Bài giảng Ngữ văn Lớp 7 - Tiết 101: Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động (Tiếp theo) - Trường THCS Cự Khối
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn Lớp 7 - Tiết 101: Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động (Tiếp theo) - Trường THCS Cự Khối", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bai_giang_ngu_van_lop_7_tiet_101_chuyen_doi_cau_chu_dong_tha.ppt
Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn Lớp 7 - Tiết 101: Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động (Tiếp theo) - Trường THCS Cự Khối
- PHÒNG GD&ĐT LONG BIÊN TRƯỜNG THCS CỰ KHỐI
- 1. Ông lão thả cá vàng xuống biển. 2. Cá vàng được ông lão thả xuống biển. 3. Cá vàng được thả xuống biển.
- TIẾT 101 - TIẾNG VIỆT CHUYỂN ĐỔI CÂU CHỦ ĐỘNG THÀNH CÂU BỊ ĐỘNG (TIẾP)
- Các ví dụ: a) Cánh màn điều treo ở đầu bàn thờ ông vải đã được hạ xuống từ hôm “hóa vàng”. b) Cánh màn điều treo ở đầu bàn thờ ông vải đã hạ xuống từ hôm “hóa vàng”.
- THẢO LUẬN Hai câu trong ví dụ trên có gì giống nhau và khác nhau? Số lượng: 4 nhóm Hình thức: Viết trên bảng phụ Thời gian: 3 phút
- a) Cánh màn điều treo ở đầu bàn thờ ông vải đã được hạ xuống từ hôm “hóa vàng”. b) Cánh màn điều treo ở đầu bàn thờ ông vải đã hạ xuống từ hôm “hóa vàng”. ? Câu sau đây có cùng nội dung miêu tả với 2 câu trên hay không? Người ta đã hạ cánh màn điều treo ở đầu bàn thờ ông vải xuống từ hôm “hóa vàng”.
- Người ta đã hạ Cánhcánh mànmàn điềuđiều treo ở đầu bàn thờ Chủ thể Hoạt Đối tượng hoạt động động hoạt động ông vải xuống từ hôm “hóa vàng”. a) Cánh màn điều treo ở đầu bàn thờ ông vải đã được hạ xuống từ hôm “hóa vàng”. b) Cánh màn điều treo ở đầu bàn thờ ông vải đã hạ xuống từ hôm “hóa vàng”.
- Người ta đã hạ Ccánhánh màn điều treo ở đầu bàn thờ Chủ thể Hoạt Đối tượng hoạt động động hoạt động ông vải xuống từ hôm “hóa vàng”. a) Cánh màn điều treo ở đầu bàn thờ ông vải đã được hạ ĐTHĐ xuống từ hôm “hóa vàng”. b) Cánh màn điều treo ở đầu bàn thờ ông vải đã hạ xuống từ hôm “hóa vàng”.
- Sơ đồ chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động * Cách 1: Có dùng từ được / bị Câu chủ động: CTHĐ HĐ ĐTHĐ Câu bị động: ĐTHĐ được / bị (CTHĐ) HĐ * Cách 2: Không dùng từ được/ bị Câu chủ động: CTHĐ HĐ ĐTHĐ Câu bị động: ĐTHĐ CTHĐHĐ
- Cho câu chủ động sau: Hoài Thanh viết “Thi nhân Việt Nam” năm 1942. Em hãy chuyển thành hai câu bị động theo 2 cách vừa học? Cách 1: “Thi nhân Việt Nam” được (Hoài Thanh) viết năm 1942. ĐTHĐ HĐ Cách 2: “Thi nhân Việt Nam” viết năm 1942. ĐTHĐ HĐ
- (?) Những câu sau đây có phải là câu bị động không? Vì sao? Ví dụ: a) Bạn em được giải nhất trong kì thi học sinh giỏi. b) Tay em bị đau. Hai câu (a) và (b) tuy có dùng được / bị nhưng không phải là câu bị động, bởi vì chúng không có câu chủ động tương ứng. Chủ ngữ chỉ người không được hoạt động khác hướng vào . * Lưu ý: Không phải câu nào có từ bị/được cũng đều là câu bị động.
- LUYỆN TẬP Bài tập trắc nghiệm: Trong các câu có từ “bị” và “được” dưới đây, câu nào là câu bị động? A. Bạn ấy được điểm 10. B. Lan được thầy giáo khen. C.C. KhuKhu vườnvườn bịbị concơn bãobão làmlàm chocho tantan hoang.hoang. D. Ông tôi bị đau chân.
- LUYỆN TẬP Bài tập 1: Chuyển đổi mỗi câu chủ động sau thành hai câu bị động theo hai cách khác nhau? *Cách 1: Có dùng được hoặc bị. *Cách 2: Không có dùng được hoặc bị. a. Một nhà sư vô danh đã xây ngôi chùa ấy từ thế kỉ XIII. CTHĐ HĐ ĐTHĐ Ngôi chùa ấy được (một nhà sư vô danh) xây từ thế kỉ XIII. Ngôi chùa ấy xây từ thế kỉ XIII. b. Người ta làm tất cả cánh cửa chùa bằng gỗ lim. c. Chàng kị sĩ buộc con ngựa bạch bên gốc đào. d. Người ta dựng một lá cờ đại ở giữa sân.
- Bài tập 1: b. Người ta làm tất cả cánh cửa chùa bằng gỗ lim. Tất cả cánh cửa chùa được (người ta) làm bằng gỗ lim. Tất cả cánh của chùa làm bằng gỗ lim. c. Chàng kị sĩ buộc con ngựa bạch bên gốc đào. Con ngựa bạch được (chàng kị sĩ) buộc bên gốc đào Con ngựa bạch buộc bên gốc đào d. Người ta dựng một lá cờ đại ở giữa sân. Một lá cờ đại được (người ta) dựng ở giữa sân Một lá cờ đại dựng ở giữa sân
- Bài tập 2: Yêu cầu: Thảo luận 4 nhóm; thời gian 3 phút; viết trên giấy. LƯU- Chuyển Ý: đổi câu chủ động thành hai câu bị động: một câu -dùng Câu từbị được động và có một dùng câu dùngtừ được từ bị là và câu cho được biết sắc chuyển thái ý đổi theonghĩa hướng của từ tíchđược/ cực, bị? có lợi cho đối tượng, có hàm ý đánh giá tích cực về sự việc được nói đến trong câu. - Câu bị động có dùng từ bị là câu được chuyển đổi theo hướng tiêu cực, có hại cho đối tượng, có hàm ý đánh giá tiêu cực về sự việc được nói đến trong câu.
- a. Thầy giáo phê bình em. - Em được thầy giáo phê bình. - Em bị thầy giáo phê bình. b. Người ta đã phá ngôi nhà ấy đi. - Ngôi nhà ấy được người ta phá đi. - Ngôi nhà ấy bị người ta phá đi. c. Trào lưu đô thị hoá đã thu hẹp sự khác biệt giữa thành thị với nông thôn. - Sự khác biệt giữa thành thị với nông thôn đã bị trào lưu đô thị hoá thu hẹp. -Sự khác biệt giữa thành thị với nông thôn đã được trào lưu đô thị hoá thu hẹp.
- Bài tập 3: Viết một đoạn văn ngắn nói về lòng say mê văn học của em hoặc về ảnh hưởng của các tác phẩm văn học đối với em, trong đó có dùng ít nhất một câu bị động.
- TRÒ CHƠI: AI NHANH NHẤT Luật chơi: Cả lớp sẽ chia làm 4 đội chơi - Quản trò sẽ diễn tả một hành động, trên hành động đó các đội chơi phải đặt câu bị động rồi chuyển thành câu bị động. - Đội nào có tín hiệu trả lời đầu tiên sẽ phải đặt câu bị động; đội thứ hai phải chuyển câu chủ động của đội đã đặt thành câu bị động theo hai cách đã học. - Đội có tín hiệu trước mà không đặt câu được thì mất quyền trả lời cho đội tiếp theo.
- 1 3 2 4
- HÀNH ĐỘNG SỐ 2
- HÀNH ĐỘNG SỐ 1
- HÀNH ĐỘNG SỐ 3
- HÀNH ĐỘNG SỐ 4
- HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ * Học bài cũ chuyển đổi chủ động thành câu bị động: + Khái niệm câu chủ động và câu bị động. + Nắm được tác dụng của câu bị động. + Nắm được cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động. * Chuẩn bị bài: luyện tập viết đoạn văn chứng minh: + Nhóm 1 : Chứng minh rằng Bác Hồ luôn yêu thiếu nhi? +Nhóm 2 : Chứng minh rằng bảo vệ môi trường thiên nhiên là bảo vệ cuộc sống con người? +Nhóm 3 : Chứng minh rằng nói dối có hại cho bản thân? +Nhóm 4 : Chứng minh rằng văn chương “luyện những tình cảm ta sẵn có”