sinh trên tử cung của người mẹ, khiến người mẹ có tử cung đôi
  28. Một cặp vợ chồng người Trung Quốc trở nên nổi tiếng khi sinh được 3 cặp song sinh một trai một gái liên tiếp trong 6 năm
  29. Các nhóm báo cáo thực hành + Nhóm 1 : Các bệnh di truyền ở người + Nhóm 2: Các tật di truyền ở người + Nhóm 3 : Các nguyên nhân gây bệnh và tật di truyền ở người + Nhóm 4: Biện pháp hạn chế bệnh và tật di truyên ở người.
  30. Bệnh đao
  31. Bệnh tớcnơ
  32. Rối loạn giảm phân ở cặp NST giới tính P Bố Mẹ XY XX G X Y O XX Hợp tử OX XXY XXX Bệnh Tơcnơ Bệnh Claiphentơ Siêu nữ
  33. Bệnh bạch tạng
  34. Bệnh câm điếc bẩm sinh
  35. Tên bệnh Đặc điểm di truyền Biểu hiện bên ngoài Bệnh đao - Cổ rụt, má phệ, mắt một Cặp NST số 21 có 3 mí, hai mắt cách xa nhau NST - Si đần, vô sinh Bệnh tớcnơ - Nữ, lùn, cổ ngắn, tuyến Cặp NST số 23 có 1 vú không phát triển, NST không có kinh nguyệt, vô sinh, mất trí Bệnh bạch tạng - Da và tóc trắng Đột biến gen lặn - Mắt hồng Bệnh câm điếc bẩm sinh Đột biến gen lặn - Câm điếc bẩm sinh
  36. Một số tật di truyền Tật hở môi hàm Bàn tay mất một số ngón Bàn chân mất ngón và dính ngón Tật sáu ngón tay
  37. Bàn chân có nhiều ngón Tật xương chi ngắn
  38. Tác nhân vật lí, hóa học trong môi trường Cần có biện pháp gì đểĐột biếnhạn gen, chế đột biếnphát sinh tật,NST bệnh di truyền? BỆNH VÀ TẬT DI TRUYỀN Ở NGƯỜI
  39. Các biện pháp hạn chế phát sinh tật, bệnh di truyền • Nguyên nhân:
  40. Lịch sử chất độc Da Cam và Dioxin ở Vietnam Về chất độc Da Cam: Chất độc màu da cam là một trong những loại chất diệt cỏ có màu mà không lực Hoa Kỳ đã rải trên vùng đất nông thôn Việt Nam từ năm 1961 đến 1971 nhằm diệt các loài cây gỗ, cây bụi và mùa màng lương thực là nguồn cung cấp sự che trở và thực phẩm cho bên đối địch. Việc sử dụng Chất độc Da Cam/Dioxin tại Việt Nam: Khoảng 60% chất diệt cỏ được sử dụng ở Việt Nam là Chất độc Da Cam. Hơn 43 triệu lít (11.4 triệu gallon) đã được sử dụng từ năm 1962-1970. Hơn 30 triệu lít (khoảng 8 triệu gallon) chất màu Trắng, Xanh Da Trời, Tím, Hồng và Xanh Lá Cây cũng đã được phun rải . Nồng độ sử dụng cao gấp 20-25 lần so với mức sử dụng trong nông nghiệp bình thường để diệt cây cỏ.
  41. Chiếc máy bay số hiệu UH-1D từ Đại đội không quân 336 đang rải chất diệt cỏ trong vùng rừng của châu thổ sông Mê Kông, 26/07/1969
  42. Chất độc da cam (tên tiếng Anh là Agent Orange) là tên gọi một loại chất thuốc diệt cỏ và làm rụng lá cây. Chất này có tác dụng phá hủy lớp thảm thực vật trong vùng khí hậu nhiệt đới, làm lộ nơi ẩn nấp của kẻ thù. Tên gọi “da cam” xuất phát từ các sọc vẽ đánh dấu trên thùng thuốc.
  43. Chất độc màu da cam- dioxin Tên hóa học của nó là dioxin 2,3,7,8- tetrachloro-dibenzo-para hay còn gọi là TCDD. Nó là một hợp chất hữu cơ cực độc, bền vững và rất khó phân hủy trong môi trường tự nhiên. TCDD là độc tố độc nhất trong số khoảng 419 loại hợp chất độc tương tự, bao gồm PCBs (polychlorinated biphenyls). Các công ty hóa chất sản xuất ra các chất diệt cỏ trong thời kỳ chiến tranh ViệtNam nói họ đã không nhận thức được chất dioxin độc hại tới mức nào.
  44. Ô nhiễm nguồn nước Khói từ các nhà máy
  45. III. Các biện pháp hạn chế phát sinh tật, bệnh di truyền Từ các nguyên nhân trên, em hãy đề xuất các biện pháp hạn chế sự phát sinh các tật, bệnh di truyền ở người? -Đấu tranh chống sản xuất, sử dụng vũ khí hạt nhân, vũ khí hóa học -Ngăn chặn các hoạt động gây ô nhiễm môi trường -Sử dụng hợp lí thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, thuốc bảo vệ thực vật -Hạn chế kết hôn giữa những người có nguy cơ mang gen gây các tật, bệnh di truyền, hạn chế sinh con của các cặp vợ chồng nói trên
  46. Bệnh nhân bị bệnh bạch tạng có những đặc điểm gì? A. Da và tóc màu trắng. B. Da trắng, mắt màu hồng. C. Tóc màu trắng, mắt màu hồng. D. Da và tóc màu trắng, mắt màu hồng.
  47. Bệnh nhân mắc bệnh Đao có bộ NST khác với bộ NST ở người bình thường về số lượng của cặp NST nào? A. Cặp NST số 23. B. Cặp NST số 22. C. Cặp NST số 21. D. Cặp NST số 15.
  48. - Học bài và trả lời các câu hỏi SGK. - Xem trước bài 30. DI TRUYỀN HỌC VỚI CON NGƯỜI