Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 100, Bài 25: Viết đoạn văn trình bày luận điểm - Trường THCS Bồ Đề

ppt 10 trang thuongdo99 4630
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 100, Bài 25: Viết đoạn văn trình bày luận điểm - Trường THCS Bồ Đề", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_ngu_van_lop_9_tiet_100_bai_25_viet_doan_van_trinh.ppt

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 100, Bài 25: Viết đoạn văn trình bày luận điểm - Trường THCS Bồ Đề

  1. Trường THCS Bồ Đề Môn: Văn
  2. Tiết 100: VIÕT ĐO¹N V¡N TRÌNH BµY LUËN ĐIÓM
  3. Huống gì thành Đại La, kinh đô cũ của Cao Vương: Ở vào nơi trung tâm trời đất; được cái thế rồng cuộn hổ ngồi. Đã đúng ngôi nam bắc đông tây; lại tiện hướng nhìn sông dựa núi. Địa thế rộng mà bằng; đất đai cao mà thoáng. Dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ ngập lụt; muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi. Xem khắp đất Việt ta, chỉ nơi này là thắng địa. Thật là chốn tụ hội trọng yếu của bốn phương đất nước; cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời. (Lí Công Uẩn – Chiếu dời đô) CâuEm hãychủ tìmđề đượccâu chủ đặt đề ở vịcuối(nêu trí đoạn. luậnnào trong điểm)Đoạn đoạn? trongvăn được đoạn trình văn? Vaibày tròtheo của cách các nào? câu trước đó?
  4. Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước. Từ các cụ già tóc bạc đến các cháu nhi đồng trẻ thơ, từ những kiều bào ở nước ngoài đến những đồng bào ở vùng tạm bị chiếm, từ nhân dân miền ngược đến miền xuôi, ai cũng một lòng nồng nàn yêu nước, ghét giặc. Từ những chiến sĩ ngoài mặt trận chịu đói mấy ngày để bám sát lấy giặc đặng tiêu diệt giặc, đến những công chức ở hậu phương nhịn ăn để ủng hộ bộ đội, từ những phụ nữ khuyên chồng con đi tòng quân mà mình thì xung phong giúp việc vận tải, cho đến các bà mẹ chiến sĩ săn sóc yêu thương bộ đội như con đẻ của mình. Từ những nam nữ công nhân và nông dân thi đua tăng gia sản xuất, không quản khó nhọc để giúp một phần vào kháng chiến, cho đến những đồng bào điền chủ quyên đất ruộng cho Chính phủ, Những cử chỉ cao quý đó, tuy khác nhau nơi việc làm, nhưng đều giống nhau nơi lòng nồng nàn yêu nước. (Hồ Chí Minh – Tinh thần yêu nước của nhân dân ta) CâuEm hãychủ tìmđề đượccâu chủ đặt đề ở vịđầu(nêu trí đoạn. luậnnào trong điểm)Đoạn đoạn? văntrong được đoạn trình văn? Vaibày tròtheo của cách các nào? câusau đó?
  5. Ở màn đầu chương XIII, cảnh nhà vợ chồng địa chủ Nghị Quế, Ngô Tất Tố cho bưng vào đấy một cái rổ nhún nhín bốn chó con. [ ] Quái thay là Ngô Tất Tố. Mới xem, ai cũng thấy vợ chồng địa chủ cũng chỉ là như mọi người khác thích chó, yêu gia súc, tưởng người lành hoặc kẻ bất lương cũng không khác nhau gì lắm trong việc nuôi chó con. Thằng chồng le te cho chó ăn cơm, ôn tồn hỏi về chó, ròi xem tướng chó. Hắn sung sướng. Vợ hắn và hắn bù khú [ ] với nhau trên câu chuyện chó con. Ấy thế rồi là đùng đùng giở giọng chó má ngay với mẹ con chị Dậu đứng đấy. Đoạn này, khá lắm, bác Tố ạ! Cho thằng nhà giàu rước chó vào nhà,nhà, nó mới càng hiện chất chó đểu của giai cấp nó ra. (Hồ Chí Minh – Tinh thần yêu nước của nhân dân ta) NhậnXácĐểNhững làm địnhxét cụm sáng về luận từ mối tỏin điểm đậm choquan đượcluận và hệ cách xếpgiữađiểm, cạnhtrình luận tác nhau bàygiảcứ có1 đưađoạn vàlàm luậnra chovăn? những sựcứ 2. luậntrình bàycứ nào?luận điểm thêm chặt chẽ và hấp dẫn không? Vì sao?
  6. SƠ ĐỒ BÀI HỌC Viết đoạn văn trình bày luận điểm Có câu chủ đề Luận cứ Diễn đạt trong (nêu luận điểm) sắp xếp hợp lí sáng hấp dẫn
  7. LUYỆN TẬP Bài tập 1: Đọc hai câu văn sau và diễn đạt ý mỗi câu thành một luận điểm ngắn gọn, rõ. a) Trước hết là cần phải tránh cái lối viết “rau muống” nghĩa là lằng nhằng “trường giang đại hải”, làm cho người xem như là “chắt chắt vào rừng xanh”. (Hồ Chí Minh, Cách viết) Cần tránh lối viết dài dòng làm người đọc khó hiểu. b) Ngoài việc đam mê viết, cái thích thứ hai của Nguyên Hồng là được truyền nghề cho bạn trẻ. (Nguyễn Tuân) Nguyên Hồng thích truyền nghề cho bạn trẻ.
  8. Bài tập 2: Đoạn văn sau đây trình bày luận điểm gì và sử dụng các luận cứ nào? Hãy nhận xét về cách sắp xếp luận cứ và cách diễn đạt của đoạn văn. Tôi thấy Tế Hanh là một người tinh lắm. Tế Hanh đã ghi được đôi nét rất thần tình về cảnh sinh hoạt chốn quê hương. Người nghe thấy cả những điều không hình sắc, không thanh âm như “mảnh hồn làng” trên “cánh buồm giương”, như tiếng hát của hương đồng quyến rũ con đường quê nho nhỏ. Thơ Tế Hanh đưa ta vào một thế giới rất gần gũi thường ta chỉ thấy một cách mờ mờ, cái thế giới những tình cảm ta đã âm thầm trao cho cảnh vật: sự mỏi mệt say sưa của con thuyền những lúc trở về bến, nỗi khổ đau chất chứa trên toa tàu nặng trĩu, những vui buồn sầu tủi của một con đường. (Hoài Thanh, Thi nhân Việt Nam)
  9. Bài tập 4: Để làm sáng tỏ cho luận điểm “Văn giải thích cần phải viết cho dễ hiểu”, em sẽ đưa ra những luận cứ nào? Những luận cứ ấy được sắp xếp theo một trình tự như thế nào để tăng hiệu quả thuyết phục của đoạn văn? - Luận điểm: Văn giải thích cần phải viết cho dễ hiểu. - Luận cứ: + Văn giải thích được viết ra nhằm làm cho người đọc hiểu. + Giải thích càng khó hiểu, rắc rối người viết càng khó đạt được mục đích. + Vì vậy, văn giải thích cần phải được viết sao cho dễ hiểu. + Ngược lại, giải thích càng dễ hiểu thì người đọc càng dễ lĩnh hội, làm theo.
  10. Hướng dẫn hoạt động tiếp nối: 1. Học bài. 2. Bài tập về nhà: - Bài 3, 4 SGK. - Soạn “Bàn luận về phép học”.