Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 114+115: Văn bản Viếng Lăng Bác - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Thị Hồng Khanh

ppt 24 trang thuongdo99 4510
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 114+115: Văn bản Viếng Lăng Bác - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Thị Hồng Khanh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_ngu_van_lop_9_tiet_114115_van_ban_vieng_lang_bac_n.ppt

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 114+115: Văn bản Viếng Lăng Bác - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Thị Hồng Khanh

  1. I. Tìm hiểu chung : 1. Tác giả : - Viễn Phương (1928-2005) - Tên thật là Phan Thanh Viễn - Quê: An Giang - Ông là cây bút xuất hiện sớm nhất của lực lượng văn nghệ giải phóng miền Nam. - Thơ ông thường nhỏ nhẹ, giàu - Các tập thơ chính: tình cảm và thơ mộng. + Quê hương địa đạo + Mắt sáng học trò + Có đâu như ở miền Nam. + Như mây mùa xuân + Anh hùng gạt mìn
  2. 2. Tác phẩm: a. Hoàn cảnh sáng tác: - Bài thơ được sáng tác tháng 4 -1976, khi đất nước thống nhất, lăng Bác vừa khánh thành, Viễn Phương ra thăm miền Bắc, vào lăng viếng Bác Hồ. b. Xuất xứ: - In trong tập " Như mây mùa xuân"
  3. Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng. Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ. Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân
  4. Bác nằm trong giấc ngủ bình yên Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền Vẫn biết trời xanh là mãi mãi Mà sao nghe nhói ở trong tim ! Mai về miền Nam thương trào nước mắt Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.
  5. c. Mạch cảm xúc và bố cục: Mạch cảm xúc của bài thơ vận động theo trình tự cuộc vào lăng viếng Bác, thời gian kết hợp với không gian: từ bên ngoài -> vào trong lăng -> lúc ra về với diễn biến tâm trạng của tác giả
  6. Bố cục Cảm xúc của tác giả khi đứng Khổ thơ ngoài lăng đầu Cảm xúc trước cảnh đoàn người xếp hàng vào lăng viếng Bác Khổ thơ thứ 2 Cảm xúc của tác giả khi vào trong lăng Bác. Khổ thơ thứ 3 Tâm trạng và ước nguyện của tác giả khi ra về Khổ thơ cuối
  7. II. Tìm hiểu văn bản 1. Cảm xúc của nhà thơ trước cảnh vật quanh lăng Bác Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát Ôi! hàng tre xanh xanh Việt Nam Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng.
  8. Con ở miền Nam ra thăm lăng BácBác + Lối nói quen thuộc của người miền Nam + Thể hiện lòng tôn kính và tình cảm yêu thương, ruột thịt. + Gợi sự liên tưởng nhà thơ như người con ở xa, nay mới được trở về bên vị cha già của dân tộc.
  9. Con ở miền Nam ra thămthăm lăng Bác nghĩa đen, trang Viếng: là đến chia trọng khẳng định một buồn với thân nhân sự thật: Bác đã qua người đã chết. đời. nói giảm Bác như vẫn Thăm: là đến gặp gỡ, còn sống mãi trong chuyện trò với người lòng nhân dân Việt đang sống Nam
  10. Hình ảnh hàng tre Hình ảnh Hình ảnh thực: biểu tượng Hàng tre cho con bát ngát người, dân quanh tộc Việt lăng Bác Nam
  11. - Hình ảnh chứa nhiều lớp nghĩa: + “Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát” ->Hình ảnh tả thực, cảnh quen thuộc của làng quê, đất nước Việt Nam. + “Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam” -> Hình ảnh ẩn dụ “Hàng tre” kết hợp với câu cảm thán “Ôi!”: thể hiện niềm xúc động trào dâng xen lẫn tự hào về vẻ đẹp con người, đất nước Việt nam với sức sống bền bỉ, kiên cường. + “Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng: -> Thành ngữ “bão táp mưa sa”- ẩn dụ, nhân hóa “đứng thẳng hàng”: vẻ đẹp hiên ngang bất khuất vượt qua mọi gian khổ của con người Việt Nam.  Tre - biểu tượng vẻ đẹp thanh cao cho con người, cho dân tộc Việt Nam bất khuất, kiên cường.
  12. 2. Cảm xúc trước cảnh đoàn người vào lăng viếng Bác: Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ. Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân là hình ảnh thực Ẩn dụ Ngợi ca sự vĩ đại, công lao trời biển của Bác và sự kính trọng của nhà thơ đối với Bác.
  13. 2. Cảm xúc trước cảnh đoàn người vào lăng viếng Bác: Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng ThấyThấy một mặt trời trong lăng rất đỏđỏ. Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân Nhân hóa Cụm tính từ Ngợi ca, ngưỡng vọng trước sự vĩ đại, lớn lao của Bác
  14. 2. Cảm xúc trước cảnh đoàn người vào lăng viếng Bác Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ. Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân Điệp ngữ Nghĩa thực Hoán dụ Nghĩa ẩn dụ  Tình cảm thương nhớ, xót xa, tôn kính của toàn dân tộc đối với Bác.
  15. 3. Cảm xúc của tác giả khi ở lăng viếng Bác Bác nằm trong giấcgiấc ngủngủ bìnhbình yênyên Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền Vẫn biết trờitrời xanhxanh là mãi mãi Mà sao nghe nhói ở trong tim! Nói giảm, Vừa là hình ảnh tả thực vừa Ẩn dụ nói tránh mang ý nghĩa tượng trưng "Bác vẫn như Tâm hồn thanh cao, trong Bác còn sống mãi đang ngủ, gợi sáng của Người với non sông, đất sự gần gũi. nước Nỗi niềm đau đớn tiếc thương khôn nguôi trước sự ra đi của Bác
  16. 4. Tâm trạng và ước nguyện của tác giả khi ra về Mai về miền Nam thương trào nước mắt Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này. - " Thương trào "cảm xúc trào dâng, mãnh liệt, lưu luyến, bịn rịn không muốn xa nơi Bác nghỉ.
  17. 4. Tâm trạng và ước nguyện của tác giả khi ra về Mai về miền Nam thương trào nước mắt Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây MuốnMuốn làmlàm cây tre trung hiếu chốn này. Con chim hót Đoá hoa toả hương Liệt kê Điệp ngữ Ẩn dụ Muốn làm Cây tre trung hiếu Tâm trạng lưu luyến và ước nguyện chân thành của tác giả được sống mãi bên Bác, đi theo con đường mà Bác đã chọn. Hình ảnh “cây tre” xuất hiện khép lại bài thơ tạo kết cấu đầu cuối tương ứng, tình cảm bộc lộ trọn vẹn.
  18. III. Tổng kết: 1. Nội dung: Bài thơ “Viếng Lăng Bác” thể hiện lòng thành kính và xúc động sâu sắc của nhà thơ, của mọi người đối với Bác. 2. Nghệ thuật: Bài thơ có giọng điệu trang trọng và thiết tha, nhiều hình ảnh ẩn dụ đẹp, ngôn ngữ bình dị mà cô đúc.
  19. * Bài tập về nhà: 1. Học thuộc lòng bài thơ. 2. Hoàn thành phiếu bài tập.