Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Chủ đề: Phân tích ý nghĩa chi tiết, hình ảnh đặc sắc và nhan đề các tác phẩm truyện hiện đại Việt Nam - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Phúc Lợi

pptx 22 trang thuongdo99 2810
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Chủ đề: Phân tích ý nghĩa chi tiết, hình ảnh đặc sắc và nhan đề các tác phẩm truyện hiện đại Việt Nam - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Phúc Lợi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_lop_9_chu_de_phan_tich_y_nghia_chi_tiet_hi.pptx

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Chủ đề: Phân tích ý nghĩa chi tiết, hình ảnh đặc sắc và nhan đề các tác phẩm truyện hiện đại Việt Nam - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Phúc Lợi

  1. CÂU HỎI LIÊN QUAN ĐẾN CHI TIẾT, HÌNH ẢNH Năm 2007- 2008: (?) Trong “ Chuyện người con gái Nam Xương”, lúc vắng chồng, Vũ Nương hay đùa con, chỉ vào bóng mình mà bảo là cha Đản. Chi tiết đó đã nói lên điều gì ở nhân vật này? Việc tác giả đưa vào cuối truyện yếu tố kì ảo nói về sự trở về chốc lát của Vũ Nương có làm cho tính bi kịch của tác phẩm mất đi không? Vì sao? ( 2 điểm) Năm 2009- 2010 : (?) Trong câu thơ trên, từ “ lộc” được hiểu như thế nào? Theo em, vì sao hình ảnh người cầm súng lại được tác giả miêu tả: Lộc giắt đầy trên lưng? ( 1 điểm) Năm 2013- 2014 : (?) Nốt trầm trong bài thơ có nét riêng gì? Điều đó góp phần thể hiện ước nguyện nào của tác giả? (1điểm)
  2. CÂU HỎI LIÊN QUAN ĐẾN NHAN ĐỀ TÁC PHẨM Năm 2007- 2008: (?) Giải thích nhan đề “ Truyền kì mạn lục”? (1điểm) Năm 2008- 2009: (?) Từ “ đồng chí” nghĩa là gì? Theo em, vì sao tác giả lại đặt tên bài thơ của mình là “ đồng chí”? ( 1,5 điểm) Năm 2012- 2013 : (?) Trong nhan đề “ Lặng lẽ Sa Pa”, tác giả đã sắp xếp các từ khác với trật tự thông thường như thế nào? Cách sắp xếp ấy có dụng ý gì trong việc thể hiện chủ đề của truyện ngắn? (1 điểm) Năm 2013- 2014 : (?) Nhan đề “ Mùa xuân nho nhỏ” được cấu tạo bởi những từ loại nào? Việc kết hợp các từ loại ấy có tác dụng gì? (1 điểm)
  3. RÈN KỸ NĂNG LÀM DẠNG BÀI PHÂN TÍCH Ý NGHĨA CHI TIẾT, HÌNH ẢNH ĐẶC SẮC VÀ NHAN ĐỀ CÁC TÁC PHẨM TRUYỆN HIỆN ĐẠI VIỆT NAM
  4. (?) Liệt kê chi tiết, hình ảnh đặc sắc trong các văn bản truyện ngắn hiện đại Việt Nam đã học ở chương trình Ngữ văn lớp 9? * Thời gian: 2 phút. * Hình thức : - Thảo luận nhóm 4 HS - Đại diện nhóm trình bày kết quả THỜIHẾT302928272625242322212019181716151413121110090807060504030201 GIANGIỜ
  5. Phần I ( 4 điểm): Cho đoạn văn: “ Một ấn tượng hàm ơn khó tả dạt lên trong lòng cô gái. Không phải chỉ vì bó hoa rất to sẽ đi theo cô trong chuyến đi thứ nhất ra đời. Mà vì một bó hoa nào khác nữa, bó hoa của những háo hức và mơ mộng ngẫu nhiên anh cho thêm cô. Và vì một cái gì đó nữa mà lúc này cô chưa kịp nghĩ kĩ.” Câu 1: Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào? Của ai? Nêu hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm ấy? (1điểm) Câu 2: Trong đoạn văn trên, tác giả có sử dụng một hình ảnh đẹp, giàu ý nghĩa. Hãy chỉ ra và phân tích hình ảnh đó. (1điểm) Câu 3:. Từ đoạn văn trên và những hiểu biết xã hội, em hãy trình bày suy nghĩ của em ( khoảng 2/3 trang giấy thi) về lý tưởng sống của thanh niên hiện nay. ( 2 điểm)
  6. Cho đoạn văn: “ Một ấn tượng hàm ơn khó tả dạt lên trong lòng cô gái. Không phải chỉ vì bó hoa rất to sẽ đi theo cô trong chuyến đi thứ nhất ra đời. Mà vì một bó hoa nào khác nữa, bó hoa của những háo hức và mơ mộng ngẫu nhiên anh cho thêm cô. Và vì một cái gì đó nữa mà lúc này cô chưa kịp nghĩ kĩ.” 2. Trong đoạn văn trên, tác giả có sử dụng một hình ảnh đẹp,giàu ý nghĩa. Hãy chỉ ra và phân tích hình ảnh đó. (1điểm)
  7. Xác định chi tiết, hình ảnh ( đó là chi tiết, hình ảnh nào; vị trí; số lần xuất hiện trong tác phẩm ) Phân tích chi tiết, hình ảnh đặc sắc Phân tích ý nghĩa của chi tiết, hình ảnh
  8. Bài 1: Cho đoạn văn: “ Một ấn tượng hàm ơn khó tả dạt lên trong lòng cô gái. Không phải chỉ vì bó hoa rất to sẽ đi theo cô trong chuyến đi thứ nhất ra đời. Mà vì một bó hoa nào khác nữa, bó hoa của những háo hức và mơ mộng ngẫu nhiên anh cho thêm cô. Và vì một cái gì đó nữa mà lúc này cô chưa kịp nghĩ kĩ.” Trong đoạn văn trên, tác giả có sử dụng một hình ảnh đẹp,giàu ý nghĩa. Hãy chỉ ra và phân tích hình ảnh đó. (1điểm) - Thời gian: 4 phút - Hình thức: làm việc cá nhân ( Phiếu BT)
  9. Các lỗi thường gặp Lỗi Cách sửa - Đọc kĩ để xác định đúng, đủ 1 - Thiếu yêu cầu của các yêu cầu của đề bài. đề bài. - Kiểm tra lại bài sau khi đã làm xong. - Thiếu ý trong câu - Ôn tập kĩ để nắm được đầy 2 trả lời. đủ, chính xác các kiến thức.
  10. Bài 2: “ Vết thẹo” trong truyện ngắn “ Chiếc lược ngà” của nhà văn Nguyễn Quang Sáng là một chi tiết đặc sắc. Em hãy phân tích ý nghĩa chi tiết ấy.
  11. - Chi tiết “vết thẹo” xuất hiện 3 lần: lần 1, phút đầu bé Thu gặp ba; lần 2, qua cuộc trò chuyện với bà ngoại; lần 3, Thu nhận ra ba, hôn cùng khắp, hôn cả vết thẹo. - Là chi tiết vừa thắt nút truyện, lại vừa mở nút truyện. + Chỉ vì vết thẹo mà bé Thu không nhận ra ba, đối xử với ba một cách lạnh lùng, cự tuyệt. + Khi được bà ngoại giải thích về vết thẹo trên gương mặt ba, mối nghi ngờ của bé Thu về ông Sáu đã được giải tỏa, khiến bé Thu nhận ra ba. + Khi nhận ra ba, tình cảm, thái độ của em đã thay đổi hoàn toàn. => Như vậy, chi tiết vết thẹo đã tạo nên kịch tính, sức hấp dẫn, lôi cuốn của tác phẩm.
  12. Phần II ( 4 điểm): Dưới đây là một đoạn văn trích trong tác phẩm “ Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê: Chúng tôi có ba người. Ba cô gái. Chúng tôi ở trong một cái hang dưới chân cao điểm. Con đường qua trước hang, kéo lên đồi, đi đến đâu đó, xa! Đường bị đánh lở loét, màu đất đỏ, trắng lẫn lộn. Hai bên đường không có lá xanh. Chỉ có những thân cây bị tước khô cháy. Những cây nhiều rễ nằm lăn lóc. Những tảng đá to. Một vài cái thùng xăng hoặc thành ô tô méo mó, han gỉ nằm trong đất. (Ngữ văn 9, tập 2, tr 113-144) Câu 1: “Chúng tôi” ở đây là những ai? Đoạn văn giới thiệu trên đã hé mở những gì về cuộc sống và công việc của họ? ( 1 điểm) Câu 2: “ Những ngôi sao xa xôi” là một truyện ngắn tiêu biểu viết về thế hệ trẻ Việt Nam trong thời kì kháng chiến chống Mĩ. Em hãy phân tích ý nghĩa nhan đề của tác phẩm. ( 1 điểm) Câu 3: Từ tác phẩm trên và những hiểu biết xã hội, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 2/3 trang giấy thi) trình bày suy nghĩ về lòng dũng cảm của tuổi trẻ trong thời đại ngày nay. ( 2 điểm)
  13. Phân tích ý nghĩa nhan đề - Bước 1: Nhận xét chung về nhan đề (cấu tạo, từ loại, biện pháp tu từ, đảo trật tự từ, ) - Bước 2: Phân tích ý nghĩa của nhan đề - Bước 3: Mối quan hệ giữa nhan đề với việc thể hiện tư tưởng, chủ đề của tác phẩm.
  14. Bài 3: “ Những ngôi sao xa xôi” là một truyện ngắn tiêu biểu viết về thế hệ trẻ Việt Nam trong thời kì kháng chiến chống Mĩ. Em hãy phân tích ý nghĩa nhan đề của tác phẩm.
  15. Ý nghĩa nhan đề “Những ngôi sao xa xôi” * Nhận xét chung: là một cụm danh từ * Ý nghĩa: -Nghĩa thực: hình ảnh ngôi sao trên bầu trời thành phố trong kí ức của Phương Định -Nghĩa biểu tượng: + Vẻ đẹp tâm hồn của ba cô gái thanh niên xung phong. + Vẻ đẹp ấy âm thầm tỏa sáng như những vì sao phía trời xa luôn lấp lánh. * Mối quan hệ trong việc thể hiện tư tưởng, chủ đề : - Ca ngợi vẻ đẹp của những cô gái TNXP. - Ca ngợi chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam thời chống Mỹ.
  16. Một số lưu ý: -Trình bày theo đoạn ( chuỗi câu): + Đúng hình thức đoạn văn. + Lời văn trôi chảy, rành mạch. - Trình bày theo ý: mỗi ý diễn đạt thành câu văn trọn vẹn ( hình thức và nội dung).
  17. Bài 4: Trong nhan đề “ Lặng lẽ Sa Pa”, tác giả đã sắp xếp các từ khác với trật tự thông thường như thế nào? Cách sắp xếp ấy có dụng ý gì trong việc thể hiện chủ đề của truyện ngắn? ( 1 điểm) ( Đề thi vào lớp 10 THPT- Năm 2012- 2013)
  18. Trong nhan đề “ Lặng lẽ Sa Pa”, tác giả đã sắp xếp các từ khác với trật tự thông thường như thế nào? Cách sắp xếp ấy có dụng ý gì trong việc thể hiện chủ đề của truyện ngắn? ( 1 điểm) ( Đề thi vào lớp 10 THPT- Năm 2012- 2013)
  19. * Nhan đề là một cụm từ đảo trật tự cú pháp: tính từ “lặng lẽ” đảo lên trước danh từ “Sa Pa”. * Cách viết như vậy thể hiện dụng ý của tác giả: - Làm nổi bật đặc điểm riêng của Sa Pa: + Sự lặng lẽ của thiên nhiên. + Sự cống hiến âm thầm, lặng lẽ của những con người nơi đây. - Làm nổi bật chủ đề, tư tưởng của tác phẩm: Ca ngợi sự cống hiến, hi sinh thầm lặng của những con người ngày đêm bảo vệ, xây dựng đất nước.
  20. CỦNG CỐ
  21. Dạng 1: Phân tích ý nghĩa chi tiết, hình ảnh đặc sắc: - Bước 1: Xác định chi tiết, hình ảnh ( vị trí, số lần xuất hiện trong tác phẩm ) - Bước 2: Phân tích ý nghĩa chi tiết, hình ảnh đó. Dạng 2:Phân tích ý nghĩa nhan đề tác phẩm: - Bước 1: Nhận xét chung về nhan đề (cấu tạo, từ loại, biện pháp tu từ, đảo trật tự từ, ) - Bước 2: Phân tích ý nghĩa của nhan đề - Bước 3: Mối quan hệ giữa nhan đề với việc thể hiện tư tưởng, chủ đề của tác phẩm.