Bài giảng Ngữ văn Lớp 7 - Bài 12: Nguyên tiêu (Rằm tháng giêng) - Trường THCS Trưng Vương

pptx 14 trang thuongdo99 5870
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn Lớp 7 - Bài 12: Nguyên tiêu (Rằm tháng giêng) - Trường THCS Trưng Vương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_lop_7_bai_12_nguyen_tieu_ram_thang_gieng_t.pptx

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn Lớp 7 - Bài 12: Nguyên tiêu (Rằm tháng giêng) - Trường THCS Trưng Vương

  1. NGỮ VĂN 7 HỒ CHÍ MINH
  2. Phiên âm: Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên, Xuân giang xuân thủy tiếp xuân thiên; Yên ba thâm xứ đàm quân sự, Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền. Dịch thơ: Rằm xuân lồng lộng trăng soi, Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân Giữa dòng bàn bạc việc quân, Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền.
  3. I. ĐỌC TÌM HIỂU CHUNG 1. Tác giả : Hồ Chí Minh • Bác lúc nhỏ tên là Nguyễn Sinh Cung (1890-1969). • Quê ở Nam Đàn, Nghệ An • Trên con đường hoạt động Cách mạng, Bác lấy tên Nguyễn Tất Thành, Nguyễn Ái Quốc, và khi trở về Bác lấy tên là Hồ Chí Minh. • Bác sáng tác nhiều tác phẩm thơ, văn có giá trị ( Nhật kí trong tù, Thơ ca Kháng chiến, Thơ Hồ Chí Minh, ) • Các bài thơ của Bác chan chứa lòng yêu nước, thương dân, căm thù quân xâm lược, thể hiện tâm hồn của một đại nhân, đại trí, đại dũng
  4. I. ĐỌC TÌM HIỂU CHUNG 2. Tác phẩm a) Hoàn cảnh ra đời:bài thơ ra đời năm 1948. Sau khi chiến thắng ở Việt Bắc, trong không khí tràn ngập niềm vui, bài thơ ra đời như một đóa hoa xuân đầy hương sắc, mừng chiến thắng của quân dân. b) Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật ( nguyên văn là chữ Hán) c) Phương thức biểu đạt: Miêu tả và biểu cảm (Biểu cảm là chính) d) Bố cục: ▪ Theo hình thức: Khai – Thừa – Chuyển – Hợp ▪ Theo nội dung: • Phần 1 ( hai câu đầu ) :Cảnh đẹp trong đêm Nguyên Tiêu • Phần 2 ( hai câu sau) : Tâm hồn và phong thái của Bác
  5. II. TÌM HIỂU CHI TIẾT 1. Cảnh đẹp trong đêm nguyên tiêu “Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên” • Câu thơ mở đầu mở ra một khung cảnh bầu trời cao rộng, trong trẻo. Nổi bật trên nền trời ấy là vầng trăng tròn trịa, đầy đặn. Vầng trăng rằm vào đúng tiết trời xuân càng thêm đẹp, càng làm cho cảnh vật hữu tình hơn. • So sánh bản phiên âm với bản dịch thơ, ta thiếu mất đi hai chữ “chính viên”, làm phần nào mất đi vẻ đẹp của đêm trăng
  6. II. TÌM HIỂU CHI TIẾT 1. Cảnh đẹp trong đêm nguyên tiêu “Xuân giang xuân thủy tiếp xuân thiên” • Trong cái đêm trăng ấy, cảnh vật càng được rộng mở bát ngát hơn. Ba chữ “xuân” sử dụng liên tiếp trong một câu thơ → làm nổi bật cái thần của cảnh vật, tiềm tàng mùa xuân • Chỉ bằng vài nét chấm phá mà tác gải đac gợi lên cái hồn của cảnh vật. Bức tranh thiên nhiên mang đậm nét cổ điển phương Đông • So sánh bản phiên âm với bản dịch thơ thiếu đi một chữ “xuân”, phần nào giảm đi sắc xuân tràn ngập khắp đất trời.
  7. Hai câu thơ đầu , Bác đã vẽ lên một → cảnh đẹp tuyệt vời của đêm Rằm tháng giêng và cảm xúc tự hào, sự rung động, say mê của một tâm hồn thi sĩ
  8. II. TÌM HIỂU CHI TIẾT 2.Tâm hồn và phong thái của Bác “Yên ba thâm xứ đàm quân sự” • Cảnh đêm trăng tuyệt đẹp, hiện lên như thực như mơ bởi ánh trăng chiếu xuống thấm đậm không gian đất trời, giống những làn sương mỏng manh,khói sóng tầng tầng lớp lớp nơi sông nước. • Ẩn hiện sâu trong làn sóng ấy không phải là con thuyền của thi nhân đi tìm thi hứng mà là còn thuyền Cách mạng,Kháng chiến. Trên con thuyền ấy, Bác cùng với các vị lãnh đạo Cách mạng đang bàn bạc công việc Kháng chiến. • Thi nhân trở thành chiến sĩ • Thơ vừa mang nét cổ điển vừa mang màu sắc hiện đại
  9. II. TÌM HIỂU CHI TIẾT 2. Tâm hồn và phong thái của Bác “Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền “ • Kết bài thơ là hình ảnh tuyệt đẹp. Ánh trăng tràn ngập khắp nơi nơi, chiếu xuống cả con thuyền của các nhà Cách mạng đã khiến Bác liên tưởng đến con thuyền đầy ắp ánh trăng. • Câu thơ được coi là hình ảnh đẹp nhất, mang nhiều chất thơ nhất. Dẫu bận trăm công nghìn việc, lo lắng cho hoàn cảnh của đất nước nhưng Bác vẫn thả hồn say sưa đón nhận vẻ đẹp thiên nhiên. Đó là tình yêu thiên nhiên, sự lạc quan, phong thái ung dung, tâm hồn thanh cao của vị lãnh tụ vĩ đại. Tâm hồn một chiến si và thi sĩ đã hòa làm một
  10. III. TỔNG KẾT 1. Nội dung: Bài thơ “Nguyên tiêu” nối tiếp và nâng cao những cảm xúc của Bác Hồ, đồng thời thể hiện rõ tinh thần chủ động, phong thái ung dung lạc quan, niềm tin vững trãi ở sự nghiệp Cách mạng của vị lãnh tụ, người chiến sĩ 2. Nghệ thuật -Sử dụng biện pháp nghệ thuật đặc sắc: so sánh, điệp từ. Ngôn từ bình dị, gợi cảm với nhiều hình ảnh thiên nhiên đẹp có màu sắc cổ điển và mang đậm tính thời đại -Biện pháp lặp từ ngữ, ngôn từ gợi hình, gợi cảm,nhiều hình ảnh thiên nhiên đẹp mang màu sắc cổ điển. -Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt. -Sử dụng hiệu quả biện pháp điệp từ. -Ngôn từ bình dị, gợi cảm.→ Vẻ đẹp vừa cổ điển vừa hiện đại.
  11. Mời các bạn gấp toàn bộ sách để bắt đầu phần trò chơi
  12. x a K_mi _ạd nguyên tiêu _n _g uyệt ch_í _n h_ viên, Xu_nâ giang _xuân thủy tiếp xuân th_i ê_n; Yên ba thâm xứ đ_àm q_ _u â_ n_ sự, D_ _ bán quy lai _ _ _ _ _ _ mãn thuyền.