Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Bài 19: Luyện tập cách làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống - Trường THCS Bồ Đề

ppt 9 trang thuongdo99 4760
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Bài 19: Luyện tập cách làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống - Trường THCS Bồ Đề", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_ngu_van_lop_9_bai_19_luyen_tap_cach_lam_bai_nghi_l.ppt

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Bài 19: Luyện tập cách làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống - Trường THCS Bồ Đề

  1. NHÓM 1 + 3
  2. Đề 3: Trò chơi điện tử là món tiêu khiển hấp dẫn. Nhiều bạn vì mải chơi mà sao nhãng học tạp và còn phạm những sai lầm khác. Hãy nêu ý kiến của em về hiện tượng đó.
  3. SỰ VIỆC HIỆN TƯỢNG YÊU CẦU LÀM BÀI Trò chơi điện tử hấp dẫn Nêu ý kiến của em về hiện nhưng cũng có nhiều tác tượng đó. hại.
  4. LẬP DÀN Ý CHO ĐỀ 3 A. Mở bài: - Thời đại công nghệ thông tin đang ngày càng phát triển, tuổi thơ hôm nay đã dần xa rời các trò chơi dân gian quen thuộc và bổ ích như nhảy dây, bịt mắt bắt dê, ô ăn quan mà thay vào đó là việc chơi trò chơi điện tử trên mấy tính. - Có nhiều bạn vì mải chơi trò chơi này mà sao nhãng việc học tập và còn phạm nhiều sai lầm khác. - Vậy, chúng ta suy nghĩ như thế nào về hiện tượng này? B. Thân bài: 1.Khái quát ( Dẫn dắt vào vấn đề): - Trò chơi điện tử vốn là một trò giải trí lành mạnh song hiện tượng đam mê trò chơi này mà sao nhãng học hành và gây nhiều hậu quả tại hại đã trở thành một vấn đề bận tâm của gia đình, nhà trường và toàn xã hội. 2. Giải thích “Trò chơi điện tử” là gì? - Một nhà tâm lý Mỹ đã đưa ra định nghĩa: “Trò chơi điện tử là trò chơi mà hành động trong đó cần công nghệ thông tin điều khiển”. - Hiểu một cách đơn giản, trò chơi điện tử là những trò chơi được chơi trên thiết bị điện tử ( thường được gọi là game).
  5. LẬP DÀN Ý CHO ĐỀ 3 A. Mở bài: B. Thân bài: 1.Khái quát ( Dẫn dắt vào vấn đề): 2. Giải thích “Trò chơi điện tử” là gì? 3.Phân tích, chứng minh để làm rõ vấn đề nghị luận: a. Liên hệ thực tế, chỉ ra biểu hiện: - Ta có thể bắt gặp những quán điện tử ở bất cứ nơi đâu, từ các thành thị đến các nẻo đường thôn xóm ngõ ở nông thôn. - Có thể thấy rằng, số lượng của hàng dịch vụ của trò chơi này ngày càng một gia tăng, mọc lên như nấm sau cơn mưa. - Món tiêu khiển hấp dẫn đó đã thu hút rất nhiều đối tượng, mọi lứa tuổi, đặc biệt là học sinh ở độ tuổi mới lớn, ưa thích khám phá cái mới. - Nhiều bạn học sinh ngồi hàng giờ, hàng ngày trước màn hình máy tính, mê mẩn với những trò chơi trên máy mà quên cả học hành. - Hiện tượng đi sớm về muộn, té ngang, tạp ngửa vì “nghiện” game của một bộ phận học sinh đã chẳng còn xa lạ nữa. - Điều đó, đã khiến nhiều bạn vì mải chơi mà sao nhãng học tập và còn phạm nhiều sai lầm khác nữa.
  6. LẬP DÀN Ý CHO ĐỀ 3 A. Mở bài: B. Thân bài: 1.Khái quát ( Dẫn dắt vào vấn đề): 2. Giải thích “Trò chơi điện tử” là gì? 3.Phân tích, chứng minh để làm rõ vấn đề nghị luận: b, Nguyên nhân: - Trò chơi điện tử là một món tiêu khiến hấp dẫn, người chơi dễ bị cuốn hút, mê mải không làm chủ bản thân mình: + Thật vậy, trò chơi điện tử hiện nay đang thu hút mọi người bởi tính đa dạng và phong phú của nó. + Đây là một thú vui tiêu khiển rẻ tiền, dễ chơi với những âm thanh được đồ họa rất sống động, bắt mắt, mới lạ, hợp với tính cách của giới trẻ. Càng chơi, các bạn càng thích thú hơn, càng tò mò hơn, và càng thõa mãn tính hiếu thắng khi chơi thắng một trò chơi nào đó, rất phù hợp với tâm lí tuổi mới lớn, ưa khám phá, thích thú trước những điều mới lạ. + Không những thế, ngoài mục đích chính là để giải trí, nó còn giúp ta mở rộng quen biết với mọi người bởi tính cộng đồng của trò chơi điện tử rất cao, nhất là các trò chơi trực tuyến. - Nhưng cũng không thể phủ nhận một phần nguyên nhân là do bản thân chưa có ý thức tự giác, mà còn mải chơi; do gia đình, bố mẹ còn lỏng lẻo trong việc quản lí con cái
  7. LẬP DÀN Ý CHO ĐỀ 3 A. Mở bài: B. Thân bài: 1.Khái quát ( Dẫn dắt vào vấn đề): 2. Giải thích “Trò chơi điện tử” là gì? 3.Phân tích, chứng minh để làm rõ vấn đề nghị luận: c. Phân tích mặt lợi và mặt hại của trò chơi điện tử: - Trò chơi điện tử giúp con người rèn luyện tư duy, nhạy bén, nhanh tay, nhanh mắt, xử lí các tình huống một cách sáng tạo và khéo léo. - Một số trò chơi điện tử du nhập từ nước ngoài vào, do đó khi chơi chúng sẽ giúp ta trau dồi vốn từ tiếng Anh của mình, mở rộng hiểu biết. - Đồng thời ,cũng giúp chúng ta thư dãn sau những giờ làm việc mệt mỏi, căng thẳng. - Nhưng bị cuốn hút vào nó thì tác hại sẽ khôn lường: + Chơi nhiều trò chơi điện tử, tốn thời gian dễ khiến học sinh sao nhãng việc học tập, dẫn đến kết quả thấp kém,cho nên trốn học, bỏ học. + Ham chơi điện tử có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người. Hiện thực cho thấy, ngồi trước màn hình máy tính nhiều sẽ dẫn đến cận thị, đầu óc mệt mỏi. + Chơi game nhiều, sống với thế giới ảo sẽ làm đầu óc trên nên mụ mẫm, thiếu vốn sống thực tế. + Nói về vấn đề kinh tế, trò chơi điện tử có tác hại vô cùng ngay cả với gia đình có kinh tế khá giả. Khi quá đam mê, không có tiền, người chơi sẽ nói dối bộ mẹ, trộm cắp vặt + Bị ảnh hưởng bởi những nội dung không lành mạnh hoặc bị bạn bè xấu rủ rê, lôi kéo dễ mắc vào các tệ nạn xã hội. ( Nêu một vài dẫn chứng cụ thể).
  8. LẬP DÀN Ý CHO ĐỀ 3 A. Mở bài: B. Thân bài: 1.Khái quát ( Dẫn dắt vào vấn đề): 2. Giải thích “Trò chơi điện tử” là gì? 3.Phân tích, chứng minh để làm rõ vấn đề nghị luận: 4. Đánh giá, bình luận: - Việc mải chơi điện tử rất nguy hại với lứa tuổi học sinh. Vì vậy: + Mỗi học sinh cần phải tự giác thực hiện qui định thời gian, không ảnh hưởng đến học tập. + Các bậc phụ huynh cần quản lí con em mình chặt chẽ. + Nhà trường và các tổ chức xã hội cần tổ chức các sân chơi bổ ích và lành mạnh. + Các cơ quan chức năng cũng cần quản lí và kiểm soát chặt chẽ các dịch vụ điện tử, cần có hình thức xử phạt nghiêm đối với các đối tượng vi phạm. C. Kết bài: - Hơn ai hết, bản thân mỗi bạn trẻ cần ý thức rõ ràng những mặt lợi, mặt hại của trò chơi điện tử để tự điều chỉnh mình, tự rèn luyện ý thức tự giác. - Chỉ nên xem đây là thú tiêu khiển mang tính giải trí để không quá lạm dụng nó, phụ thuộc vào nó.
  9. CẢM ƠN CÔ VÀ CÁC BẠN ĐÃ LẮNG NGHE!