Bài giảng Ngữ văn Lớp 7 - Bài 5: Văn bản Sông núi nước Nam (Lí Thường Kiệt)

ppt 12 trang thuongdo99 2250
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn Lớp 7 - Bài 5: Văn bản Sông núi nước Nam (Lí Thường Kiệt)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_ngu_van_lop_7_bai_5_van_ban_song_nui_nuoc_nam_li_t.ppt

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn Lớp 7 - Bài 5: Văn bản Sông núi nước Nam (Lí Thường Kiệt)

  1. I. Giới thiệu chung. 1. Thơ trung đại Việt Nam. -Là những tác phẩm ra đời từ thế kỉ X -> thế kỉ XIX. -Đây là thời kì nước ta có 1 nền thơ ca phong phú và đặc sắc. -Chủ yếu do sáng tác chữ Hán, chữ Nôm, nhiều thể loại đa dạng. 1 số tác phẩm thơ trung đại.
  2. I. Giới thiệu chung. 2. Tác giả. Tương truyền của Lí Thường Kiệt (chưa rõ tác giả). a) Hoàn cảnh sáng tác. Sgk. b) Nhan đề: Nam quốc sơn hà (sông núi nước Nam) thường gọi là bài thơ ‘’Thần’’. Ngôn ngữ: chữ Hán. Thể loại: thể thơ thất ngôn tứ tuyệt. Là 1 thể thơ Đường Luật, được ra từ thời nhà Đường. Gồm 4 câu, mỗi câu gồm 7 chữ. Chữ cuối cùng của các câu 1,2,4 hiệp vần vs nhau.
  3. Bài thơ và tác giả Lí Thường Kiệt.
  4. * Bố cục: 4 câu. Khai – Thừa – Chuyển – Hợp. - Hai câu đầu : khẳng định chủ quyền lãnh thổ. - hai câu sau: đe dọa giặc xâm chiếm.
  5. II. Đọc – hiểu văn bản. •2 câu đầu: a) Câu Khai: ‘’ Nam quốc sơn hà Nam đế cư’’. - Mở ra bài thơ: tác giả đã tuyên cáo 1 sự thật hiển nhiên: Sông núi nước Nam vua Nam ở. - Cặp từ Nam nằm song song tương ứng vs nhau trên cùng 1 câu thơ nước Nam -> vua Nam. Câu thơ như muốn ngầm cảnh cáo vs chuyện nghịch lý: Nước Nam vua Bắc. - ở đây, tác giả cố ý sử dụng từ ‘’đế’’ để chỉ vua có tác dụng: + Khẳng định ‘’ vua Nam’’ ko phải bề tôi của ‘’vua Bắc’’. + Khẳng định ‘’ nước Nam’’ ko phải chư hầu ‘’nước Bắc’’. Một cách rất đỗi tự hào, câu thơ khẳng định sự bình đẳng và độc lập tuyệt đối vs phương Bắc. Chính vì độc lập vs phương Bắc nên 2 quốc gia có chủ quyền lãnh thổ riêng biệt.
  6. II. Đọc – hiểu văn bản. •2 câu đầu: b) Câu Thừa: ‘’ tiệt nhiên định phận tại thiên thư’’. -Nếu câu khai là 1 lời khuyên cáo thì câu thừa có nhiệm vụ chỉ ra cơ sở của các lời khuyên cáo. - ‘’ tiệt nhiên’’ có nhiều cách viết như: rõ ràng, rành rành, hiển nhiên, biểu thị thái độ tin tưởng của người nói. - ‘’ thiên thư’’: sách trời (ý nói tạo hóa). -=> lời khuyên cáo vững chắc ko chỉ bởi sự tự tin của tác giả mà còn được tuyên bố dựa vào tài liệu có 1 ko 2 ‘’sách trời’’.
  7. II. Đọc – hiểu văn bản. •2 câu sau: bản cáo trạng và hình phạt dành cho kẻ thù. a) Câu Chuyển: ‘’ như hà nghịch lỗ lai xâm phạm’’. - Chỉ ra tội trạng của kẻ thù. + nghịch: phản lại ý trời, ko theo sự sắp xếp của tạo hóa. + lỗ: tác giả gọi chúng 1 cách khinh bỉ ‘’ Quân địch mọi rợ’’. + lai xâm phạm: đến xâm phạm để thỏa mãn lòng tham khôn cùng chứ ko phải vì mục đích tốt đẹp. - Thái độ của người nói: căm phẫn, tức giận trước lòng tham ngu xuẩn của giặc. + nhịp thơ chậm, giọng thơ mạnh, góp phần biểu hiện tâm trạng, phẫn nộ khi tổ quốc bị xâm lăng. => Câu thơ bắt đầu bằng từ ‘’cớ sao’’ nhưng ko nhằm để hỏi mà để kể. Chỉ 1 câu nhưng đã vạch trần đầy đủ tội phạm của kẻ thù.
  8. II. Đọc – hiểu văn bản. • 2 câu sau: bản cáo trạng và hình phạt dành cho kẻ thù. • B) câu Hợp: • ‘’ nhữ đẳng hành khang thủ bại hư’’. - Viện ra luật trời. - Tố cáo tội trạng của kẻ vi phạm luật trời. Tác giả đã có đầy đủ cơ sở để bắt kẻ thù nhận lấy hậu quả. ‘’ bọn chúng mày phải chuốc lấy bại vong’’. Đây đồng thời là 1 lời khẳng định quyết tâm bảo vệ nền độc lập, chủ quyền lãnh thổ trước mọi kẻ thù xâm lược.
  9. III. Tổng kết. 1. Nghệ thuật: bài thơ được trình bày 1 cách chặt chẽ văn nghị luận. - Câu 1: lời tuyên cáo. - Câu 2: cơ sở chứng minh. - Câu 3: bản cáo trạng. - Câu 4: hình phạt.
  10. III. Tổng kết. 2. Nội dung: Sông núi nước Nam là bản Tuyên ngôn Độc lập đầu tiên khẳng định chủ quyền về lãnh thổ của đất nước và nêu cao ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền đó trước mọi kẻ thù xâm lược. Nhưng qua từng câu chữ, ta vẫn bắt gặp những dòng cảm xúc, tâm trạng của tác giả. Đó là 1 niềm tự hào, tự tin, nỗi tức giận.
  11. Cảm ơn các bạn đã lắng nghe và theo dõi!