Đề kiểm tra học kì I môn Vật lí Lớp 9 - Năm học 2016-2017 - Sở GD và ĐT Thành phố Đà Nẵng (Có đáp án)

doc 2 trang Đăng Bình 08/12/2023 290
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I môn Vật lí Lớp 9 - Năm học 2016-2017 - Sở GD và ĐT Thành phố Đà Nẵng (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ki_i_mon_vat_li_lop_9_nam_hoc_2016_2017_so_g.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra học kì I môn Vật lí Lớp 9 - Năm học 2016-2017 - Sở GD và ĐT Thành phố Đà Nẵng (Có đáp án)

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I LỚP 9 THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG NĂM HỌC 2016-2017 Môn: VẬT LÍ Thời gian làm bài: 45 phút, không tính thời gian phát đề (Đề thi có 01 trang) Bài 1. (4,25 điểm) Đặt hiệu điện thế không đổi U = 24V vào 2 đầu đoạn mạch điện gồm có điện trở R1 = 40Ω mắc nối tiếp với điện trở R2 thì cường độ dòng điện qua mạch chính là 0,24A. a. Tính R2. b. Điện trở R2 được làm bằng cuộn dây hợp kim nikêlin có tiết diện 0,125mm2. Biết điện trở suất của nikêlin là 0,40.10-6Ωm. Tính chiều dài của dây dùng làm R2. c. Mắc thêm điện trở Rx song song với R2 thì công suất tiêu thụ toàn đoạn mạch điện tăng gấp hai lần so với khi chỉ có R1 và R2. Tính Rx. (mạch điện lúc này là R1 nối tiếp [R2 song song Rx]) Bài 2. (2 điểm) Một bóng đèn dây tóc giá 4000 đồng, có công suất 75W, thời gian thắp sáng tối đã 1000 giờ. Một bóng đèn compac giá 65000 đồng, công suất 15W, có độ sáng bằng bóng đèn dây tóc nói trên, thời gian thắp sáng tối đa 8000 giờ. a. Tính điện năng sử dụng của mỗi loại bóng đèn trên trong 8000 giờ. b. Tính toàn bộ chi phí (tiền mua bóng điện và tiền điện phải trả) cho việc sử dụng mỗi loại bóng đèn này trong 8000 giờ, nếu giá 1kW.h là 1800 đồng. c. Từ tính toán trên ta nên sử dụng loại bóng đèn nào? Bài 3. (2,25 điểm) Hình 1 cho biết một số đường sức từ của thanh nam châm thẳng. a. Vẽ lại hình 1 vào bài làm và dùng mũi tên chỉ chiều đường sức từ tại các điểm C, D, E và ghi tên các từ cực của thanh nam châm. b. Giải thích cách xác định chiều đường sức từ và cách xác định tên các từ cực của thanh nam châm. Bài 4. (1,5 điểm) a. Phát biểu quy tắc bàn tay trái. b. Xác định chiều các đường sức từ và tên các cực từ của nam châm. (Hình a) c. Xác định chiều các đường sức từ của nam châm thẳng và chiều của lực điện từ tác dụng lên dâu dẫn. (Hình b)
  2. (Không yêu cầu giải thích cách xác định, chỉ cần vẽ lại hình a và hình b vào bài làm và biểu diễn trên hình vẽ) HẾT