Bài giảng Ngữ văn Lớp 7 - Tiết 86: Thêm trạng ngữ cho câu - Đinh Thị Kim Yến

ppt 26 trang thuongdo99 4620
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn Lớp 7 - Tiết 86: Thêm trạng ngữ cho câu - Đinh Thị Kim Yến", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_ngu_van_lop_7_tiet_86_them_trang_ngu_cho_cau_dinh.ppt

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn Lớp 7 - Tiết 86: Thêm trạng ngữ cho câu - Đinh Thị Kim Yến

  1. Trường THCS Đô thị Việt Hưng
  2. CHÀO CÁC EM!
  3. KIỂM TRA BÀI CŨ : 1. Câu đặc biệt là câu : A. Là câu cấu tạo theo mô hình chủ ngữ - vị ngữ. B. Là câu không cấu tạo theo mô hình chủ ngữ - vị ngữ. C. Là câu chỉ có chủ ngữ. D. Là câu chỉ có vị ngữ. 2. Trong các câu sau, câu nào là câu đặc biệt? A. Hoa sim! B. Mưa rất to. C. Trên cao, bầu trời trong xanh không một gợn mây. D- Lan được đi tham quan nhiều nơi nên bạn hiểu biết rất nhiều. 3. Trong các dòng sau đây, dòng nào không nói lên tác dụng của việc sử dụng câu đặc biệt? A. Bộc lộ cảm xúc. B. Gọi đáp. C. Làm cho lời nói được ngắn gọn. D. Liệt kê nhằm thông báo sự tồn tại của sự vật, hiện tượng. 4. Trong các câu sau, câu nào không phải là câu đặc biệt? A. Giờ ra chơi. . B. Cánh đồng làng. C. Câu chuyện của bà tôi. D. Tiếng suối chảy róc rách.
  4. Ví dụ : 1. Mùa xuân. Cây cối đâm chồi nẩy lộc. 2. Mùa xuân, cây cối đâm chồi nẩy lộc. Em có nhận xét gì về hai cụm từ mùa xuân trong hai ví dụ trên?
  5. ◼ PHÂN MÔN : TIẾNG VIỆT TUẦN : 22 - TIẾT : 86 ◼ BÀI : THÊM TRẠNG NGỮ CHO CÂU
  6. I. Bài học : ◆ 1) Đặc điểm của trạng ngữ : ◆ Tìm hiểu : Ví dụ /SGK tr. 39 Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, người dân cày Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang, Tre ăn ở với người, đời đời, kiếp kiếp. [ ] Tre với người như thế đã mấy nghìn năm. Một thế kỉ “văn minh”, “khai hóa” của thực dân cũng không làm ra được một tấc sắt. Tre vẫn phải còn vất vả mãi với người. Cối xay tre, nặng nề quay, từ nghìn đời nay, xay nắm thóc. (Thép Mới) 1. Xác định trạng ngữ trong mỗi câu. 2. Về ý nghĩa, trạng ngữ có vai trò gì? 3. Về hình thức, trạng ngữ đứng ở vị trí nào trong câu và thường được nhận biết bằng dấu hiệu nào?
  7. 1. Trạng ngữ : Ví dụ /SGK tr. 39 Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, người dân cày Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang, Tre ăn ở với người, đời đời, kiếp kiếp. [ ] Tre với người như thế đã mấy nghìn năm. Một thế kỉ “văn minh”, “khai hóa” của thực dân cũng không làm ra được một tấc sắt. Tre vẫn phải còn vất vả mãi với người. Cối xay tre, nặng nề quay, từ nghìn đời nay, xay nắm thóc. (Thép Mới)
  8. 1. Trạng ngữ : Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, đời đời, kiếp kiếp. Từ nghìn đời nay. ◆ 2. Trạng ngữ có vai trò bổ sung ý nghĩa cho nòng cốt câu, giúp cho ý nghĩa của câu cụ thể hơn. ◆ Dưới bóng tre xanh -> Bổ sung thông tin về địa điểm. ◆ Đã từ lâu đời; đời đời, kiếp kiếp; từ nghìn đời nay -> Bổ sung thông tin về thời gian. ◆ 3. Trạng ngữ có thể đứng đầu câu, cuối câu, hay giữa câu và thường được nhận biết bằng một quãng ngắt hơi khi nói, dấu phẩy khi viết.
  9. Ví dụ/SGK/ tr. 39 Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, người dân cày Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang, Tre ăn ở với người, đời đời, kiếp kiếp. [ ] Tre với người như thế đã mấy nghìn năm. Một thế kỉ “văn minh”, “khai hóa’’ của thực dân cũng không làm ra được một tấc sắt. Tre vẫn phải còn vất vả mãi với người. Cối xay tre, nặng nề quay, từ nghìn đời nay, xay nắm thóc. (Thép Mới) Lệnh : HS chuyển vị trí của các trạng ngữ trong các câu trên sang những vị trí khác nhau.
  10. Ví dụ: (Sau khi chuyển vị trí các trạng ngữ) Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, người dân cày Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang, Tre ăn ở , đời đời, kiếp kiếp, với người. [ ] Tre với người như thế đã mấy nghìn năm. Một thế kỉ “văn minh”, “khai hóa” của thực dân cũng không làm ra được một tấc sắt. Tre vẫn phải còn vất vả mãi với người. Từ nghìn đời nay, cối xay tre nặng nề quay, xay nắm thóc. (Thép Mới)
  11. • Lệnh : HS đọc Ghi nhớ / SGK / tr.39.
  12. I. Bài học : 1) Đặc điểm của trạng ngữ : Ghi nhớ / SGK / tr.39
  13. II. Luyện tập : Bài tập 1 - 3 / SGK / tr.39-40. • 1. Xác định vai trò của các cụm từ mùa xuân: • (Hoạt động nhóm) • a) Mùa xuân1 của tôi – mùa xuân2 Bắc Việt, mùa xuân3 của Hà Nội – là mùa xuân4 có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh. (Vũ Bằng) • b) Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim ríu rít. (Vũ Tú Nam) • c) Tự nhiên như thế: ai cũng chuộng mùa xuân. (Vũ Bằng) • d) Mùa xuân! Mỗi khi họa mi tung ra những tiếng hót vang lừng, mọi vật như có sự đổi thay kì diệu. (Võ Quảng)
  14. Giải bài tập 1/SGK/tr.39-40: ⚫ a) Mùa xuân1,2,3: Chủ ngữ ⚫ Mùa xuân4 : Vị ngữ ⚫ b) Mùa xuân : Trạng ngữ ⚫ c) Mùa xuân : Bổ ngữ ⚫ d) Mùa xuân! : Câu đặc biệt
  15. 2. Xác định và phân loại các trạng ngữ :(+ Bài tập 3a)/SGK/tr.40 (Hoạt động nhóm) ◼ a) Cơn gió mùa hạ lướt qua vừng sen trên hồ, nhuần thấm cái hương thơm của lá, như báo trước mùa về của một thức quà thanh nhã và tinh khiết. Các bạn có ngửi thấy, khi đi qua những cánh đồng xanh, mà hạt thóc nếp đầu tiên làm trĩu thân lúa còn tươi, ngửi thấy cái mùi thơm mát của bông lúa non không? Trong cái vỏ xanh kia, có một giọt sữa trắng thơm, phảng phất hương vị ngàn hoa cỏ. Dưới ánh nắng,giọt sữa dân dần đông lại, bông lúa ngày càng cong xuống, nặng vì cái chất quý trong sạch của Trời. (Thạch Lam) b) Chúng ta có thể khẳng định rằng: cấu tạo của tiếng Việt, với khả năng thích ứng với hoàn cảnh và lịch sử như chúng ta vừa nói trên đây, là một chứng cớ khá rõ về sức sống của nó. (Đặng Thai Mai)
  16. Giải bài tập 2/SGK/tr.40: ⚫ a) - Khi đi qua những cánh đồng xanh -> Trạng ngữ chỉ thời gian. ⚫ - Trong cái vỏ xanh kia, dưới ánh nắng -> Trạng ngữ chỉ địa điểm / nơi chốn. ⚫ b) Với khả năng thích ứng với hoàn cảnh và lịch sử như chúng ta vừa nói trên đây -> Trạng ngữ cách thức.
  17. Hoạt động cá nhân: ⚫Bài tập 3 b/SGK/tr.40 ⚫ HS kể thêm các loại trạng ngữ khác và cho ví dụ minh họa.
  18. Bổ sung: ▪ 1. Trạng ngữ chỉ mục đích. ▪ Ví dụ: Để trở thành học sinh giỏi, em phải cố gắng thật nhiều. ▪ 2. Trạng ngữ chỉ nguyên nhân. ▪ Ví dụ: Vì ốm, bạn ấy nghỉ học. ▪ 3. Trạng ngữ chỉ phương tiện. ▪ Ví dụ: Hằng ngày, bạn ấy đến trường, bằng xe đạp.
  19. I. Bài học : • 1) Đặc điểm của trạng ngữ : Ghi nhớ / SGK / tr.39 II. Luyện tập : Bài tập 1 - 3 / SGK / tr.39-40.
  20. Khắc sâu kiến thức: 1. Trạng ngữ là gì? A. Là thành phần chính của câu B. Là thành phần phụ của câu C. Là biện pháp tu từ trong câu D. Là một trong số các từ loại của tiếng Việt 2. Có thể phân loại trạng ngữ theo cơ sở nào? A. Theo các nội dung mà chúng biểu thị B. Theo vị trí của chúng trong câu C. Theo thành phần chính nào mà chúng đứng liền trước hoặc liền sau D. Theo mục đích nói của câu
  21. Củng cố kiến thức: • 3. Tìm trạng ngữ và chỉ rõ ý nghĩa của trạng ngữ trong các câu văn sau: • a) Hôm sau, mới tờ mờ sáng, Sơn Tinh đã đem đầy đủ lễ vật đến rước Mị Nương về núi. (Sơn Tinh, Thủy Tinh) • b) Mấy hôm nọ, trời mưa lớn, trên những hồ ao quanh bãi trước mặt, nước dâng trắng mênh mông. (Tô Hoài) • c) Chốc chốc, ngước mắt khỏi trang giấy, tôi thấy thầy Ha-men đứng lặng im trên bục giảng và đăm đăm nhìn những đồ vật quanh mình như muốn mang theo trong ánh mắt toàn bộ ngôi trường nhỏ bé của thầy (An-phông-xơ Đô-đê).
  22. Trạng ngữ: • 3. a) Hôm sau, mới tờ mờ sáng, Sơn Tinh đã đem dầy đủ lễ vật đến rước Mị Nương về núi. (Sơn Tinh, Thủy Tinh) • b) Mấy hôm nọ, trời mưa lớn, trên những hồ ao quanh bãi trước mặt, nước dâng trắng mênh mông. (Tô Hoài) • c) Chốc chốc, ngước mắt khỏi trang giấy, tôi thấy thầy Ha-men đứng lặng im trên bục giảng và đăm đăm nhìn những đồ vật quanh mình như muốn mang theo trong ánh mắt toàn bộ ngôi trường nhỏ bé của thầy (An-phông-xơ Đô-đê).
  23. Trả lời: Ý nghĩa của các trạng ngữ: • 3. a) Hôm sau, tờ mờ sáng: trạng ngữ chỉ thời gian • b) Mấy hôm nọ : trạng ngữ chỉ thời gian • Trời mưa lớn: trạng ngữ chỉ nguyên nhân • Trên những hồ ao quanh bãi trước mặt: trạng ngữ chỉ địa điểm • c) Chốc chốc: trạng ngữ chỉ thời gian • Ngước mắt khỏi trang giấy: trạng ngữ chỉ cách thức
  24. Tiếng Việt - Tiết 86 Bài : THÊM TRẠNG NGỮ CHO CÂU I. Bài học : •1) Đặc điểm của trạng ngữ : Ghi nhớ / SGK / tr.39 II. Luyện tập : Bài tập 1 - 3 / SGK / tr.39-40.
  25. Dặn dò : Về nhà: + Học thuộc Ghi nhớ. + Xem lại các Bài tập đã làm. + Làm Bài tập 4 / Sách Bài tập Ngữ văn 7 / tr.24. Chuẩn bị bài mới: + Đọc kĩ bài : Tìm hiểu chung về phép lập luận chứng minh / SGK / tr.41-44 (Trả lời các câu hỏi và làm bài tập / cá nhân, nhóm). + Chuẩn bị ý kiến để trả lời.
  26. TẠM BIỆT CÁC EM!